- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 4,857
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
KẾ SÁCH GIÁO DỤC
(Bài viết đã được gửi cho báo Vietnamnet khoảng năm 2000)
Hiện trạng nền giáo dục Việt Nam
Cần phải nói thẳng ra rằng, nền giáo dục của chúng ta rất lạc hậu về mọi mặt, về phương pháp giảng dạy, về tổ chức hệ thống giáo dục...
Về triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục là kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục. Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay mang nặng tính giáo điều, không phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới, rất rối rắm và mơ hồ.
Về phương pháp giảng dạy
Có thể nói trong tất cả các bậc giáo dục của chúng ta hiện nay, phương pháp giảng dạy không những không khác gì so với thời các ông đồ nho gõ đầu trẻ, mà nhiều mặt còn kém hơn. Đó là phương pháp dạy thày là trung tâm trong đó thầy nói, trò nghe, nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách thụ động và triệt tiêu năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy chỉ tạo cho học sinh kiểu học vẹt học thuộc lòng không cần suy nghĩ sáng tạo gì cả. Kiến thức thì rộng bao la không thầy nào có thể truyền thụ nổi cho học sinh tất cả các kiến thức.
Cổ nhân có câu “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”. Học LỄ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, dường như nền giáo dục của ta chưa chú trọng đến vẫn đề này.
Jonh Locke, nhà Khai Sáng Người Anh thế kỷ XVI nói rằng:" Việc dạy kiến thức (văn, toán, lý, hóa..) chỉ là một phần rất nhỏ trong việc giáo dục một CON NGƯỜI". Thật đáng buồn trong nền giáo dục Việt Nam ta hiện nay phần dạy kiến thức này lại là phần chủ yếu và cũng thật đau lòng khi thấy một sinh viên đại học không biết cách viết một lá đơn xin phép nghỉ học CHO ĐÚNG VÀ ĐỦ!
Về mặt tổ chức
Các cơ sở giáo dục của chúng ta hiện nay chủ yếu là của Nhà nước, có một số cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng các cơ sở này rất còi cọc không phát triển được. Điều này chất gánh nặng lên ngân sách Nhà nước, Nhà nước không thể cấp đủ ngân sách cho giáo dục phát triển, và do Nhà nước đầu tư dàn trải nên các khoản đầu tư không hiệu quả.
Nguyên nhân của vấn đề này là về mặt luật pháp và chính sách chưa phù hợp nên không huy động được vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như luật giáo dục quy định việc tư nhân đầu tư vào vào giáo dục không được phép thu lợi nhuận, điều này là bất hợp lý vì nhà đầu tư khi đầu tư vào giáo dục cũng mong thu được lợi nhuận từ khoản vốn này. Hay như chưa có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng xây dựng trường sở, vay vốn ngân hàng với điều kiện ưu đãi, hay là các khoản thuế...
Nền giáo dục của chúng ta xa rời thực tiễn. Hàng năm, Bộ giáo dục tự đề ra chỉ tiêu tuyển sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chứ không phải xuất phát từ thực tế nhu cầu của xã hội.
Các trường đại học không liên kết được với các cơ sở nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp cũng không có cơ hội tiếp xúc với trường đại học để tham gia đào tạo và tuyển nhân viên.
Còn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không thể làm việc được ngay và cần phải đào tạo lại khoảng 1 năm mới có thể làm việc được.
Kế sách cho nền giáo dục Việt Nam
Để nền giáo dục Viêt Nam phát triển đúng hướng, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục.
Về triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục cần kết hợp tinh hoa của các nền giáo dục phương Đông và phương Tây.
Cha ông ta đã đề cao câu slogan mang tính nguyên tắc: “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”. Học lễ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, các kỹ năng mềm cần thiết trong suốt cuộc đời một con người, nhưng dường như nền giáo dục của ta hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhiều trường có treo câu này, nhưng chỉ mang tính hình thức hơn là để thực hiện.
Anhxtanh có nói: "Việc Nhà Nước can thiệp quá sâu vào giáo dục sẽ làm nô lệ hóa Công Dân của mình".
Do đó, theo thiển ý của tôi, hệ thống giáo dục Việc Nam cần phải xuyên suốt nguyên tắc: dạy lễ nghĩa, đạo đức trước, rồi sau đó dạy kiến thức kết hợp với kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, phát hiện và bồi dưỡng các môn năng khiếu, thể thao…. Trong đó viêc dạy kiến thức chỉ chiếm thời lượng vừa phải trong các hoạt động giáo dục ở các lớp dưới và tăng dần lên ở các lớp cuối bậc học phổ thông và chuyên nghiệp. Nhà Nước cần phải hạn chế việc can thiệp quá sâu vào giáo dục.
Về phương pháp giảng dạy
Cần phải chuyển từ thày là trung tâm sang trò là trung tâm. Như đã phân tích ở trên, điều quan trọng không phải nhồi kiến thức cho học sinh mà phải dạy cho các em phương pháp tư duy khoa học. Đấy là hành trang quan trọng cho các em học lên các cấp học cao hơn và bước vào đời.
Như vậy người thày từ vai trò là người cung cấp các kiến thức cho các em theo kiểu nhồi nhét phải chuyển hoá thành người truyền thụ phương pháp tư duy, hướng dẫn cho các em các thức tiếp nhận kiến thức và giáo dục các em cách đối nhân xử thế. Muốn làm được như vậy, phải dân chủ hoá quan hệ thầy trò, tất nhiên trò vẫn phải kính trọng thầy về mặt đạo đức.
Việc truyền đạt thông tin phải theo hai chiều, chiều từ thày đến học sinh, học sinh lắng nghe và phân tích điều thày nói và có nhận xét riêng đúng, sai. Ngược lại, chiều từ học sinh truyền thông đến thày, thày cũng phải lằng nghe trò và phân tích đúng sai trong quan điểm của trò cho học sinh thấy. Có như vậy, thày mới nắm được tư duy của trò và bằng kinh nghiệm của mình uốn nắn học sinh phương pháp tư duy đúng.
Muốn được như vậy người thày phải có đạo đức, được học trò kính trọng và có tâm huyết với nghề. Đây là một việc làm rất khó khăn vì thay đổi cả một nếp nghĩ đã hằn sâu qua bao thế kỷ. Vì vậy, cần phải đổi mới đào tạo ngay từ khâu đào tạo giáo viên, còn các giáo viên đang giảng dạy thì cần phải có kế hoạch đào tạo lại, việc này có thể tiến hành song song hoặc xen kẽ với việc giảng dạy.
Về tổ chức hệ thống giáo dục
Cần phải xã hội hoá công tác giáo dục để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục để thu lợi nhuận. Quan điểm của tôi cho rằng, thà rằng học phí cao mà thu được chất lượng giáo dục cao còn hơn là học phí thấp mà chất lượng kém. Các cơ sở tư nhân có học phí cao, nhưng chất lượng đào tạo tốt thì vẫn có nhiền người cho con mình vào học. Vấn đề này phải được cụ thể hoá bằng pháp luật, như luật coi việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư. Luật phải cụ thể hoá và minh bạch bằng các quy định ưu đãi như vẫn đề quyền sử dụng đất, quyền vay vốn dài hạn của ngân hàng với thuế suất thấp, quyền ưu tiên trong các khoản thuế và hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước...
Nhà nước cần phải nắm các Trường đào tạo giáo viên, các Trường cần phải có vốn đầu tư lớn như các trường đào tạo kỹ thuật, trường y dược, trường luật chẳng hạn, và các trường phổ thông danh tiếng để làm công tác định hướng cho các trường khác. Các cơ sở giáo dục còn lại đều được chuyển thành dạng như doanh nghiệp cổ phần, mọi người có vốn nhàn rỗi đề có thể đầu tư sinh lời. Như vậy có thể thu được được nguồn vốn đầu tư rất lớn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Đối với bậc học phổ thông, theo tôi nên quay về mô hình cũ đó là một năm học chữ và tiêng Việt (lớp vỡ lòng bắt đầu từ 6 tuổi). Sau đó bậc giáo dục phổ thông theo ba cấp từ lớp 1 đến lớp 4 là cấp 1 (tiểu học), từ lớp 5 đến lớp 8 là cấp 2 (phổ thông cơ sở), từ lớp 8 đến lớp 10 là cấp 3 (phổ thông trung học). Ở bậc học phổ thông, yêu cầu hàng đầu là phương pháp tư duy chứ không phải kiến thức thu được và kết hợp với rèn luyện thể chất.
Cấp tiểu học, các em chủ yếu học tiếng Việt, ngoại ngữ (với hình thức vừa học vừa chơi), toán các môn tự nhiên xã hội và các môn năng khiếu như nhạc, hoạ đồng thời kết hợp giáo dục thể chất.
Cấp trung học cơ sở các môn học là tiếng Việt, ngoại ngữ các môn khoa học tự nhiên và xã hội với mục đích để các em làm quen các môn khoa học này và chủ yếu là rèn luyện cách học và phương pháp tư duy, không nặng về kiểm tra kiến thức. Em nào có năng khiếu về môn nào thì tiếp tục học về môn đó.
Cấp phổ thông trung học, vẫn học các môn trên với mức độ cao hơn, các bài thi, kiểm tra vừa kiểm tra phương pháp tư duy, vừa kiểm tra các kiến thức thu được.
Sau khi học xong lớp 10, thì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Đề thi tốt nghiệp kiểm tra kiến thức phổ thông và có những câu hỏi để phân loại học sinh nhằm mục đích tuyển sinh đại học. Những học sinh đạt điểm cao được tuyển thẳng vào đại học, số còn lại vào các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề....
Bậc đại học nên áp dụng cách tuyển vào rộng nhưng đầu ra thì hẹp. Tức là điều kiện vào học đại học thì dễ dàng nhưng để qua được bậc đại học yêu cầu phải rất khắt khe. Điều này rất khó vì đòi hỏi những người giáo dục có tâm huyết, và cán bộ quản lý phải công tâm, và phải tránh được mọi tiêu cực. Phương pháp là thầy hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu.
Các trường đại học phải thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, với các doanh nghiệp. Sau khi học hết phần đại cương, sinh viên từ năm thứ ba trở đi được gửi đến các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để vừa học, vừa làm công tác nghiên cứu và tác nghiệp. Các trường cần phải đặt các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp. Các trường có thể ký hợp đồng tay ba: trường đại học, sinh viên và doanh nghiệp để đào tạo sinh viên từ năm thứ ba theo yêu cầu của doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp hỗ trợ kính phí đào tạo sinh viên, như vậy cả ba bên đều có lợi: sinh viên có động cơ để học tập, nhà trường có thêm kinh phí đào tạo và doanh nghiệp tuyển được nhân viên có chất lượng cao.
Trên đây là đôi điều suy nghĩ của tôi về nền giáo dục Việt Nam, mong các độc giả đọc và cho ý kiến
Nguồn Vietnamnet
O-O-O Thấy
(Bài viết đã được gửi cho báo Vietnamnet khoảng năm 2000)
Hiện trạng nền giáo dục Việt Nam
Cần phải nói thẳng ra rằng, nền giáo dục của chúng ta rất lạc hậu về mọi mặt, về phương pháp giảng dạy, về tổ chức hệ thống giáo dục...
Về triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục là kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục. Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay mang nặng tính giáo điều, không phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới, rất rối rắm và mơ hồ.
Về phương pháp giảng dạy
Có thể nói trong tất cả các bậc giáo dục của chúng ta hiện nay, phương pháp giảng dạy không những không khác gì so với thời các ông đồ nho gõ đầu trẻ, mà nhiều mặt còn kém hơn. Đó là phương pháp dạy thày là trung tâm trong đó thầy nói, trò nghe, nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách thụ động và triệt tiêu năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy chỉ tạo cho học sinh kiểu học vẹt học thuộc lòng không cần suy nghĩ sáng tạo gì cả. Kiến thức thì rộng bao la không thầy nào có thể truyền thụ nổi cho học sinh tất cả các kiến thức.
Cổ nhân có câu “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”. Học LỄ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, dường như nền giáo dục của ta chưa chú trọng đến vẫn đề này.
Jonh Locke, nhà Khai Sáng Người Anh thế kỷ XVI nói rằng:" Việc dạy kiến thức (văn, toán, lý, hóa..) chỉ là một phần rất nhỏ trong việc giáo dục một CON NGƯỜI". Thật đáng buồn trong nền giáo dục Việt Nam ta hiện nay phần dạy kiến thức này lại là phần chủ yếu và cũng thật đau lòng khi thấy một sinh viên đại học không biết cách viết một lá đơn xin phép nghỉ học CHO ĐÚNG VÀ ĐỦ!
Về mặt tổ chức
Các cơ sở giáo dục của chúng ta hiện nay chủ yếu là của Nhà nước, có một số cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng các cơ sở này rất còi cọc không phát triển được. Điều này chất gánh nặng lên ngân sách Nhà nước, Nhà nước không thể cấp đủ ngân sách cho giáo dục phát triển, và do Nhà nước đầu tư dàn trải nên các khoản đầu tư không hiệu quả.
Nguyên nhân của vấn đề này là về mặt luật pháp và chính sách chưa phù hợp nên không huy động được vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như luật giáo dục quy định việc tư nhân đầu tư vào vào giáo dục không được phép thu lợi nhuận, điều này là bất hợp lý vì nhà đầu tư khi đầu tư vào giáo dục cũng mong thu được lợi nhuận từ khoản vốn này. Hay như chưa có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng xây dựng trường sở, vay vốn ngân hàng với điều kiện ưu đãi, hay là các khoản thuế...
Nền giáo dục của chúng ta xa rời thực tiễn. Hàng năm, Bộ giáo dục tự đề ra chỉ tiêu tuyển sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chứ không phải xuất phát từ thực tế nhu cầu của xã hội.
Các trường đại học không liên kết được với các cơ sở nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp cũng không có cơ hội tiếp xúc với trường đại học để tham gia đào tạo và tuyển nhân viên.
Còn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không thể làm việc được ngay và cần phải đào tạo lại khoảng 1 năm mới có thể làm việc được.
Kế sách cho nền giáo dục Việt Nam
Để nền giáo dục Viêt Nam phát triển đúng hướng, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục.
Về triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục cần kết hợp tinh hoa của các nền giáo dục phương Đông và phương Tây.
Cha ông ta đã đề cao câu slogan mang tính nguyên tắc: “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”. Học lễ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, các kỹ năng mềm cần thiết trong suốt cuộc đời một con người, nhưng dường như nền giáo dục của ta hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhiều trường có treo câu này, nhưng chỉ mang tính hình thức hơn là để thực hiện.
Anhxtanh có nói: "Việc Nhà Nước can thiệp quá sâu vào giáo dục sẽ làm nô lệ hóa Công Dân của mình".
Do đó, theo thiển ý của tôi, hệ thống giáo dục Việc Nam cần phải xuyên suốt nguyên tắc: dạy lễ nghĩa, đạo đức trước, rồi sau đó dạy kiến thức kết hợp với kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, phát hiện và bồi dưỡng các môn năng khiếu, thể thao…. Trong đó viêc dạy kiến thức chỉ chiếm thời lượng vừa phải trong các hoạt động giáo dục ở các lớp dưới và tăng dần lên ở các lớp cuối bậc học phổ thông và chuyên nghiệp. Nhà Nước cần phải hạn chế việc can thiệp quá sâu vào giáo dục.
Về phương pháp giảng dạy
Cần phải chuyển từ thày là trung tâm sang trò là trung tâm. Như đã phân tích ở trên, điều quan trọng không phải nhồi kiến thức cho học sinh mà phải dạy cho các em phương pháp tư duy khoa học. Đấy là hành trang quan trọng cho các em học lên các cấp học cao hơn và bước vào đời.
Như vậy người thày từ vai trò là người cung cấp các kiến thức cho các em theo kiểu nhồi nhét phải chuyển hoá thành người truyền thụ phương pháp tư duy, hướng dẫn cho các em các thức tiếp nhận kiến thức và giáo dục các em cách đối nhân xử thế. Muốn làm được như vậy, phải dân chủ hoá quan hệ thầy trò, tất nhiên trò vẫn phải kính trọng thầy về mặt đạo đức.
Việc truyền đạt thông tin phải theo hai chiều, chiều từ thày đến học sinh, học sinh lắng nghe và phân tích điều thày nói và có nhận xét riêng đúng, sai. Ngược lại, chiều từ học sinh truyền thông đến thày, thày cũng phải lằng nghe trò và phân tích đúng sai trong quan điểm của trò cho học sinh thấy. Có như vậy, thày mới nắm được tư duy của trò và bằng kinh nghiệm của mình uốn nắn học sinh phương pháp tư duy đúng.
Muốn được như vậy người thày phải có đạo đức, được học trò kính trọng và có tâm huyết với nghề. Đây là một việc làm rất khó khăn vì thay đổi cả một nếp nghĩ đã hằn sâu qua bao thế kỷ. Vì vậy, cần phải đổi mới đào tạo ngay từ khâu đào tạo giáo viên, còn các giáo viên đang giảng dạy thì cần phải có kế hoạch đào tạo lại, việc này có thể tiến hành song song hoặc xen kẽ với việc giảng dạy.
Về tổ chức hệ thống giáo dục
Cần phải xã hội hoá công tác giáo dục để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục để thu lợi nhuận. Quan điểm của tôi cho rằng, thà rằng học phí cao mà thu được chất lượng giáo dục cao còn hơn là học phí thấp mà chất lượng kém. Các cơ sở tư nhân có học phí cao, nhưng chất lượng đào tạo tốt thì vẫn có nhiền người cho con mình vào học. Vấn đề này phải được cụ thể hoá bằng pháp luật, như luật coi việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư. Luật phải cụ thể hoá và minh bạch bằng các quy định ưu đãi như vẫn đề quyền sử dụng đất, quyền vay vốn dài hạn của ngân hàng với thuế suất thấp, quyền ưu tiên trong các khoản thuế và hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước...
Nhà nước cần phải nắm các Trường đào tạo giáo viên, các Trường cần phải có vốn đầu tư lớn như các trường đào tạo kỹ thuật, trường y dược, trường luật chẳng hạn, và các trường phổ thông danh tiếng để làm công tác định hướng cho các trường khác. Các cơ sở giáo dục còn lại đều được chuyển thành dạng như doanh nghiệp cổ phần, mọi người có vốn nhàn rỗi đề có thể đầu tư sinh lời. Như vậy có thể thu được được nguồn vốn đầu tư rất lớn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Đối với bậc học phổ thông, theo tôi nên quay về mô hình cũ đó là một năm học chữ và tiêng Việt (lớp vỡ lòng bắt đầu từ 6 tuổi). Sau đó bậc giáo dục phổ thông theo ba cấp từ lớp 1 đến lớp 4 là cấp 1 (tiểu học), từ lớp 5 đến lớp 8 là cấp 2 (phổ thông cơ sở), từ lớp 8 đến lớp 10 là cấp 3 (phổ thông trung học). Ở bậc học phổ thông, yêu cầu hàng đầu là phương pháp tư duy chứ không phải kiến thức thu được và kết hợp với rèn luyện thể chất.
Cấp tiểu học, các em chủ yếu học tiếng Việt, ngoại ngữ (với hình thức vừa học vừa chơi), toán các môn tự nhiên xã hội và các môn năng khiếu như nhạc, hoạ đồng thời kết hợp giáo dục thể chất.
Cấp trung học cơ sở các môn học là tiếng Việt, ngoại ngữ các môn khoa học tự nhiên và xã hội với mục đích để các em làm quen các môn khoa học này và chủ yếu là rèn luyện cách học và phương pháp tư duy, không nặng về kiểm tra kiến thức. Em nào có năng khiếu về môn nào thì tiếp tục học về môn đó.
Cấp phổ thông trung học, vẫn học các môn trên với mức độ cao hơn, các bài thi, kiểm tra vừa kiểm tra phương pháp tư duy, vừa kiểm tra các kiến thức thu được.
Sau khi học xong lớp 10, thì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Đề thi tốt nghiệp kiểm tra kiến thức phổ thông và có những câu hỏi để phân loại học sinh nhằm mục đích tuyển sinh đại học. Những học sinh đạt điểm cao được tuyển thẳng vào đại học, số còn lại vào các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề....
Bậc đại học nên áp dụng cách tuyển vào rộng nhưng đầu ra thì hẹp. Tức là điều kiện vào học đại học thì dễ dàng nhưng để qua được bậc đại học yêu cầu phải rất khắt khe. Điều này rất khó vì đòi hỏi những người giáo dục có tâm huyết, và cán bộ quản lý phải công tâm, và phải tránh được mọi tiêu cực. Phương pháp là thầy hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu.
Các trường đại học phải thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, với các doanh nghiệp. Sau khi học hết phần đại cương, sinh viên từ năm thứ ba trở đi được gửi đến các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để vừa học, vừa làm công tác nghiên cứu và tác nghiệp. Các trường cần phải đặt các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp. Các trường có thể ký hợp đồng tay ba: trường đại học, sinh viên và doanh nghiệp để đào tạo sinh viên từ năm thứ ba theo yêu cầu của doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp hỗ trợ kính phí đào tạo sinh viên, như vậy cả ba bên đều có lợi: sinh viên có động cơ để học tập, nhà trường có thêm kinh phí đào tạo và doanh nghiệp tuyển được nhân viên có chất lượng cao.
Trên đây là đôi điều suy nghĩ của tôi về nền giáo dục Việt Nam, mong các độc giả đọc và cho ý kiến
Nguồn Vietnamnet
O-O-O Thấy
Chỉnh sửa cuối: