[Thảo luận] Kẻ các làn xe Mini để "lưu thông tách biệt - Một giải pháp tách riêng xe mô tô và ô tô

Jinzin

Xe điện
Biển số
OF-198975
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
2,955
Động cơ
1,365,491 Mã lực
Nơi ở
38,686,868 Mã lực
Phân làn được như cụ sgb345 đề xuất thì tốt quá, nhưng trong nội thành có khá nhiều giao cắt nên cũng ko tránh khỏi việc các phương tiện chuyển làn liên tục. Đi theo phân làn phương tiện chỉ được 1 quãng ngắn lại phải đảo ra đảo vào như rang lạc, chưa kể đến việc dân tình lách luật bằng cách bật xi nhan giả vờ rẽ để đi sai làn.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Riêng Hn, bỏ cái kiểu chia đường thành 2 làn to, 1 bên 4b, 1 bên 2b là e mừng phát khóc rồi, chưa dám ước mơ cao sang. Tại sao ko kẻ thành các làn tiêu chuẩn cho dân nhờ, làn giữa có thể cho đi hỗn hợp. Chứ như bây h, đi lọan xạ. 4b thì lúc nhúc trong cái làn của mình (1,5 làn tiêu chuẩn), 2b cũng lúc nhúc. Mó sang kia là ăn vợt. Bó tay:D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vì bản chất 2b là phải đánh lái để lấy thăng bằng, nên việc phân làn nhỏ cho 2b là không khả thi (em qua mấy nước chạy nhiều 2b chưa đâu áp dụng).
Khi nào các cụ làm được xe 2b có cân bằng tự động, ko đổ, cứ đánh lái theo làn thoải mái giống như 4b thì OK, hoặc toàn dân đi xe 3b (Kiểu xe cho người đi nạng), muốn đi thế nào cũng ko đổ thì cũng OK :).
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vì bản chất 2b là phải đánh lái để lấy thăng bằng, nên việc phân làn nhỏ cho 2b là không khả thi (em qua mấy nước chạy nhiều 2b chưa đâu áp dụng).
Khi nào các cụ làm được xe 2b có cân bằng tự động, ko đổ, cứ đánh lái theo làn thoải mái giống như 4b thì OK, hoặc toàn dân đi xe 3b (Kiểu xe cho người đi nạng), muốn đi thế nào cũng ko đổ thì cũng OK :).
Mục đích chính của việc kẻ làn Mini là khiến cho xe 4b biết nếu chạy trong các làn mini đó sẽ bị luật phạt, và Csgt có cơ sở pháp luật để phạt (chứ không giống như các biển gộp hình, chẳng có căn cứ pháp luật nên không thể dùng để phạt). Từ đó mà tách riêng dòng 4b ra khỏi dòng xe 2b, kụ à.

Chứ việc kẻ làn Mini không nhắm đến mục đích làm khó xe 2b đâu.
Hơn nữa, vạch kẻ giữa các làn mini là vạch đứt cơ mà. Luật không cấm đè lên, cắt qua vạch đứt để lấy thăng bằng cơ mà.
Do đó, trên một làn rộng tiêu chuẩn 3.2m) sát lề đường như hiện tại, nếu ta kẻ thêm một vạch đứt ở giữa làn, chia làn đó thành 2 làn Mini cho 2b chạy vẫn chạy trên bề ngang 3.2m đó, để 4b biết mà không nhao vào, thì có gì thay đổi bất lợi cho xe 2b đâu, kụ ui.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Phân làn được như cụ sgb345 đề xuất thì tốt quá, nhưng trong nội thành có khá nhiều giao cắt nên cũng ko tránh khỏi việc các phương tiện chuyển làn liên tục. Đi theo phân làn phương tiện chỉ được 1 quãng ngắn lại phải đảo ra đảo vào như rang lạc, chưa kể đến việc dân tình lách luật bằng cách bật xi nhan giả vờ rẽ để đi sai làn.
Với các đoạn phố ngắn, có giao cắt ở 2 đầu, thì cho trộn làn bằng vạch 1.18 từ giao cắt này đến giao cắt kia luôn, phương tiện không phải liên tục chuyển làn như kụ quan ngại đâu. Nhà cháu thấy trong tp HCM xử lý việc này bằng các vạch 1.18 khá trơn tru, được gần 2 năm nay rồi.

Cũng trên các đoạn phố ngắn đó, nếu thấy xe 4b dàn hàng ngang chiếm hết mặt đường, buộc xe 2b phải đi lên hè, thì chỉ việc kẻ vạch làm một làn Mini sát hè phố, để 4b không đi đè lên làn mini đó. Như vậy, xe 2b sẽ có một con đường máu để thoát thân, không phải đi lên hè nữa.

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Riêng Hn, bỏ cái kiểu chia đường thành 2 làn to, 1 bên 4b, 1 bên 2b là e mừng phát khóc rồi, chưa dám ước mơ cao sang. Tại sao ko kẻ thành các làn tiêu chuẩn cho dân nhờ, làn giữa có thể cho đi hỗn hợp. Chứ như bây h, đi lọan xạ. 4b thì lúc nhúc trong cái làn của mình (1,5 làn tiêu chuẩn), 2b cũng lúc nhúc. Mó sang kia là ăn vợt. Bó tay:D
"Hà nội hành tội lái xe" là chính, kụ à.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mục đích chính của việc kẻ làn Mini là khiến cho xe 4b biết nếu chạy trong các làn mini đó sẽ bị luật phạt, và Csgt có cơ sở pháp luật để phạt (chứ không giống như các biển gộp hình, chẳng có căn cứ pháp luật nên không thể dùng để phạt). Từ đó mà tách riêng dòng 4b ra khỏi dòng xe 2b, kụ à.

Chứ việc kẻ làn Mini không nhắm đến mục đích làm khó xe 2b đâu.
Hơn nữa, vạch kẻ giữa các làn mini là vạch đứt cơ mà. Luật không cấm đè lên, cắt qua vạch đứt để lấy thăng bằng cơ mà.
Do đó, trên một làn rộng tiêu chuẩn 3.2m) sát lề đường như hiện tại, nếu ta kẻ thêm một vạch đứt ở giữa làn, chia làn đó thành 2 làn Mini cho 2b chạy vẫn chạy trên bề ngang 3.2m đó, để 4b biết mà không nhao vào, thì có gì thay đổi bất lợi cho xe 2b đâu, kụ ui.
.
Dù là vạch đứt thì về nguyên tắc 2b vẫn phải đi trong làn. Còn nếu cho đè thoải mái, tại sao không vẽ riêng một làn chung cho 2b, cái mà bây giờ ta vẫn làm: rộng khoảng 2,5 - 3 mét, 2b đi trong đó.
Còn để phạt 4b thì vẫn cứ đơn giản: 4b đừng đi vào làn chung của 2b. Đó chính là tách riêng 2b và 4b. Cụ bị tẩu hỏa rồi, mọi cái cụ nghĩ người ta làm hết rồi :).
Em ủng hộ tách 2b và 4b. Tất nhiên tách tuyệt đối 100% là không thể. Các chỗ rẽ, chuyển hướng thì vẫn cần phải trộn, tuy nhiên các chỗ đó tốc độ chậm nên ko sao.
Ở Đài loan, họ tách triệt để tới mức thế này: 4b đi 02 làn sát trái, 2b đi làn thứ 3. Tới ngã tư, 2b không được rẽ ngay mà phải đi hết sang đường đối diện rồi mới rẽ, để đảm báo không xâm phạm vào phần đường của 4b ! Như vậy 2b muốn rẽ trái là phải chờ 2 lần đèn đỏ. Đó là các con đường ngoại ô, còn nội thị thì 2b đông hơn, họ cũng ưu tiên hơn, nhưng dù sao tốc độ cũng khá chậm.
Ở Đài loan, tỷ lệ 2b cũng ko thua VN là mấy, nhưng họ xử trí giao thông hỗn hợp rất tốt:

Bãi xe:



Làn 2b, khá rộng để cho 2b đủ đất đánh lái. Nhiều lúc 2b rất đông, có thể lấn chút sang làn 4b, nhưng hãn hữu






Close.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Dù là vạch đứt thì về nguyên tắc 2b vẫn phải đi trong làn. Còn nếu cho đè thoải mái, tại sao không vẽ riêng một làn chung cho 2b, cái mà bây giờ ta vẫn làm: rộng khoảng 2,5 - 3 mét, 2b đi trong đó.
Còn để phạt 4b thì vẫn cứ đơn giản: 4b đừng đi vào làn chung của 2b
. Đó chính là tách riêng 2b và 4b. Cụ bị tẩu hỏa rồi, mọi cái cụ nghĩ người ta làm hết rồi :).
Em ủng hộ tách 2b và 4b. Tất nhiên tách tuyệt đối 100% là không thể. Các chỗ rẽ, chuyển hướng thì vẫn cần phải trộn, tuy nhiên các chỗ đó tốc độ chậm nên ko sao.
Ở Đài loan, họ tách triệt để tới mức thế này: 4b đi 02 làn sát trái, 2b đi làn thứ 3. Tới ngã tư, 2b không được rẽ ngay mà phải đi hết sang đường đối diện rồi mới rẽ, để đảm báo không xâm phạm vào phần đường của 4b ! Như vậy 2b muốn rẽ trái là phải chờ 2 lần đèn đỏ. Đó là các con đường ngoại ô, còn nội thị thì 2b đông hơn, họ cũng ưu tiên hơn, nhưng dù sao tốc độ cũng khá chậm.
Ở Đài loan, tỷ lệ 2b cũng ko thua VN là mấy, nhưng họ xử trí giao thông hỗn hợp rất tốt:

Bãi xe:



Làn 2b, khá rộng để cho 2b đủ đất đánh lái. Nhiều lúc 2b rất đông, có thể lấn chút sang làn 4b, nhưng hãn hữu






Close.
Cách nhìn về phân làn của kụ và nhà cháu hơi khác nhau rồi.

Phần chữ đậm ở quote kụ, "4b đừng đi vào làn chung của 2b". Yêu cầu là như vậy.

Nhưng tại sao hiện nay ở Hn không thể ngăn được (bằng cách đúng luật nhé) xe 4b chiếm hết cả mặt đường, bắt 2b phải lên vỉa hè?
Tại sao trong tpHCM vẫn phải dùng các biển gộp hình sai luật để điều chỉnh giao thông, xxx vẫn dựa trên các biển không có trong luật để phạt oan lái xe?

Nếu các kụ xử lý chuẩn các câu hỏi trên, thì đã không có thớt này rồi.
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin minh hoạ sự bất cập của kiểu phân làn hiện nay, khiến xe mô tô không biết đi như thế nào là đúng luật, đi như thế nào là an toàn.

Như trong Hình 1 và Hình 3 dưới đây, xe mô tô phải đi sai luật thì mới an toàn.


Hình 1: Mô tô B đi ở bên phải vạch giới hạn phần đường xe chạy như trong hình là an toàn, nhưng sai luật.
Nếu mô tô B đi đúng luật (đi bên trái vạch 20cm, chung làn với ô tô) thì kém an toàn, và nhiều khả năng bị xxx dừng xe phạt lỗi đi sai làn đường.





Hình 3: Mô tô A đi trên làn ② như trong hình này sẽ bị xxx Bắc ninh dừng xe phạt lỗi, nhưng xxx Phú thọ thì nói mô tô A đi trên làn ② mới là đúng luật.


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cũng vẫn đoạn đường như 2 hình trên, nhưng được kẻ vạch chia làn Mini 1.6m cho mô tô đi tách riêng. Chỉ tốn vài chục cân sơn để kẻ thêm vạch.


Hình 2: Tương tự, nếu kẻ vạch chia làn Mini 1.6m cho mô tô đi riêng, xe mô tô B vừa được đi đúng luật, vừa đảm bảo an toàn.





Hình 4: Xe mô tô A đi trên làn Mini, rộng 1.6m, vừa đúng luật, vừa an toàn.

 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Cái này do các bố GTCC nhà mình làm ăn quan liêu, ko nhìn thực tế. Nhiều đường tỉnh lộ, có đúng 1 làn cơ giới 4b và mô tô chen nhau + 1 làn bé thô sơ 1,5m trong khi cả ngày có vài e xe đạp đi??? Kẻ vạch đứt cho mô tô đi làn phải thì đã chẳng có chuyện để nói.

Còn hiện nay, e chỉ mong Hà Lội các đường rộng, kẻ chia làn giống các thành phố lớn khác là e mừng rùi. Hay thủ đô nên ưu tiên cơ chế đặc thù ko biết@@ E đi các thành phố lớn khác mà thèm, chưa dám mong cao sang. Ví dụ, Sài gòn nơi cụ ở vậy, or Đà nẵng...
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
7,348
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Em ủng hộ cách này của cụ, nhưng em chỉ sợ cách này quá khó hiểu với người có trách nhiệm kẻ vẽ vạch và biển báo ạ, đang có dự án mấy ngàn tỏi chống ùn tắc rồi ạ
 

othelo

Xe tải
Biển số
OF-180364
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
415
Động cơ
341,160 Mã lực
Lại đề tài TS của cụ nào đây, tốn thóc phết.
Cụ đừng vẽ giao thông trên giấy nữa, giao thông là phải thực tế. Cụ mất công nghiên cứu thì đưa ra giải pháp cụ thể trên tuyến đường ngã tư với mục tiêu "thông thoáng, an toàn" sẽ rất thiết thực. Thanks
 
Biển số
OF-404124
Ngày cấp bằng
10/2/16
Số km
1,079
Động cơ
238,524 Mã lực
Cụ đừng vẽ giao thông trên giấy nữa, giao thông là phải thực tế. Cụ mất công nghiên cứu thì đưa ra giải pháp cụ thể trên tuyến đường ngã tư với mục tiêu "thông thoáng, an toàn" sẽ rất thiết thực. Thanks
Lạ nhỉ, cụ nói ai đấy, ai vẽ trên giấy? :-o
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
(Tiếp ...4)

C- Các tuyến đường nào có thể áp dụng phương thức "lưu thông tách biệt" này?

1- Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Khi đó, thay vì bắt xe 2 bánh phải đi vào lề đường (nằm bên phải vạch kẻ 1.2), vừa sai luật, vừa mất an toàn, chỉ cần kẻ 1-2 làn Mini ở bên trái vạch 1.2 cho xe mô tô lưu thông. Ô tô không được đi trong các làn Mini đó, trừ trường hợp cắt chéo qua để tấp lề hoặc để vào khu đất liền kề.

2- Một số tuyến phố chính trong khu nội đô, tuyến huyết mạch, như Lê văn Lương, Tố Hữu, Khuất duy Tiến, Hàng Bài, Nguyễn chí Thanh, Phạm văn Đồng, ... nhằm giảm bớt tình trạng xe ô tô dàn hàng ngang chiếm hết mặt đường xe chạy, buộc xe mô tô phải chạy lên vỉa hè.
Đồng thời, cũng giảm bớt tình trang xe mô tô chạy tràn khắp mặt đường, đánh võng trước đầu ô tô gây nguy hiểm.



D- Phần Hỏi - Đáp


Hỏi 1: Xe mô tô có phải là xe cơ giới như xe ô tô hay không?
Trả lời 1: Có, xe mô tô cũng là xe cơ giới như ô tô, được luật cho phép lưu thông trong cùng các làn đường với xe ô tô, trừ các làn có biển báo cấm xe mô tô, hoặc trên đường cao tốc.

Hỏi 2: Vậy giữa 2 loại xe cơ giới này có sự khác nhau cơ bản gì, qua đó giúp ta có thể tách chúng riêng ra?

TL 2: xe mô tô chỉ có 2 bánh, xe ô tô có 4 bánh trở lên. Xe mô tô cần làn đường bé hơn cũng chạy được (làn đường mini), xe ô tô cần làn đường đủ rộng mới chạy được (làn đường tiêu chuẩn).
Vì vậy, Giải pháp hợp lý là tổ chức kẻ vạch chia các làn đường mini sát lề đường, sao cho chỉ mô tô đi lọt, ô tô đi thì không lọt.


Hỏi 3: ô tô bé nhất có chiều rộng là bao nhiêu?

TL 3: Xe 4 chỗ Huyndai i30, rộng 1.78m. Nếu làn đường mini rộng 1.6m trở xuống thì ô tô này đi không lọt, nhưng 2 xe mô tô đi lọt.


Hỏi 4: làm cách nào để chia làn mini có giải phân cách cứng khiến ô tô đi qua không lọt? Xây gờ xi măng chăng?

TL 4: có 2 cách.
Cách 1- Xây con lươn bê tông, hoặc hàng rào sắt hai bên làn xe mini.
Cách 2- kẻ vạch sơn chia làn xe mini, đồng thời sử dụng Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb "Sử dụng làn đường" để chế tài ô tô.


Hỏi 5: Sử dụng Điều 13 để chế tài ô tô như thế nào?
TL 5: Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong 1 làn đường...". Như vậy, nếu các làn đường mini đó hẹp quá, ô tô không thể đi trong 1 làn đường, mà phải đi trong 2 làn đường, thì đó là vi phạm. Muốn không vi phạm, phải chuyển sang làn đường rộng hơn ở bên trái mà đi.


Hỏi 6: nhưng nếu ô tô vẫn di chuyển trên hai làn đường, theo kiểu dạng háng, để vạch chia làn nằm dưới bụng xe, thì có thể xử phạt lỗi thế nào?

TL 6: cần bổ sung quy định trong luật đối với lỗi "lưu thông trên 2 làn đường (đi dạng háng)", bổ sung mức phạt cụ thể cho lỗi này là được.

Hỏi 7: Luật có thể bổ sung loại vạch kẻ hình chiếc ô tô, hình chiếc mô tô, để quy định làn đường mà từng loại xe được lưu thông. Vậy có sự khác nhau giữa 2 hình thức này hay không? Sử dụng hình thức nào hiệu quả hơn?

TL 7: Có 2 điểm khác nhau cơ bản, dẫn đến việc sử dụng làn mini đem lại hiệu quả lớn hơn so với hình thức sử dụng vạch kẻ hình ô tô và mô tô vẽ trên làn đường.
- vạch kẻ chia làn mini cho phép quy định điểm đầu và điểm cuối của làn đó. Vạch hình chiếc ô tô và mô tô không thể quy định điểm cuối của làn đường.
- hiệu quả cảnh báo của vạch chia làn mini kéo dài suốt tuyến, nếu ô tô hay mô tô lỡ vi phạm là biết ngay, điều chỉnh để không vi phạm nữa. Trong khi đó, vạch hình chiếc ô tô hay xe máy chỉ được vẽ ở lối vào làn, nếu bị che khuất thì các phương tiện có thể vô tình vi phạm mà không biết, không kịp điều chỉnh, gây lộn xộn trong giao thông.
- có thể kết hợp sử dụng cả 2 hình thức này, tức là vừa kẻ vạch chia làn mini cho xe 2 bánh, vừa kẻ vạch hình ô tô và mô tô tại lối vào các làn đó.


Hỏi 8: Có những trường hợp ngoại lệ không?

TL 8: Có ngoại lệ. Ví dụ, ô tô phải cắt chéo qua vạch kẻ làn đường mini để tấp lề để dừng đỗ xe, để chạy vào nhà nằm ở ven đường. Hoặc ô tô có thể đi sát lề đường để rẽ phải.
Luật có thể quy định lỗi "di chuyển trên 2 làn đường", ngoại trừ các hành vi nói trên.
Đồng thời, để cho phép ô tô đi sát lề đường khi rẽ phải, khi đến gần giao cắt có thể xoá bỏ một đoạn 15-20m vạch kẻ giữa 2 làn mini, biến 2 làn mini thành 1 làn tiêu chuẩn, để ô tô đi vào đó mà không mắc lỗi.

Hỏi 9: Chế tài xe 2b không được đi ra làn ô tô như thế nào?
TL 9: cần bổ sung trong văn bản pháp luật điều quy định "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, trong đó có làn xe mini, người điều khiển xe 2 bánh phải cho xe đi trong một trong các làn đường mini đó, trừ trường hợp trong giờ cao điểm, khi số lượng xe 2 bánh tăng đột biến, xảy ra ùn xe trên làn xe mini, hoặc khi gặp chướng ngại vật trên đường mini, thì xe 2 bánh được phép đi thẳng trên làn đường tiêu chuẩn liền kề làn xe mini đến vị trí hết ùn xe hay hết chướng ngại vật trên làn xe mini.

Hỏi 10: Các văn bản pháp quy hiện hành quy định chiều rộng làn xe cơ giới tối thiểu là 2.75m. Việc kẻ vạch chia làn chỉ rộng 1.6m có vi phạm quy định này hay không?

TL 10: Không vi phạm.
Lý do: trong các văn bản pháp quy của Vn, làn xe cơ giới được hiểu là làn xe đủ để một hàng xe ô tô (có từ 4 bánh trở lên) di chuyển theo chiều dọc được an toàn, không bao gồm xe mô tô.

Với đặc điểm có nhiều xe mô tô 2 bánh như ở VN, chúng ta có thể dựa trên chính định nghĩa của Công ước Viên về "làn đường", "làn xe đạp" để bổ sung vào văn bản luật của Vn một định nghĩa về "làn xe mô tô 2, 3 bánh", vừa phù hợp với điều kiện đặc thù có nhiều xe mô tô 2 bánh của Vn, vừa không trái với định nghĩa về "làn đường" của Công ước Viên (Xem Hình #5).

Cụ thể: định nghĩa bổ sung có thể như sau:
"Làn xe mô tô 2-3 bánh" là một phần của phần đường xe chạy dành cho xe mô tô 2-3 bánh, có chiều rộng đủ để các phương tiện là mô tô 2-3 bánh (không phải là ô tô) lưu thông theo một hàng dọc;
Làn xe mô tô 2-3 bánh được phân biệt với phần còn lại của phần đường xe chạy bằng vạch kẻ dọc đường;

Hỏi 11: Nếu vạch kẻ chia làn mini bị mờ thì sao?

TL 11: Nếu vạch mờ thì phải kẻ lại. Nếu không đủ nhân tài vật lực để kẻ các vạch chia làn mini này, thì nên thành lập "Bộ Kẻ vạch chia làn Quốc gia".
Sẽ có tất nhiều nhân tài về kinh doanh của nước nhà có ý muốn được làm việc tại Bộ này.


(Hết)
Nhà cháu đồng ý với kụ. Nhưng,

Chúng ta cần tạo ra công cụ có cơ sở pháp luật để tổ chức giao thông hợp lý, cũng như để các bác bên Csgt có cơ sở pháp lý mà xử phạt các xe đi sai, góp phần từng bước xây dựng ý thức tham gia giao thông đúng luật.

.
Nếu chuẩn hoá hệ thống biển báo, cụ thể là các biển 412 là được mà cụ. Đâu cần phải kẻ thêm các làn đường nhỏ chỉ vừa xe mô tô thì mới phạt được xe ô tô đi vào và ngược lại? Và nếu bố trí phân cách cứng như bê tông, rào sắt nữa thì 412 lại càng đủ rồi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu chuẩn hoá hệ thống biển báo, cụ thể là các biển 412 là được mà cụ. Đâu cần phải kẻ thêm các làn đường nhỏ chỉ vừa xe mô tô thì mới phạt được xe ô tô đi vào và ngược lại? Và nếu bố trí phân cách cứng như bê tông, rào sắt nữa thì 412 lại càng đủ rồi.
1- Theo ý kụ thì có thể chuẩn hoá các biển 412. Nhưng hiện tại, các biển 412 đã có trong QC41 rồi (đang thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, hình vuông nền xanh), được hợp thức hoá rồi, đâu cần phải chuẩn hoá gì nữa đâu kụ?

2- Nhưng, có một bất cập duy nhất, đó là các biển 412 hình vuông nền xanh thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, không được luật quy định hiệu lực để bắt buộc phải tuân thủ.
Cũng không thể dùng một biển chỉ dẫn thông tin không có hiệu lực buộc tuân thủ để làm căn cứ xử phạt lái xe khi họ không tuân theo thông tin nêu trên biển chỉ dẫn đó.

3- Hiệu lực mà lái xe phải tuân thủ chính là các vạch kẻ đường số 54 và 1.23 "Làn đường dành riêng". Các biển 412 phải được sử dụng kết hợp với vạch kẻ "làn đường dành riêng" số 54 hoặc 1.23, giống như biển 411 phải sử dụng kết hợp với vạch mũi tên 1.18 ấy.

Chỉ có thể căn cứ vào hiệu lực của vạch kẻ 54, 1.23 hay vạch kẻ mũi tên 1.18 để xử phạt lái xe khi họ không tuân thủ hiệu lực của các vạch này.

Nếu chỉ có biển 412 mà không có vạch 54 hay 1.23 thì biển 412 đó không có hiệu lực gì. Cũng giống như trường hợp chỉ có biển chỉ dẫn 411 nhưng không có vạch 1.18 kẻ dưới đường thì biển 411 đó không có hiệu lực gì.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
1- Theo ý kụ thì có thể chuẩn hoá các biển 412. Nhưng hiện tại, các biển 412 đã có trong QC41 rồi (đang thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, hình vuông nền xanh), được hợp thức hoá rồi, đâu cần phải chuẩn hoá gì nữa đâu kụ?

2- Nhưng, có một bất cập duy nhất, đó là các biển 412 hình vuông nền xanh thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, không được luật quy định hiệu lực để bắt buộc phải tuân thủ.
Cũng không thể dùng một biển chỉ dẫn thông tin không có hiệu lực buộc tuân thủ để làm căn cứ xử phạt lái xe khi họ không tuân theo thông tin nêu trên biển chỉ dẫn đó.
...
.
1. Vâng, khảo sát các tuyến cần chuẩn hoá, đặt biển cho chính xác, khoa học, như vậy là ổn.
2. Về tính pháp lý, nói là biển chỉ dẫn chỉ có tính thông tin, nhưng gián tiếp nó được quy định hiệu lực bắt buộc thi hành, ví dụ vi phạm biển 411, 412...vẫn bị phạt đấy cụ?
3. Nếu cụ muốn tăng mức độ bắt buộc, thông điệp rõ ràng hơn thì có thể chuyển tiếp các biển này về nhóm biển hiệu lệnh, ví dụ 3xx gì đó chẳng hạn.
Bởi ngay như đoạn Kim Mã được thí điểm từ rất lâu, mọi thứ vậy là đủ rõ rồi, có lẽ ko cần thêm quá nhiều vạch trên đường?
 

hung nguyen van

Xe máy
Biển số
OF-411176
Ngày cấp bằng
18/3/16
Số km
55
Động cơ
224,450 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy cứ phạt nặng như ô-tô cho công bằng 8-x8-x8-x

Lại tăng thu ngân sách ;))
vậy cụ cho cái oto nó nhỏ bằng cái xe máy, và công suất nhỏ bằng nó là được :v có ai đời 1 cái xe có khả năng gây nguy hiểm khi va chạm cao hơn khi phạm luật lại có mức phạt bằng cái xe gây nguy hiểm ít hơn đâuo:-)o:-)
 

Nhatbaivn

Xe hơi
Biển số
OF-416629
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
163
Động cơ
222,830 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
năm 2009 mình đi xe ở sài gòn đã bị phạt đi sai làn đường ở HN không có luật này ah?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top