[CCCĐ] Japan - Đất nước của những con người kỳ lạ

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi

















Tương truyền cô nào tìm được cục đá này sẽ vớ được một anh ra gì, mèo mù vớ cá rán.





Một cửa hàng bán dưa cà mắm muối. Túi nilon được sử dụng khắp nơi và nhiều tới phát ngợp. Mỗi một mẩu bánh bằng ngón tay cũng được bọc trong túi nilon, rồi lại thêm hai lần bọc bên ngoài, rồi túi xách. Để ăn một miếng bánh có lẽ cũng phải vứt đi một khối lượng tương đương plastic. Tuy rằng các công đoạn thu thập rác tái chế của Nhật rất tốt nhưng các chỉ số công nghiệp cho thấy Nhật không nằm trong các nước đứng đầu về tái chế. Ý thức của người dân về các vấn đề môi trường liên quan tới rác thải nhựa công nghiệp không cao. Giới doanh nhân thì lại cho rằng đây là một cách mà các nước phương Tây bắt nạt người Nhật, cũng như vấn đề về săn cá voi.



















 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Những loại xe phổ biến thế giới như Toyota Altis, Camry, Land Cruiser; Mitsu Lancer, Subaru WRX, Suzuki Swift v.v.. lại rất hiếm trên đường mà thay vào đó là những chiếc xế hộp đúng nghĩa đen như này. Ít tiêu thụ, dễ tiến dễ lùi dễ park, rộng rãi chở được nhiều thứ.
Ước mơ 4 bánh không cần phải quá phức tạp nếu ta chỉ nhìn vào giá trị sử dụng.










 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Với những nước không dùng nhiều tiếng Anh thì vũ khí của em vẫn luôn là Google map và Google translate.
Google map có thể hiển thị cả các public transport, chuyển tàu ở đâu, ga số mấy, tuyến nào, vé bao tiền và có luôn cả giá taxi, Uber.

Lần đầu tiên em dùng Google translate.





Kết quả khá khả quan.



Trở lại Tokyo, 800 cây đào bên bờ sông Meguro (phải đọc là Mê gu RỘ, gần như đuôi từ nào cũng dùng dấu nặng, nếu các cụ muốn hỏi đường) đã kịp ra hoa.





















Kết thúc chuyến đi bằng một bữa teppanyaki. Mấy ngày liền toàn ăn cá làm em oải hết cả người.















Nước Nhật rất sạch, đẹp, văn minh và an toàn. Sống với những người có ý thức cao hẳn là rất dễ chịu, chả phải phàn nàn ai và chả ai ảnh hưởng mình. Nhưng sống ở một nơi nghiêm chỉnh đến khắc nghiệt như này thì chắc không phải chỗ của em. Thang máy ở khách sạn có một bác tầm 60 tuôi, râu tóc bạc phơ làm bảo vệ. Mỗi lần đi qua, bác đều gập người, cúi đầu chào em có lẽ không ít hơn chục cái, làm em cũng phải phải chào lại, chứ chả nhẽ lại đứng thỗn ra đấy thì cũng ngại. Thậm chí còn không dám quay lưng đi vào mà phải đi giật lùi. Mà đi chơi về, người đã đau như bị đánh thì chớ nhưng có lẽ cái quan trọng sự gò bó trong suy nghĩ. Thỉnh thoảng em phải cuốc bộ lên tầng trên rồi bắt thang máy để bỏ qua màn chào hỏi rất tốn sức này.
Xã hội trọng nam khinh nữ này cũng không phải là nơi quá lý tưởng để lập gia đình, sinh con đẻ cái. Người đàn ông chịu quá nhiều sức ép trong công việc, người phụ nữ không được đánh giá tương xứng với những nỗ lực của họ bỏ ra cho gia đình.
Với lại em cũng rất yêu cá voi :D
 

Ối Giời Ơi

Xe tăng
Biển số
OF-312425
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
1,772
Động cơ
258,320 Mã lực
cụ làm e nhớ Nhật quá , công việc và đk chưa cho phép e quay lại . Nhưng chăc chắn 1 ngày k xa e sẽ trở lại Nhật .
 

LONGEVN

Xe tải
Biển số
OF-519536
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
227
Động cơ
178,479 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hoang hoa thám
Em vốn có nhiều bạn Nhật, đã suýt ra Uỷ ban với một gái Nhật. Nhưng cũng không khỏi bị ấn tượng khi đặt chân đến đây.
Ấn tượng ngay từ khi bước chân lên máy bay của Japan Airlines. Tiếp viên cực thân thiện. Em đã gặp nhiều tiếp viên thân thiện nhưng chưa có hãng nào đạt đến độ thân thiện và lưu ý đến tiểu tiết như của JAL. Họ rất để ý và đã sẵn sàng phục vụ trước khi các cụ kịp yêu cầu.


Mỗi hàng ghế, thay vì có 3 ghế bên hông thì máy bay chỉ có 2 nên bề ngang khá thoải mái. Khoảng cách với ghế trước cũng xa hơn bình thường khoảng 30cm nên leg room rất rộng rãi. Quá nửa máy bay là ghế hạng thương gia nên đã vắng lại càng vắng.



Xuống sân bay với tâm trạng hơi lo lắng về vấn đề ngôn ngữ các cụ ạ. Việc đầu tiên là phải trang bị ít tiền. Máy ATM trông hơi kỳ quái, may mà có song ngữ. Có tận 2 máy tính bên tay trái, một cái để kiểm tra, cái còn lại chắc để kiểm tra cái thứ nhất chăng. Sau này em mới thấy, họ rất kỹ và cẩn thận khi giao tiền. Tiền phải được đặt lên khay kể cả là trên taxi, tiền trả lại được đếm cẩn thận, từng tờ, từng xu.



Chỗ này (khoảng 10 triệu VN đồng) chắc là tiêu nhòe :))
Tiền giấy có mệnh giá từ 1000 trở lên, tiền xu từ 500 đổ xuống. Cũng phải mất mấy hôm em mới quen với việc đếm xu, bời vì cứ rút tiền giấy ra trả thì chả mấy chốc túi đầy ặc tiền xu.



Viêc thứ 2 là mua vé tàu. Hê thống tàu điện ngầm ở đây đã phức tạp thì chớ lại rất manh múm. Mỗi line có thể là một công ty đường sắt khác nhau và dùng station khác nhau. Có 7 công ty và JR East là công ty lớn nhất.



Japan Rail Pass này đi được Shinkansen và khá nhiều line địa phương, cách duy nhất để biết có đi được hay không là cứ vào trạm gác hỏi. Là khách hàng của một công ty Nhật thì các cụ cứ yên tâm, chắc chắn sẽ có người hỗ trợ tận tình. Tuy nhiên, quá nhiều thủ tục, giấy tờ và nhân lực cho một tấm vé tàu. Tại sao họ không dùng vé điện tử là câu hỏi khó? Họ muốn giữ lượng nhân công này hay vì nó không hiệu quả bằng?



Tàu Narita Express về Tokyo rất rộng, sạch vắng vẻ và đi hết khoảng 1 tiếng.


Hóa ra việc chuyển ga, chuyển tàu cũng không quá phức tạp. Toàn bộ hệ thống biển báo, loa phát thanh đều có song ngữ và tàu chạy đúng giờ thì đừng hỏi.




Trên tàu, việc nhường ghế cho phụ nữ, trẻ con, người già có vẻ không phổ biến lắm. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang và xem điện thoại.



Cuối cùng, cả nhà cũng tha lôi nhau dưới trời mưa gió về tới khách sạn.











Một trong những cái áo exquisite nhất mà em từng thấy.




Sau khi gửi lại hành lý vì chưa đến giờ check in, cả nhà lên taxi, đánh đu một vòng xem Tokyo thế nào. Cũng giống như Hong Kong, taxi ở đây chủ yếu là Toyota Crown đời ở kìa. Nhưng chạy rất bốc và êm.


Đi taxi em mới cảm nhận được thế nào gọi là dân số già. Trái ngược hẳn với Việt nam, lái taxi ở đây toàn các cụ cao niên, ít cũng phải 50 đổ lên.







Hạ cánh xuống Akihabara, một quận trung tâm của Tokyo với các mặt hàng điện tử kiểu chợ giời.
2 siệu thị khá lớn ở đây là Big Camera và Yodobashi.















Sau một ngày vất vưởng, cuối cùng cả nhà cũng được check in. Khách sạn này theo lối cổ với chiếu cói, cửa gỗ kéo, bàn uống trà, nói chung trông rất giống với khung cảnh một số phim Nhật bản đang thịnh hành ở Việt nam hiện nay.




Bồn ngâm nước bằng gỗ.


Tuyệt vời nhất sau một ngày cuốc bộ dưới trời mưa phùn và cái lạnh 10 độ là một phòng xông hơi riêng.

Em cũng hóng, nước nhật đẹp quá
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top