Em vốn có nhiều bạn Nhật, đã suýt ra Uỷ ban với một gái Nhật. Nhưng cũng không khỏi bị ấn tượng khi đặt chân đến đây.
Ấn tượng ngay từ khi bước chân lên máy bay của Japan Airlines. Tiếp viên cực thân thiện. Em đã gặp nhiều tiếp viên thân thiện nhưng chưa có hãng nào đạt đến độ thân thiện và lưu ý đến tiểu tiết như của JAL. Họ rất để ý và đã sẵn sàng phục vụ trước khi các cụ kịp yêu cầu.
Mỗi hàng ghế, thay vì có 3 ghế bên hông thì máy bay chỉ có 2 nên bề ngang khá thoải mái. Khoảng cách với ghế trước cũng xa hơn bình thường khoảng 30cm nên leg room rất rộng rãi. Quá nửa máy bay là ghế hạng thương gia nên đã vắng lại càng vắng.
Xuống sân bay với tâm trạng hơi lo lắng về vấn đề ngôn ngữ các cụ ạ. Việc đầu tiên là phải trang bị ít tiền. Máy ATM trông hơi kỳ quái, may mà có song ngữ. Có tận 2 máy tính bên tay trái, một cái để kiểm tra, cái còn lại chắc để kiểm tra cái thứ nhất chăng. Sau này em mới thấy, họ rất kỹ và cẩn thận khi giao tiền. Tiền phải được đặt lên khay kể cả là trên taxi, tiền trả lại được đếm cẩn thận, từng tờ, từng xu.
Chỗ này (khoảng 10 triệu VN đồng) chắc là tiêu nhòe
Tiền giấy có mệnh giá từ 1000 trở lên, tiền xu từ 500 đổ xuống. Cũng phải mất mấy hôm em mới quen với việc đếm xu, bời vì cứ rút tiền giấy ra trả thì chả mấy chốc túi đầy ặc tiền xu.
Viêc thứ 2 là mua vé tàu. Hê thống tàu điện ngầm ở đây đã phức tạp thì chớ lại rất manh múm. Mỗi line có thể là một công ty đường sắt khác nhau và dùng station khác nhau. Có 7 công ty và JR East là công ty lớn nhất.
Japan Rail Pass này đi được Shinkansen và khá nhiều line địa phương, cách duy nhất để biết có đi được hay không là cứ vào trạm gác hỏi. Là khách hàng của một công ty Nhật thì các cụ cứ yên tâm, chắc chắn sẽ có người hỗ trợ tận tình. Tuy nhiên, quá nhiều thủ tục, giấy tờ và nhân lực cho một tấm vé tàu. Tại sao họ không dùng vé điện tử là câu hỏi khó? Họ muốn giữ lượng nhân công này hay vì nó không hiệu quả bằng?
Tàu Narita Express về Tokyo rất rộng, sạch vắng vẻ và đi hết khoảng 1 tiếng.
Hóa ra việc chuyển ga, chuyển tàu cũng không quá phức tạp. Toàn bộ hệ thống biển báo, loa phát thanh đều có song ngữ và tàu chạy đúng giờ thì đừng hỏi.
Trên tàu, việc nhường ghế cho phụ nữ, trẻ con, người già có vẻ không phổ biến lắm. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang và xem điện thoại.
Cuối cùng, cả nhà cũng tha lôi nhau dưới trời mưa gió về tới khách sạn.
Một trong những cái áo exquisite nhất mà em từng thấy.
Sau khi gửi lại hành lý vì chưa đến giờ check in, cả nhà lên taxi, đánh đu một vòng xem Tokyo thế nào. Cũng giống như Hong Kong, taxi ở đây chủ yếu là Toyota Crown đời ở kìa. Nhưng chạy rất bốc và êm.
Đi taxi em mới cảm nhận được thế nào gọi là dân số già. Trái ngược hẳn với Việt nam, lái taxi ở đây toàn các cụ cao niên, ít cũng phải 50 đổ lên.
Hạ cánh xuống Akihabara, một quận trung tâm của Tokyo với các mặt hàng điện tử kiểu chợ giời.
2 siệu thị khá lớn ở đây là Big Camera và Yodobashi.
Sau một ngày vất vưởng, cuối cùng cả nhà cũng được check in. Khách sạn này theo lối cổ với chiếu cói, cửa gỗ kéo, bàn uống trà, nói chung trông rất giống với khung cảnh một số phim Nhật bản đang thịnh hành ở Việt nam hiện nay.
Bồn ngâm nước bằng gỗ.
Tuyệt vời nhất sau một ngày cuốc bộ dưới trời mưa phùn và cái lạnh 10 độ là một phòng xông hơi riêng.
Ấn tượng ngay từ khi bước chân lên máy bay của Japan Airlines. Tiếp viên cực thân thiện. Em đã gặp nhiều tiếp viên thân thiện nhưng chưa có hãng nào đạt đến độ thân thiện và lưu ý đến tiểu tiết như của JAL. Họ rất để ý và đã sẵn sàng phục vụ trước khi các cụ kịp yêu cầu.
Mỗi hàng ghế, thay vì có 3 ghế bên hông thì máy bay chỉ có 2 nên bề ngang khá thoải mái. Khoảng cách với ghế trước cũng xa hơn bình thường khoảng 30cm nên leg room rất rộng rãi. Quá nửa máy bay là ghế hạng thương gia nên đã vắng lại càng vắng.
Xuống sân bay với tâm trạng hơi lo lắng về vấn đề ngôn ngữ các cụ ạ. Việc đầu tiên là phải trang bị ít tiền. Máy ATM trông hơi kỳ quái, may mà có song ngữ. Có tận 2 máy tính bên tay trái, một cái để kiểm tra, cái còn lại chắc để kiểm tra cái thứ nhất chăng. Sau này em mới thấy, họ rất kỹ và cẩn thận khi giao tiền. Tiền phải được đặt lên khay kể cả là trên taxi, tiền trả lại được đếm cẩn thận, từng tờ, từng xu.
Chỗ này (khoảng 10 triệu VN đồng) chắc là tiêu nhòe
Tiền giấy có mệnh giá từ 1000 trở lên, tiền xu từ 500 đổ xuống. Cũng phải mất mấy hôm em mới quen với việc đếm xu, bời vì cứ rút tiền giấy ra trả thì chả mấy chốc túi đầy ặc tiền xu.
Viêc thứ 2 là mua vé tàu. Hê thống tàu điện ngầm ở đây đã phức tạp thì chớ lại rất manh múm. Mỗi line có thể là một công ty đường sắt khác nhau và dùng station khác nhau. Có 7 công ty và JR East là công ty lớn nhất.
Japan Rail Pass này đi được Shinkansen và khá nhiều line địa phương, cách duy nhất để biết có đi được hay không là cứ vào trạm gác hỏi. Là khách hàng của một công ty Nhật thì các cụ cứ yên tâm, chắc chắn sẽ có người hỗ trợ tận tình. Tuy nhiên, quá nhiều thủ tục, giấy tờ và nhân lực cho một tấm vé tàu. Tại sao họ không dùng vé điện tử là câu hỏi khó? Họ muốn giữ lượng nhân công này hay vì nó không hiệu quả bằng?
Tàu Narita Express về Tokyo rất rộng, sạch vắng vẻ và đi hết khoảng 1 tiếng.
Hóa ra việc chuyển ga, chuyển tàu cũng không quá phức tạp. Toàn bộ hệ thống biển báo, loa phát thanh đều có song ngữ và tàu chạy đúng giờ thì đừng hỏi.
Trên tàu, việc nhường ghế cho phụ nữ, trẻ con, người già có vẻ không phổ biến lắm. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang và xem điện thoại.
Cuối cùng, cả nhà cũng tha lôi nhau dưới trời mưa gió về tới khách sạn.
Một trong những cái áo exquisite nhất mà em từng thấy.
Sau khi gửi lại hành lý vì chưa đến giờ check in, cả nhà lên taxi, đánh đu một vòng xem Tokyo thế nào. Cũng giống như Hong Kong, taxi ở đây chủ yếu là Toyota Crown đời ở kìa. Nhưng chạy rất bốc và êm.
Đi taxi em mới cảm nhận được thế nào gọi là dân số già. Trái ngược hẳn với Việt nam, lái taxi ở đây toàn các cụ cao niên, ít cũng phải 50 đổ lên.
Hạ cánh xuống Akihabara, một quận trung tâm của Tokyo với các mặt hàng điện tử kiểu chợ giời.
2 siệu thị khá lớn ở đây là Big Camera và Yodobashi.
Sau một ngày vất vưởng, cuối cùng cả nhà cũng được check in. Khách sạn này theo lối cổ với chiếu cói, cửa gỗ kéo, bàn uống trà, nói chung trông rất giống với khung cảnh một số phim Nhật bản đang thịnh hành ở Việt nam hiện nay.
Bồn ngâm nước bằng gỗ.
Tuyệt vời nhất sau một ngày cuốc bộ dưới trời mưa phùn và cái lạnh 10 độ là một phòng xông hơi riêng.