(Tiếp ...4)
C- Các tuyến đường nào có thể áp dụng phương thức "lưu thông tách biệt" này?
1- Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Khi đó, thay vì bắt xe 2 bánh phải đi vào lề đường (nằm bên phải vạch kẻ 1.2), vừa sai luật, vừa mất an toàn, chỉ cần kẻ 1-2 làn Mini ở bên trái vạch 1.2 cho xe mô tô lưu thông. Ô tô không được đi trong các làn Mini đó, trừ trường hợp cắt chéo qua để tấp lề hoặc để vào khu đất liền kề.
2- Một số tuyến phố chính trong khu nội đô, tuyến huyết mạch, như Lê văn Lương, Tố Hữu, Khuất duy Tiến, Hàng Bài, Nguyễn chí Thanh, Phạm văn Đồng, ... nhằm giảm bớt tình trạng xe ô tô dàn hàng ngang chiếm hết mặt đường xe chạy, buộc xe mô tô phải chạy lên vỉa hè.
Đồng thời, cũng giảm bớt tình trang xe mô tô chạy tràn khắp mặt đường, đánh võng trước đầu ô tô gây nguy hiểm.
D- Phần Hỏi - Đáp
Hỏi 1: Xe mô tô có phải là xe cơ giới như xe ô tô hay không?
Trả lời 1: Có, xe mô tô cũng là xe cơ giới như ô tô, được luật cho phép lưu thông trong cùng các làn đường với xe ô tô, trừ các làn có biển báo cấm xe mô tô, hoặc trên đường cao tốc.
Hỏi 2: Vậy giữa 2 loại xe cơ giới này có sự khác nhau cơ bản gì, qua đó giúp ta có thể tách chúng riêng ra?
TL 2: xe mô tô chỉ có 2 bánh, xe ô tô có 4 bánh trở lên. Xe mô tô cần làn đường bé hơn cũng chạy được (làn đường mini), xe ô tô cần làn đường đủ rộng mới chạy được (làn đường tiêu chuẩn).
Vì vậy, Giải pháp hợp lý là tổ chức kẻ vạch chia các làn đường mini sát lề đường, sao cho chỉ mô tô đi lọt, ô tô đi thì không lọt.
Hỏi 3: ô tô bé nhất có chiều rộng là bao nhiêu?
TL 3: Xe 4 chỗ Huyndai i30, rộng 1.78m. Nếu làn đường mini rộng 1.6m trở xuống thì ô tô này đi không lọt, nhưng 2 xe mô tô đi lọt.
Hỏi 4: làm cách nào để chia làn mini có giải phân cách cứng khiến ô tô đi qua không lọt? Xây gờ xi măng chăng?
TL 4: có 2 cách.
Cách 1- Xây con lươn bê tông, hoặc hàng rào sắt hai bên làn xe mini.
Cách 2- kẻ vạch sơn chia làn xe mini, đồng thời sử dụng Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb "Sử dụng làn đường" để chế tài ô tô.
Hỏi 5: Sử dụng Điều 13 để chế tài ô tô như thế nào?
TL 5: Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong 1 làn đường...". Như vậy, nếu các làn đường mini đó hẹp quá, ô tô không thể đi trong 1 làn đường, mà phải đi trong 2 làn đường, thì đó là vi phạm. Muốn không vi phạm, phải chuyển sang làn đường rộng hơn ở bên trái mà đi.
Hỏi 6: nhưng nếu ô tô vẫn di chuyển trên hai làn đường, theo kiểu dạng háng, để vạch chia làn nằm dưới bụng xe, thì có thể xử phạt lỗi thế nào?
TL 6: cần bổ sung quy định trong luật đối với lỗi "lưu thông trên 2 làn đường (đi dạng háng)", bổ sung mức phạt cụ thể cho lỗi này là được.
Hỏi 7: Luật có thể bổ sung loại vạch kẻ hình chiếc ô tô, hình chiếc mô tô, để quy định làn đường mà từng loại xe được lưu thông. Vậy có sự khác nhau giữa 2 hình thức này hay không? Sử dụng hình thức nào hiệu quả hơn?
TL 7: Có 2 điểm khác nhau cơ bản, dẫn đến việc sử dụng làn mini đem lại hiệu quả lớn hơn so với hình thức sử dụng vạch kẻ hình ô tô và mô tô vẽ trên làn đường.
- vạch kẻ chia làn mini cho phép quy định điểm đầu và điểm cuối của làn đó. Vạch hình chiếc ô tô và mô tô không thể quy định điểm cuối của làn đường.
- hiệu quả cảnh báo của vạch chia làn mini kéo dài suốt tuyến, nếu ô tô hay mô tô lỡ vi phạm là biết ngay, điều chỉnh để không vi phạm nữa. Trong khi đó, vạch hình chiếc ô tô hay xe máy chỉ được vẽ ở lối vào làn, nếu bị che khuất thì các phương tiện có thể vô tình vi phạm mà không biết, không kịp điều chỉnh, gây lộn xộn trong giao thông.
- có thể kết hợp sử dụng cả 2 hình thức này, tức là vừa kẻ vạch chia làn mini cho xe 2 bánh, vừa kẻ vạch hình ô tô và mô tô tại lối vào các làn đó.
Hỏi 8: Có những trường hợp ngoại lệ không?
TL 8: Có ngoại lệ. Ví dụ, ô tô phải cắt chéo qua vạch kẻ làn đường mini để tấp lề để dừng đỗ xe, để chạy vào nhà nằm ở ven đường. Hoặc ô tô có thể đi sát lề đường để rẽ phải.
Luật có thể quy định lỗi "di chuyển trên 2 làn đường", ngoại trừ các hành vi nói trên.
Đồng thời, để cho phép ô tô đi sát lề đường khi rẽ phải, khi đến gần giao cắt có thể xoá bỏ một đoạn 15-20m vạch kẻ giữa 2 làn mini, biến 2 làn mini thành 1 làn tiêu chuẩn, để ô tô đi vào đó mà không mắc lỗi.
Hỏi 9: Chế tài xe 2b không được đi ra làn ô tô như thế nào?
TL 9: cần bổ sung trong văn bản pháp luật điều quy định "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, trong đó có làn xe mini, người điều khiển xe 2 bánh phải cho xe đi trong một trong các làn đường mini đó, trừ trường hợp trong giờ cao điểm, khi số lượng xe 2 bánh tăng đột biến, xảy ra ùn xe trên làn xe mini, hoặc khi gặp chướng ngại vật trên đường mini, thì xe 2 bánh được phép đi thẳng trên làn đường tiêu chuẩn liền kề làn xe mini đến vị trí hết ùn xe hay hết chướng ngại vật trên làn xe mini.
Hỏi 10: Các văn bản pháp quy hiện hành quy định chiều rộng làn xe cơ giới tối thiểu là 2.75m. Việc kẻ vạch chia làn chỉ rộng 1.6m có vi phạm quy định này hay không?
TL 10: Không vi phạm.
Lý do: trong các văn bản pháp quy của Vn, làn xe cơ giới được hiểu là làn xe đủ để một hàng xe ô tô (có từ 4 bánh trở lên) di chuyển theo chiều dọc được an toàn, không bao gồm xe mô tô.
Với đặc điểm có nhiều xe mô tô 2 bánh như ở VN, chúng ta có thể dựa trên chính định nghĩa của Công ước Viên về "làn đường", "làn xe đạp" để bổ sung vào văn bản luật của Vn một định nghĩa về "làn xe mô tô 2, 3 bánh", vừa phù hợp với điều kiện đặc thù có nhiều xe mô tô 2 bánh của Vn, vừa không trái với định nghĩa về "làn đường" của Công ước Viên (Xem Hình #5).
Cụ thể: định nghĩa bổ sung có thể như sau:
"Làn xe mô tô 2-3 bánh" là một phần của phần đường xe chạy dành cho xe mô tô 2-3 bánh, có chiều rộng đủ để các phương tiện là mô tô 2-3 bánh (không phải là ô tô) lưu thông theo một hàng dọc;
Làn xe mô tô 2-3 bánh được phân biệt với phần còn lại của phần đường xe chạy bằng vạch kẻ dọc đường;
Hỏi 11: Nếu vạch kẻ chia làn mini bị mờ thì sao?
TL 11: Nếu vạch mờ thì phải kẻ lại. Nếu không đủ nhân tài vật lực để kẻ các vạch chia làn mini này, thì nên thành lập "Bộ Kẻ vạch chia làn Quốc gia".
Sẽ có tất nhiều nhân tài về kinh doanh của nước nhà có ý muốn được làm việc tại Bộ này.
(Hết)