[Funland] JF-17 theard

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Ẩn số tên lửa “con cưng” của tiêm kích rẻ tiền JF-17

Sự xuất hiện tên lửa CM-400AKG được cho là kết quả tất yếu của chương trình phát triển vũ khí dẫn đường do Trung Quốc thực hiện.



Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc đã xác nhận thông tin có liên quan đến đặc điểm tác chiến của tên lửa CM-400AKG: độ cao so với mặt nước biển khi phóng của nó có thể đạt 7 - 11 km, tốc độ hành trình đạt Mach 0,9.​


Tên lửa có độ dài 5,165 m, đường kính 400 mm, tầm bắn 100 - 240 km, mang theo đầu đạn lõm nặng 200 kg.​


Trọng lượng phóng của CM-400AKG là 910 kg, tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho phép bay với tốc độ siêu âm giai đoạn cuối.​


Một năm trước, tư liệu đánh giá tốc độ bay của tên lửa này tương đối cao, cho rằng tốc độ tên lửa hành trình mới của Trung Quốc có thể đạt đến Mach 3,5 - 4.​


Nhưng hiện tại, tốc độ hành trình thực tế của tên lửa ước tính ít hơn 2/3.​


Tên lửa hành trình có thể mang được 2 loại đầu đạn gồm: đầu đạn nổ phá có trọng lượng 150 kg hoặc đầu đạn xuyên giáp nặng 200 kg. Theo suy đoán, CM-400AKG có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc phá hủy tàu chiến hiện đại.​


Nhưng tính năng tác chiến thực sự của tên lửa này như thế nào vẫn cần phải xem xét đến khả năng của hệ thống dẫn đường.​


Căn cứ vào thông tin công khai, CM-400AKG sẽ trang bị chủ yếu trên máy bay chiến đấu Kiêu Long FC-1 (Pakistan gọi là JF-17 Thunder).​


Khi phóng tên lửa, máy bay cần bay ở tốc độ khoảng 750 - 800 km/h, độ cao phóng trong khoảng 7.000 - 11.000 m.​


Độ cao bay của tên lửa hành trình cùng loại của các quốc gia khác khi phóng từ mặt đất và trên biển không cao, vì vậy xuất hiện những hạn chế nhất định.​


Tên lửa Trung Quốc có thể tiến hành phóng ở độ cao tương đối lớn, điều này nâng cao khả năng khó bị tấn công của máy bay mang tên lửa.​


Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc không tiết lộ chính xác tốc độ tối đa của tên lửa CM-400AKG, đây có thể là đặc điểm gây chú ý nhất cho dư luận bên ngoài.​


Trước đó có tin cho rằng tốc độ tối đa của nó có thể đạt Mach 4,5.​


Trong khi đó, số liệu khác của Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho thấy, sau khi phóng, tên lửa CM-400AKG leo lên độ cao lớn so với mặt nước biển, đồng thời tấn công mục tiêu bằng phương thức bổ nhào với tốc độ cao.​


 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Xét một cách tổng thể, em JF 17 này thiết kế khá giống MiG 23 của LX nhể!b-)
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Pakistan tự mua động cơ phản lực Nga

04/12/2014 20:15
thích

Chia sẻ:
Giới chức quân sự Pakistan đang cân nhắc khả năng liên hệ trực tiếp với Nga để mua động cơ phản lực luồng kép RD-93 lắp trên máy bay chiến đấu JF-17 Thunder mà không cần đối tác Trung Quốc làm trung gian.

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif xác nhận với tạp chí quân sự Janes ngày 4-12.

Theo lời ông này, việc cung cấp động cơ RD-93 có thể thực hiện theo khuôn khổ thoả thuận hợp tác kỹ thuật quân sự sẽ được Moscow và Islamabad dự kiến ký vào ngày 20-12 tới.

Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder.

Bộ Quốc phòng Pakistan tính toán, nếu nhập động cơ RD-93 trực tiếp từ Nga sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhờ bỏ đi “phần trung gian” qua đối tác Trung Quốc.

BÀI LIÊN QUAN

Ẩn số tên lửa “con cưng” của tiêm kích rẻ tiền JF-17
Myanmar mua JF-17 của TQ: Rước họa vì ham hàng rẻ?
Vì sao tiêm kích JF-17 Trung Quốc giá rẻ mà vẫn ế?

Islamabad hiện lên kế hoạch mua ít nhất 150 động cơ RD-93 và ký với Moscow thêm một vài hợp đồng cung cấp vũ khí và sản phẩm quân sự.

Hiện tại, động cơ RD-93 đang được sử dụng trên sản phẩm chiến đấu cơ JF-17 hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan.

Tuy nhiên, do phía Trung Quốc chưa thể tự chủ được công nghệ chế tạo động cơ phản lực, nên phải mua động cơ của Nga và chuyển giao cho Tập đoàn Pakistan Aeronautical Complex để lắp ráp JF-17 tại Kamra.

Quy trình này được thực hiện do trước đây việc lắp ráp JF-17 được thực hiện hoàn toàn tại Trung Quốc.

Ngoài lắp đặt trên JF-17, việc Pakistan tự chủ mua động cơ RD-93 cũng nhằm giảm giá thành máy bay chiến đấu thế hệ 5 FC-31 mà Islamabad đang quan tâm. (Trung Quốc dự kiến thời gian đầu vẫn dùng động cơ RD-93 trên máy bay FC-31).

Trung tuần tháng 11-2014, Pakistan đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Trung Quốc về khả năng mua ít nhất 40 máy bay FC-31 mới.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc sắp có "đống" khách hàng?
Cập nhật lúc: 21:00 05/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc
Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc
Biến thể tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc có gì lạ?
(Kiến Thức) - Sau Nigeria, có vẻ như Argentina cũng đã có ý đồ mua máy bay chiến đấu đa năng JF-17 của Trung Quốc để hiện đại hóa không quân.
Tạp chí The Diplomat đưa tin, có dấu hiệu cho thấy các nước như Argentina và Nigeria có thể muốn mua máy bay chiến đấu JF-17.
Argentina có thể trở thành khách hàng thứ 3 của JF-17 rẻ tiền.
Do yêu cầu cấp bách của Argentina là phải điều chỉnh phi đội máy bay chiến đấu của nước này, mà trong kho máy bay chiến đấu hiện nay của nước này tràn đầy tài sản từ thời chiến tranh Falkland 1982. Nhưng không may cho chính phủ Argentina là trong bất kỳ giao dịch mua máy bay chiến đấu nào từ châu Âu của Argentina thì Anh đều có thể thực hiện “phủ quyết” hiệu quả.
Theo đó, doanh nghiệp chế tạo Anh tham gia vào việc sản xuất máy bay tàng hình F-35, máy bay Typhoon của châu Âu, máy bay chiến đấu Gripen, cho nên có thể dễ dàng phủ quyết việc bán máy bay chiến đấu cho Argentina.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu của Mỹ cũng giống như Anh cũng có thể thực hiện sức ép tương tự. Như vậy lựa chọn của Argentina sẽ không nhiều, chỉ có thể chuyển sang Nga hoặc Trung Quốc và rõ ràng chính phủ Argentina đang tiếp xúc với 2 nước này.
Nếu xuất khẩu thành công tiêm kích JF-17 có thể giúp Trung Quốc hình thành một mối quan hệ mua sắm và bảo trì bền vữngvới các nước mua máy bay chiến đấu, điều này có thể sẽ có lợi cho việc xuất khẩu một loại máy bay chiến đấu khác.
Vì trong giao dịch vũ khí hiện đại, doanh nghiệp thành công đều phải thiết lập mối quan hệ với nước mua, cho nên việc xuất khẩu của máy bay chiến đấu JF-17 có thể sẽ là sự khởi đầu của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Hoặc nếu một khi Không quân Argentina cảm thấy hài lòng đối với tiêm kích JF-17, thì rất có thể sẽ xem xét đến việc mua máy bay chiến đấu J-31.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Máy bay JF-17 Trung Quốc: "bạn thân" của những quốc gia "ít tiền"
Anh Tuấn | 17/11/2015 14:30

0

Chia sẻ:


Đòn đánh phủ đầu kinh hoàng nhấn chìm Iraq

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và đối tác là Công ty Hàng không Pakistan (PAC) đã ký kết một thương vụ bán máy bay JF-17 Thunder cho một quốc gia giấu tên.
Thực hư chuyện "quốc gia châu Á giấu tên" mua JF-17 Trung Quốc
Pakistan và Trung Quốc trước đó đã đưa ra công bố tương tự tại Triển lãm Hàng không Paris vào đầu năm nay. Trung Quốc hướng loại phi cơ chiến đấu này cho những quốc gia đang cần một loại máy bay có chi phí thấp.

Máy bay JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phối hợp sản xuất.

“Sau nhiều năm hợp tác phát triển và quảng bá, Trung Quốc và Pakistan đã ký hợp đồng với một khách hàng nhằm cung cấp máy bay JF-17 Thunder”, hãng AVIC thông báo.

“Trung Quốc và Pakistan đang ngày càng nâng cao kỹ năng trong việc chế tạo JF-17 Thunder, và máy bay đã trở thành một sự thay thế lý tưởng đối với các phi cơ thế hệ thứ hai của không quân nhiều nước trên thế giới”.

Mặc dù được coi là đối tác phát triển, Pakistan cũng là khách đầu tiên và duy nhất của máy bay JF-17, hiện không được sử dụng trong Không quân Trung Quốc.

JF-17 thay thế một loạt các loại phi cơ đã có tuổi của Islamabad, bao gồm Chengdu F-7, Mirage III, Mirage V và A-5 Fatan, đồng thời phối hợp hoạt động với các máy bay Lockheed Martin F-16 hiện có.

Theo AVIC, Phó Chỉ huy Không quân Pakistan Arshad Malik cho biết nước này hiện có 60 chiếc JF-17 và trong tương lai họ sẽ mua thêm 40 chiếc nữa. Ông Malik nói rằng các mẫu JF-17 mới sẽ được nâng cấp để có thể được tiếp liệu trên không.

Ngoài ra máy bay cũng được trang bị hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống chiến tranh điện tử và nhiều loại vũ khí chính xác mới. Ông Malik nói rằng một phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của JF-17 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm tới.

Máy bay JF-17, là một mẫu phi cơ chiến đấu có giá rẻ đơn thuần. Nó được trang bị động cơ Klimov RD-93, giúp máy bay có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 1,6.

Máy bay sử dụng tên lửa PL-9C, khiến khả năng chiến đấu của nó trong các tình huống không chiến là khá tốt. Bên cạnh đó, trên máy bay có radar KLJ-7 cho phép phi công có thể dễ dàng quan sát tình hình.

Các phiên bản sau này của máy bay cho phép nó có thể được tiếp liệu trên không và hệ thống điện tử buồng lái được nâng cấp.

Mới đây Trung Quốc tiếp tục phát triển một mẫu JF-17 mới được lắp đặt hệ thống rađa điện tử quét mạng pha hiện đại, thiết bị định hướng gắn trên mũ đội đầu, thiết bị tìm kiếm bằng tia hồng ngoại cùng một loạt vũ khí mới.

Loại máy bay này cũng sẽ thay thế động cơ RD-93 của Nga bằng động cơ Guizhou WS-13 do Trung Quốc sản xuất.

Mặc dù Trung Quốc liên tục cải tiến JF-17, nó sẽ không bao giờ là máy bay lợi hại nhất. Nó vốn được thiết kế dành cho các nước đang phát triển, và khả năng chiến đấu của nó vừa đủ mà lại không tốn quá nhiều chi phí.

Tuy nhiên, JF-17 được chế tạo với số lượng lớn và có thể cạnh tranh với tất cả các loại máy bay thế hệ thứ hai. Có thể coi loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc là một thành công, nếu trong tương lai sẽ có nhiều nước hỏi mua chúng.
http://soha.vn/quan-su/ma-y-bay-jf-...-nhung-quoc-gia-it-tien-20151117140916124.htm
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Pakistan thằng thừng từ chối lắp động cơ Trung Quốc cho JF-17
Cập nhật lúc: 08:00 23/11/2015

TIN LIÊN QUAN

Tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc mất khách sộp
Pakistan mua Su-35 Nga vì tiêm kích JF-17 Trung Quốc kém

(Kiến Thức) - Nhà sản xuất máy bay cũng như Không quân Pakistan vẫn kiên quyết từ chối việc trang bị động cơ nội địa Trung Quốc cho dòng chiến đấu cơ JF-17.
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Tổ hợp liên hợp hàng không (PAC) của Pakistan đã từ chối kế hoạch thay thế mẫu động cơ phản lực Klimov RD-93 dành cho dòng chiến đấu cơ JF-17 từ phía đối tác Trung Quốc là Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC).
Một số quan chức thuộc Không quân Pakistan tiết lộ với Jane’s rằng, đại diện phía AVIC đã gửi một số lời đề nghị không chính thức về việc thay thế các động cơ RD-93 hiện tại của JF-17 từ vài tháng nay, tuy nhiên cả phía PAC hay Không quân Pakistan đều đang hài lòng với dòng động cơ do Nga chế tạo này.

Dù là hai đối tác chính trong chương trình JF-17 nhưng Pakistan thật sự không hài lòng về các mẫu động cơ phản lực do Trung Quốc chế tạo.


Trong khi đó, một quan chức cao cấp của PAC cho biết, quá trình thiết kế JF-17 cả phía Pakistan và Trung Quốc đều đã đánh giá lựa chọn một số mẫu động cơ nhất định. Tuy nhiên mẫu động cơ RD-93 của Nga là lựa chọn phù hợp nhất cho tới thời điểm hiện tại. Và hiện nay PAC cũng đang làm với với công ty chế tạo động cơ Klimov của Nga nhằm tối ưu hóa mẫu động cơ phản lực này.
Bước đầu, PAC đã bắt đầu xây dựng một khu liên hợp hàng không quy mô có đủ khả năng thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng các động cơ RD-93 của nước này tại khu vực Kamra, phía bắc Pakistan.
Vị đại diện này của PAC còn khẳng định rằng, nếu RD-93 chỉ là một giải pháp tạm thời trong lúc AVIC phát triển được một dòng động cơ phản lực mới dành cho JF-17 thì PAC đã không dành một nguồn lực để xây dựng khu liên hợp hàng không mới tại Kamra. Trong khi đó việc sử dụng các động cơ phản lực do Trung Quốc phát triển sẽ không mang lại bất cứ ý nghĩ gì cũng như gây tăng ngân sách dành cho chương trình JF-17.

Mẫu động cơ phản lực Klimov RD-93 do Nga sản xuất.
Tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Air Show - 2015 trong một cuộc phỏng vấn với Jane’s các quan chức Không quân Pakistan cho biết, nước này đang cải tiến lại thiết kế của JF-17 với nền tảng chính vẫn là động cơ phản lực RD-93 nhằm tiềm kiếm các khách hàng xuất khẩu tiềm năng cho JF-17.
Điều này không phải hoàn toàn không có cơ sở khi tại triển lãm không quốc tế Airshow Paris - 2015 JF-17 đã dành được sự quan tâm rất lớn từ hơn 10 quốc gia và cho tới hiện tại PAC đã làm việc với 5 khách hàng tiềm năng trong số đó.
 

buonduale

Xe tăng
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,861
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đông cơ phò thì bay lên nó chết máy thì bỏ mệ , nên từ chối là đúng ha ha ha chết mệ bọn khự toàn dùng đồ ăn cắp chất xám
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc lộ biến thể mới
Cập nhật lúc: 08:00 02/02/2016

TIN LIÊN QUAN

Tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc mất khách sộp
Tiêm kích JF-17 Trung Quốc đánh bại LCA Ấn Độ ở Sri Lanka

(Kiến Thức) - Dòng tiêm kích đa năng JF-17 của Trung Quốc sẽ sớm được nâng cấp với cần tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống radar mới.
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, những hình ảnh đầu tiên về biến thể mới của dòng tiêm kích đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAC) Trung Quốc chế tạo vừa xuất hiện trên các trang mạng quân sự của nước này với tên mã là JF-17 Block II.
JF-17 Thunder hay còn được gọi FC-1 (mẫu ở Trung Quốc) là dòng tiêm kích đa năng thế hệ mới phát triển dưới sự hợp tác giữa Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô và Tổ hợp công nghệ hàng không Pakistan, trong đó FC-1 là biến thể xuất khẩu dành cho Không quân Pakistan.

Hình ảnh nguyên mẫu đầu tiên của JF-17 Block II trong chuyến bay thử nghiệm tại CAC.


Những hình đầu tiên của JF-17 Block II được chụp lại tại sân bay thử nghiệm của CAC với thay đổi dễ nhận thấy nhất là việc nó được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không. Đây có thể xem là bước đột phá mới trong thiết kế của JF-17. Với hệ thống ống dẫn nhiên liệu được bố trí hợp lý nằm phía dưới khung máy bay và có thể tháo rời khi cần thiết.
Theo một số báo cáo của CAC công bố gần đây cho thấy, việc trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không sẽ xuất hiện ở cả hai biến thể nâng cấp của JF-17 và FC-1. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được xác thực khi trước đó vào năm 2013, CAC cũng từng phát triển một nguyên mẫu JF-17 tại Pakistan với cần tiếp nhiên liệu trên không nhưng có thiết kế khác so với JF-17 Block II.
Theo đó thiết kế cần tiếp nhiên liệu trên không của JF-17 trước đây đa phần giống thiết kế cần tiếp nhiên liệu do hãng Denel Aviation của Nam Phi phát triển. Và điều này không có gì khó hiểu khi Denel Aviation trước đây từng hổ trợ Không quân Pakistan trang bi thêm cần tiếp nhiên liệu trên không trên một số chiếc tiêm kích Mirage III của nước này.

Cần tiếp nhiên liệu của biến thể JF-17 được giới thiệu tại Pakistan vào năm 2013.
Hình ảnh biến thể tiêm kích JF-17 Block II mới xuất hiện trên các trang mạng quân sự Trung Quốc vào đầu tháng này trong một chuyến bay thử nghiệm tại CAC. Bên cạnh trang bị thêm cần tiếp nhiên liệu trên không JF-17 Block II cũng được trang bị lại hệ thống radar KLJ-7 V2 do Viện nghiên cứu công nghệ và điện tử Nam Kinh phát triển. Cùng với đó hệ thống truyền dẫn dữ liệu mới được cải tiến nhằm giúp JF-17 Block II có thể tích hợp thêm một số loại tên lửa không đối không và vũ khí dẫn đường chính xác.
Trước đó vào 24/1 trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc cũng đưa tin về việc một chiếc FC-1 của Pakistan tiến hành phóng thử nghiệm dòng tên lửa hành trình Ra'ad (Thunder) do nước này tự phát triển với tầm bắn được giới thiệu lên tới 350km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Đợt phóng thử nghiệm gần đây nhất của tên lửa hành trình Ra'ad vào 19/1 tuy nhiên trong đợt thử nghiệm này phía Pakistan lại không đề cập tới việc sẽ tích hợp Ra'ad lên trên những chiếc FC-1.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top