[Funland] JF-17 theard

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
362
Động cơ
335,610 Mã lực
chỉ 3 từ " Made in china"
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Airframe của Pak, FC-1 mới của TQ. Ai Cập cũng chuẩn bị đóng con này đấy bác.

Điểm # biệt bề ngoài giữa JF-17 và FC-1 là cửa hút khí DSI JF-17 còn FC-1 thì ko (giống intake F-4) có (ngoại trừ mẫu thử, ko rõ tại sao lại có sự lộn xộn này), JF-17 xài động cơ RD-93, FC-1 xài WS-13. JF-17 sử dụng được vũ khí Mỹ Âu AIM9/120, bom Mk...., FC-1 chỉ vũ khí TQ





 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thực chất JF17 chỉ là 1 sản phẩm con lai quái thai giữa J10 và thiết kế của F35 , càng về sau càng giống . Đến chịu cái nền công nghiệp sao chép máy bay của Thành Đô .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thực chất JF17 chỉ là 1 sản phẩm con lai quái thai giữa J10 và thiết kế của F35 , càng về sau càng giống . Đến chịu cái nền công nghiệp sao chép máy bay của Thành Đô .
Nói nặng quá bác ơi, dù sao cũng là thành quả của Tàu và Pak mà :)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga có khả năng “bóp chết” ý định xuất khẩu FC-1, F-10 của Trung Quốc

Thứ hai 06/05/2013 09:07
(GDVN) - Máy bay MiG-29 Nga đang đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó có FC-1 và F-10 TQ, nhưng Nga sẽ "bóp chết" hoạt động xuất khẩu của TQ.

Máy bay chiến đấu MiG-29 do Nga chế tạo Ngày 3/5, tờ “Kính tiềm vọng 2” Nga đăng bài viết của Constantin Makiyenko, phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, máy bay chiến đấu MiG-29 do Nga chế tạo tuy vẫn có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường quốc tế, nhưng trong tương lai sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn, đặc biệt là máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (hay JF-17 Thunder) và máy bay chiến đấu J-10 (phiên bản xuất khẩu là F-10) giá rẻ xuất xứ TQ.
Makiyenko cho rằng, từ khi máy bay nguyên mẫu MiG-29 bay thử lần đầu tiên năm 1977 đến nay, Công ty MiG luôn không ngừng tiến hành cải tiến nâng cấp đối với máy bay này để củng cố sức cạnh tranh của mình trên thị trường máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung quốc tế.
Trong tình hình bình thường, chu kỳ sản xuất mỗi thế hệ máy bay chiến đấu đều chỉ có thể duy trì 10-15 năm, nhưng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư trong đó có MiG-29 sau hơn 30 năm có mặt trên thị trường vẫn được các nước quan tâm.
Trên thực tế, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35 của Mỹ, do chi phí chế tạo rất cao và giá thành đắt đỏ, nó khó chiếm được thị phần của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư trong ngắn hạn. Đồng thời, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mặc dù đã ở “cuối con đường”, nhưng lại ngày càng thể hiện sức sống đáng kinh ngạc trên thị trường.
Chẳng hạn, Công ty Boeing Mỹ đã đưa ra máy bay chiến đấu F-15 phiên bản tàng hình và đã thành công trong việc giành đơn đặt hàng xuất khẩu. Tuy máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đã có ảnh hưởng rõ rệt đối với thị trường quốc tế, nhưng do có ưu thế về tỷ lệ tính năng-giá cả, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư vẫn sẽ tiếp tục được tiêu thụ trong 10-15 năm nữa.

Máy bay chiến đấu MiG-35 Nga Với tư cách là đại diện điển hình của máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ tư, trong một giai đoạn tương đối dài sắp tới, máy bay chiến đấu MiG-29 vẫn sẽ có ưu thế về mặt giá cả và chính trị: giá cả máy bay này tương đối rẻ, đồng thời tính nhạy cảm chính trị trong hoạt động xuất khẩu của nó thấp xa so với máy bay chiến đấu hạng nặng phiên bản xuất khẩu. Độ nhạy cảm thấp về chính trị giúp cho máy bay chiến đấu MiG-29 có cơ hội giành được hợp đồng của những quốc gia bị phương Tây chỉ trích về nhân quyền.
Mặc dù máy bay chiến đấu MiG-29 có thực lực tổng hợp rất mạnh, nhưng nó sẽ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tương lai. Đối với MiG-29, đối thủ nguy hiểm nhất là hai loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới như FC-1 và F-10 của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đã có thực lực để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, trong đó có cung cấp khoản vay ưu đãi cho nước nhập khẩu, kèm theo thực hiện một loạt chương trình hợp tác (ví dụ xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển ngành nguyên liệu).
Với tư cách là nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc còn có thể tạo sự hỗ trợ về chính trị cho những nước có xu hướng mua vũ khí của Nga. Ngoài Ấn Độ và Việt Nam, bất cứ khách hàng nào của Nga hiện nay đều có thể chuyển sang mua vũ khí trang bị do Trung Quốc chế tạo bởi yếu tố giá cả.

Venezuela, Algeria, Ai Cập, Sudan, Iran và Syria – tất cả những nước này đều từng bày tỏ quan tâm tới máy bay do Trung Quốc sản xuất. Nói chung, Trung Quốc và Nga đang tranh đoạt thị trường lẫn nhau, hơn nữa Trung Quốc còn có thể cung cấp điều kiện hấp dẫn hơn cho khách hàng của họ.

Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long do Trung Quốc chế tạo, sử dụng động cơ Nga
Trên thị trường máy bay chiến đấu, Nga chỉ có thể thông qua con đường khác để hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư do Trung Quốc sản xuất hiện chỉ có khách hàng Pakistan, tuy có thể có nhiều cách giải thích về hiện tượng này, nhưng điều không thể nghi ngờ là: Nga có khả năng “bóp chết” bất cứ ý định xuất khẩu nào của máy bay chiến đấu FC-1 và F-10, bởi vì hai loại máy bay chiến đấu này đều trang bị động cơ do Nga chế tạo.
Trung Quốc hiện đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo và sản xuất động cơ tương tự như AL-31FN và RD-93 do Nga chế tạo. Nhưng xét thấy trong hai năm gần đây Trung Quốc vẫn nhập khẩu lượng lớn động cơ do Nga chế tạo, phía Nga vẫn có cơ hội tiếp tục gây cản trở đối với hoạt động xuất khẩu máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Ngoài máy bay chiến đấu FC-1 và F-10 của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh đáng gờm khác của MiG-29 là máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen của Thụy Điển. JAS-39 là một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ tư có tính năng kỹ thuật xuất sắc và giá cả ưu việt.

Chi phí cho mỗi giờ bay của máy bay này chỉ 4.700 USD, không chỉ thấp hơn so với máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu và Rafale của Pháp (chi phí mỗi giờ bay là 17.000-18.000 USD), cũng thấp hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35 (31.000 USD).
Đối với những nước có diện tích lãnh thổ hẹp và ngân sách quốc phòng hạn chế, máy bay chiến đấu JAS-39 có thể sử dụng nhiều loại vũ khí mới nhất là một sự lựa chọn tốt. Nhưng, do một số bộ kiện quan trọng trên máy bay này đều nhập khẩu từ nước thứ ba (chẳng hạn, động cơ do Mỹ chế tạo), cộng với hệ thống quản lý xuất khẩu vũ khí nghiêm ngặt của Thụy Điển, khiến cho loại máy bay chiến đấu này hiện chỉ có 4 khách hàng nước ngoài.

Máy bay chiến đấu JAS-39C Gripen của Thụy Điển. Trong các máy bay chiến đấu do các nước Tây Âu sản xuất, những máy bay có trọng tải tương tự MiG-29 chỉ có hai loại máy bay chiến đấu là Typhoon và Rafale. Tuy hai loại máy bay chiến đấu này dẫn trước “nửa thế hệ” so với MiG-29 và có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, nhưng đứng trước sản phẩm mới nhất của Công ty Mikoyan, chúng lại hoàn toàn không thể hiện được ưu thế nổi bật, thậm chí còn đứng lép vế.
Thành viên mới nhất của MiG-29 là MiG-35 đã đổi sang trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, thứ mà radar của máy bay chiến đấu Typhoon và Rafale không thể so sánh. Ngoài ra, giá cả máy bay MiG-35 cũng thấp hơn hai đối thủ ở châu Âu.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu chế tạo MiG-35, Công ty MiG đặc biệt chú trọng nâng cao tính năng sử dụng: độ tin cậy của thân máy bay, động cơ và thiết bị điện tử hàng không đã được cải thiện rất lớn; đã kéo dài tuổi thọ sử dụng; đã kéo dài giãn cách sửa chữa động cơ; chi phí mỗi giờ bay của MiG-35 chỉ hơn 40% của MiG-29.
Đồng thời, máy bay này cũng đã trang bị động cơ đẩy véc tơ tiết kiệm dầu hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hành trình tác chiến đã được cải thiện rõ rệt, đã tăng số móc treo bên ngoài và lượng tải đạn, và có tính cơ động tốt hơn.
Tuy nhiên, do bị thua trong cuộc đấu thầu mua sắm 126 máy bay chiến đấu mới của Không quân Ấn Độ, triển vọng của MiG-35 đã dần dần xấu đi. Ngoài ra, về trình độ tổng thể, MiG-35 vẫn thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, không gian tiếp tục cải tiến đã rất có hạn. Đồng thời, trọng lượng lớn nhất (khoảng 30 tấn) và đơn giá (hơn 1 tỷ rúp) của máy bay này đều đã rất gần với máy bay chiến đấu hạng nặng có tính năng toàn diện hơn.

Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc chế tạo, sử dụng động cơ Nga Đối mặt với cuộc giáp công kép của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với đại diện là F-35 Mỹ và máy bay chiến đấu giá rẻ thế hệ thứ tư của Trung Quốc, không gian xuất khẩu của máy bay chiến đấu dòng MiG-29 sẽ không ngừng bị dồn nén, Công ty MiG muốn duy trì được thị phần máy bay chiến đấu hạng nhẹ trong 10-15 năm tới, chắc chắn sẽ đối mặt với khó khăn to lớn.

Việt Dũng
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Từ sau khi LX sụp đổ , su luôn nắm hợp đồng nhiều hơn mig ( su 25/27/30/34/35 , pak fa ) còn mig ( mig 29/31 ) nhưng không có nghĩa là sụp theo lời 1 rồ Mèo .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iraq chi thêm 830 triệu USD cho “chim ưng” F-16

QĐND - Thứ Ba, 07/05/2013, 16:24 (GMT+7)
QĐND Online - Trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh ngày một nghiêm trọng, Iraq đã quyết định chi 830 triệu USD để mua thêm lô máy bay tiêm kích F-16IQ của Lockheed Martin.
Hợp đồng trên càng cho thấy rõ, Baghdad đang muốn tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân thời hậu chiến của mình trong những năm tới, sau khi Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi nước này vào tháng 12-2011.
Dự kiến trong năm nay, lực lượng không quân Iraq do Mỹ đào tạo sẽ bắt đầu tiếp nhận 18 chiếc F-16/Block 52 theo hợp đồng trị giá 4,3 tỉ USD đã ký tháng 12-2011. Trước đó, các phi công Iraq đã được Không quân Mỹ huấn luyện để có thể vận hành loại máy bay siêu thanh này tại một trung tâm huấn luyện ở Nevada (Mỹ).
F-16 có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn. Ảnh: worldofdefense.blogspot.com
Nhưng có vẻ như Không quân Iraq chưa thể đưa bất kỳ chiếc F-16 nào vào thực hiện nhiệm vụ cho đến năm 2015 dù họ đang theo đuổi kế hoạch trang bị ít nhất 96 chiến đấu cơ loại này.
Hợp đồng mới này cho thấy Mỹ vẫn là nhà cung cấp chính các loại vũ khí tiên tiến cho Iraq, trong khi quốc gia Trung Đông này đang tiến hành đàm phán mua gói vũ khí, khí tài trị giá 5,2 tỉ USD của Nga và Cộng hòa Séc.
Đã có nhiều thông tin trái chiều về quy mô của bản hợp đồng mà Iraq và Nga đang đàm phán kể từ khi báo cáo đầu tiên được công bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đến Moscow vào tháng 10-2012. Nhưng dường như hợp đồng này chỉ bao gồm một số lượng không xác định máy bay đánh chặn MiG-29M/M2, 30 trực thăng chống tăng Mil Mi-28N và 31 tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir S-1.
Cũng có thông tin cho rằng Thủ tướng Maliki đã ký hợp đồng mua 28 máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ L-159 Alca của hãng Aero Vodochody, Cộng hòa Séc khi ông đến thăm Praha vào tháng 10-2012.
Tuy nhiên, theo suy đoán của các nhà phân tích, có nhiều khả năng Iraq không mua gói vũ khí của Nga - nhà cung cấp chính của Iraq dưới thời cựu Tổng thống Saddam Hussein, hay Cộng hòa Séc, mà nước này chỉ đánh tiếng về các hợp đồng đó để gây áp lực với Mỹ, nhằm thúc đẩy việc bàn giao lô hàng F-16 đầu tiên và các thiết bị quân sự khác mà Iraq đã đặt mua.
Theo thiết kế ban đầu, F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với vai trò tiêm kích đa năng. Trong ảnh, F-16 phóng tên lửa không-đối-không AIM-120 AMRAAM. Ảnh: aeroflight.co.uk
Truyền thông Ả-rập cho hay, ông Maliki đã phàn nàn với Washington về sự chậm trễ trong việc bàn giao các vũ khí trang bị, trong đó có lô hàng F-16 đầu tiên. Họ đã dự định nhận bàn giao vào năm 2012, sau đó bị hoãn sang 2013 và giờ lại dự kiến ​​sang năm 2014.
Nhiều khả năng, lý do của việc chậm trễ đó là Washington có những lo ngại chính trị trong bối cảnh chính quyền Baghdad không có khả năng kiểm soát tình hình đất nước đang trong cảnh “nồi da nấu thịt”: tình trạng xung đột phe phái-sắc tộc ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng từ cuộc nội chiến Syria và chủ nghĩa người Kurd ly khai.
F-16 có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn. Trang bị một động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy F100-PW-220 hoặc F110-GE-100, chiến đấu cơ có thể đạt vận tốc tối đa 2.400km/h, trần bay 15,2km, tầm bay lên đến 3.200 km và có thể xa hơn nếu được tiếp nhiên liệu trên không.
Chiến đấu cơ F-16 có thể mang nhiều loại vũ khí như: một pháo 6 nòng cỡ 20mm (dự trữ hơn 500 viên đạn) trong thân và các loại tên lửa - bom trên các giá treo cánh, thân. Ngoài ra, F-16 còn trang bị mồi bẫy nhiệt để "đánh lừa" tên lửa dẫn đường hồng ngoại của đối phương. Theo thiết kế ban đầu, F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với vai trò tiêm kích đa năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài Mỹ, F-16 được biên chế trong các lực lượng quân sự 25 nước trên thế giới.
Với 16,4 tỉ USD giành cho ngân sách quốc phòng, an ninh năm 2013 và một kế hoạch mua sắm “mạnh tay”, Iraq đang mang đến những cơ hội lớn mà các nhà thầu Quốc phòng của Mỹ không thể bỏ qua bởi họ đang ngày càng phải phụ thuộc vào xuất khẩu do ngân sách quốc phòng trong nước giảm mạnh.
Mới đây, hãng phân tích chiến lược nổi tiếng của Anh Oxford Analytica đã chỉ ra rằng trong những năm tới, Mỹ - nhà cung cấp vũ khí chính của Iraq hiện nay, "sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ đến từ Nga, các nước Liên Xô cũ, châu Âu và châu Á - ám chỉ Trung Quốc". Hãng này cũng cho biết thêm: "Cơ hội bán vũ khí cho Iraq chỉ thực sự lớn khi nước này phải đối mặt với các yêu cầu chi tiêu cấp bách hơn và Baghdad có khả năng tăng ngân sách đầu tư cũng như chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng."
Oxford Analytica kết luận, quốc gia nhiều dầu mỏ Iraq "sẽ chỉ biến thành một thị trường quốc phòng thực sự hấp dẫn sau năm 2020, khi nước này trở thành một trong những “mỏ vàng” của lĩnh vực thương mại quốc phòng".
Ưu tiên hàng đầu của Iraq vào thời điểm hiện tại là nâng cấp và mở rộng ngành công nghiệp năng lượng, trụ cột của kinh tế đất nước, và thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất dầu đạt sản lượng 8-9 triệu thùng/ngày vào năm 2020 so với mức 3 triệu thùng/ngày như hiện nay. Giá dầu tiếp tục cao sẽ đảm bảo cho nước này có thể tăng chi tiêu quốc phòng.
Theo đánh giá, kể từ năm 2005, Mỹ đã bàn giao cho Iraq một lượng vũ khí có trị giá khoảng 19 tỉ USD, trong đó có 36 máy bay tiêm kích F-16IQ/Block 52, đủ để trang bị cho 2 phi đội.
Hiện, Iraq đang lên kế hoạch thiết lập ít nhất 4 căn cứ không quân chủ chốt ở phía bắc, phía nam, phía tây và ngoại vi Thủ đô Baghdad.
Tháng 8-2008, nước này đã mua một gói vũ khí trị giá 10,9 tỉ USD của Mỹ, trong đó có 6 máy bay vận tải C-130J Super Hercules từ hãng Lockheed Martin. Chiếc thứ ba đã được bàn giao vào tháng 12-2012, 3 chiếc còn lại dự kiến trong năm 2013.
Hợp đồng này còn bao gồm 25 trực thăng trinh sát/tấn công Bell 407, 140 xe tăng M1A1 Abrams nâng cấp của General Dynamics Land Systems và 160 xe bọc thép Guardian của hãng Textron Marine and Land Systems.
HỮU ĐÔ (theo Space Daily)

Xem ra JF-17 vẫn rẻ mà chất lượng hơn ối thằng F-16 trừ F-16SA/I
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Vũ khí nhà chú Mèo mà không nâng cấp thì không hiệu quả thôi . Nó mà không đốt tiền thì hàng nó cũng có thua Nga đâu . Hàng chú Tập rẻ nhưng không đảm bảo , thiết bị không tốt , đến radar phòng không bán sang châu Phi ngồi đánh bài hết .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vũ khí nhà chú Mèo mà không nâng cấp thì không hiệu quả thôi . Nó mà không đốt tiền thì hàng nó cũng có thua Nga đâu . Hàng chú Tập rẻ nhưng không đảm bảo , thiết bị không tốt , đến radar phòng không bán sang châu Phi ngồi đánh bài hết .
Con JF-17 này là đối trọng chủ lực xk trong tương lai vs MiG-29, F-16 và Su-30 đây mà
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chờ Pakistan đấu với Ấn Độ để xem Thần Sấm nhà anh Tập béo có đúng như quản cáo không , hàng thì như bát canh đại dương . Nếu không chiến tầm gần với Mig 29 thì hay .
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ko mấy ai nhắc đến e T-50 của Hàn nhỉ, thấy bạn Phi định mua một cơ số
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ko mấy ai nhắc đến e T-50 của Hàn nhỉ, thấy bạn Phi định mua một cơ số
TFA-50 của Hàn tuổi tôm mà đú vs JF17 :-q, mang được max 2 A2A AIM-9, radar từ thời F-20 chủ yếu là để trainer =)) ngoài ra còn có radar EL/M-2032 của DT nhưng ko rõ specs ?! chỉ PR rằng với RCS 1m2 tăng 50% tùy mục tiêu 70-100km ?!



Ảnh minh họa với mục tiêu là Mig 23 rcs = 6m2 (JF-17 2m2-3m2)

Theo mấy anh kầy pop thì dù nhỏ hơn F16 nhưng RCS của TAF50 này vẫn ko = F16 (F16C 1.2-1.5m2 clean/ no load, nó còn ko được thiết kế DSI như JF17) http://ko.wikipedia.org/wiki/T-50_%EA%B3%A8%EB%93%A0%EC%9D%B4%EA%B8%80
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích JF-17 "đón" Thủ tướng TQ


(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích JF-17 Thunder của Không quân Pakistan hôm nay hộ tống máy bay chở Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi đi vào không phận nước này.

Tờ Tribune dẫn nguồn tin chính phủ Pakistan cho hay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thực hiện chuyến thăm tới Pakistan kéo dài 2 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Pakistan kể từ khi nhậm chức vào tháng 3. Trước đó, ông Lý Khắc Cường thăm chính thức Ấn Độ trong 3 ngày.


Theo nguồn tin, 6 tiêm kích JF-17 sẽ bay dẫn đường, hộ tống cho chiếc Boeing 747 chở Thủ tướng Lý Khắc Cường đến căn cứ không quân Nur Khan, nơi mà ông này được chào mừng bằng 21 loạt đại bác.


Trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ có cuộc hội đàm với các lãnh đạo cấp của Pakistan và có một số hoạt động khác.


Ông Lý Khắc Cường sẽ kết thúc chuyến thăm vào ngày thứ 5. Khi đó, chiếc Boeing 747 chở quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục được phi đội 6 tiêm kích JF-17 hộ tống rời khỏi không phận Pakistan.

Tiêm kích đa năng JF-17 của Không quân Pakistan.​
JF-17 được xem là biểu tượng của sự hợp tác hữu nghị Trung Quốc – Pakistan. Thiết kế tiêm kích đa năng này do Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Thành Đô (Trung Quốc) và Tổ hợp Hàng không Pakistan hợp tác phát triển, sản xuất. JF-17 hoạt động chủ yếu trong lực lượng Không quân Pakistan.


Tiêm kích đa năng JF-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Klimov RD-93 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6, bán kính chiến đấu 1.352km, trần bay gần 17km.


Máy bay thiết kế với 7 giá treo trên thân và cánh mang được 3,6 tấn vũ khí (tên lửa, bom) cho phép thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ta nên so thằng này với F-16 , mirage, typhoon hay Jas gripen, mig-29
đừng đi xa quá tiêu chí sử dụng của nó
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhiều nước “mê” tiêm kích giá rẻ JF-17 Trung Quốc


(Kienthuc.net.vn) – Quan chức cấp cao Không quân Pakistan tiết lộ nhiều nước trên thế giới muốn mua tiêm kích giá rẻ JF-17 Thunder do Trung Quốc và nước này sản xuất.

"Chúng tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị của các quốc gia ở Trung Đông, châu Phi và thậm chí là ở Nam Mỹ cũng muốn mua tiêm kích JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất”, Chủ tịch Tổ hợp Hàng không Pakistan Sohail Gul Khan nói.


"Trong những chuyến đi của tôi đến nhiều quốc gia, gần như tất cả quan chức mà tôi đã gặp đều hỏi tôi về tiêm kích mới này cũng như ngỏ lời muốn cùng tham gia dự án phát triển JF-17 Thunder”, ông Khan cho hay.


Ông còn nói thêm rằng, JF-17 là “tiêm kích tiềm năng" và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ và sở hữu hệ thống điện tử tuyệt vời.

Tiêm kích JF-17 của Không quân Pakistan.​


JF-17 Thunder là chiến đấu cơ đa chức năng thế hệ thứ 3 do Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Thành Đô (Trung Quốc) và Tổ hợp Hàng không Pakistan hợp tác phát triển, sản xuất (đơn giá 15-20 triệu USD/chiếc). Trong đó, Thành Đô đảm nhiệm việc nghiên cứu phát triển máy bay, còn Pakistan thực hiện sản xuất và dịch vụ bảo dưỡng.

JF-17 là một ví dụ điển hình về sự hợp tác tích cực giữa ngành công nghiệp hàng không Pakistan và Trung Quốc. Những thành tựu mà Tổ hợp Hàng không Pakistan đạt được trong suốt 40 năm qua chủ yếu nhờ vào sự hợp tác với phía Trung Quốc .


Cũng theo ông Khan, Tổ hợp Hàng không Pakistan sản xuất hơn 40 tiêm kích JF-17 và dự án hợp tác giữa Trung Quốc-Pakistan về chiến đấu cơ này vẫn được tiến hành.


“Đội ngũ nghiên cứu của hai quốc gia sẽ tập trung vào việc nâng cấp vũ khí và hệ thống điện tử. Trong tương lai, biến thể cải tiến JF-17 thiết kế tăng khả năng tàng hình và trang bị thêm hệ thống tiếp nhiên liệu trên không”, ông Khan cho hay.


Ngoài ra, Không quân Pakistan cũng đang để mắt đến những chiến đấu cơ khác của Trung Quốc. Nước này có thể đưa ra đề nghị hợp tác sản xuất những mẫu máy bay chiến đấu đó trong tương lai với phía Bắc Kinh.


Những ý kiến của ông Khan được đưa ra vào ngày hôm qua sau khi phi đội 6 tiêm kích JF-17 Thunder của Không quân Pakistan hộ tống máy bay Boeing 747 chở Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi đi vào không phận nước này.


Hiện đại mà rẻ

Tiêm kích JF-17 Thunder được xem là một trong những loại chiến đấu có giá rẻ nhất thế giới (khoảng 15-20 triệu USD/chiếc), nhưng vẫn sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại, vũ khí chính xác cao.


JF-17 có chiều dài 14,97m, cao 4,77m, sải cánh 9,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 12,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-93 cho phép đạt tốc độ tối đa vượt âm thanh Mach 1,8, bán kính chiến đấu 1.500km, trần bay 16,7km.


Máy bay thiết kế với hệ thống điện tử hàng không tiên tiến gồm radar điều khiển hỏa lực đa chế độ KLJ-7 do Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Nam Kinh (Trung Quốc) chế tạo. Radar có thể theo dõi 10 mục tiêu và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.


Ngoài ra, máy bay còn trang bị hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống chiến tranh điện tử.

JF-17 mang 2 đạn tên lửa chống tàu C-802.​

Buồng lái JF-17 khá tiện nghi với 3 màn hình màu tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay, tình trạng vũ khí, thông tin trên màn hình có thể bằng tiếng Trung hoặc nhiều ngôn ngữ khác. Phi công lái máy bay còn trang bị hệ thống ngắm mục tiêu tích hợp trên mũ bay.


Về hệ thống vũ khí, JF-17 thiết kế với 7 giá treo có thể mang 3,6 tấn vũ khí làm nhiệm vụ tấn công diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và mặt biển.


Để thực hiện nhiệm vụ đối không, JF-17 mang tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E (tầm bắn 18km), PL-9C (22km), tên lửa đối không tầm xa PL-12 (tầm bắn 70-100km).


Trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, JF-17 có thể mang bom dẫn đường quang điện H-2/H-4, bom dẫn đường vệ tinh LS-6, bom dẫn đường laser LT-2 hoặc bom, rocket không điều khiển.


Đối với tác chiến chống mục tiêu mặt nước, JF-17 mang tên lửa hành trình chống tàu C-802A (tầm bắn 180km) hoặc C-803 (tầm bắn 255km).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top