Số phận Masada
Sau khi Jerusalem thất thủ, Đền thờ bị san phẳng. Một nhóm người thuộc dòng Zealot chạy đến Masada để tiếp tục trường kỳ kháng chiến.
Pháo đài Masada được Vua Herode xây dựng từ những năm 35 TCN. Ông vua này nổi tiếng thích xây dựng cung điện, đền đài. Ông xây Masada như là nơi trú ẩn cho riêng mình khi có biến. Pháo đài Masada là một nơi rất khó đánh chiếm vì nó nằm ở trên đỉnh núi với 40 tháp canh. Bên trong là hệ thống nhà kho, chuồng ngựa, lâu đài.... Ngoài ra có hệ thống bể chứa nước cực kỳ lớn có thể chứa tới vài chục ngà m3 nước mưa. Thế nhưng cả cuộc đời Herode lại không sử dụng Masada với ý nghĩa phòng thủ bao giờ. Ông chỉ đến đây ăn chơi, nhảy múa. Còn thế hệ sau, con cháu ông mới phải dùng đến nó.
Vào năm 70 SCN 973 người Zealot chạy từ Jerusalem sang đây. Họ tổ chức khá tốt và đã chống chọi được với 15.000 quân La mã tinh nhuệ trong gần 3 năm.
Quân La mã do Flavius Silva chỉ huy ròng rã 3 năm trời không chiếm được Masada. Nhưng người La mã đâu phải là tay mơ và không biết đánh trận. Flavius cho xây một bức tường dài 4km bao quanh quả núi (chân pháo đài). Cạnh đó họ dựng lên những đồn bốt để quan sát và ngăn sự tiếp tế lương thực từ bên ngoài vào.
Phía tây tòa pháo đài là nơi thấp nhất nên người La mã cho đắp tường đất cao lên tận bằng tường thành và công chiếm thành.
Người Do thái chiến đấu ngoan cường nhưng họ quyết không để mình rơi vào tay địch. Họ bốc thăm chọn ra 10 người đàn ông để giết những người còn lại. Sau đó 10 người này giết nhau. Người cuối cùng tự sát. Có một điều trái ngược là trong khi người La mã coi chuyện tự sát để chết rất cao quý, đó là cái chết của người quý tộc. Thì người Do thái ngược lại, họ coi tự sát như là phạm trọng tội với Chúa nên ko tự sát. Khi quân La mã vào được pháo đài thì chỉ còn 2 phụ nữ và 5 trẻ em còn sống. Còn lại đã chết hết. Nên Masada là biểu tượng của người Do thái về ý chí không chịu khuất phục là thế.
Pháo đài Masada thất thủ cũng đánh dấu chấm hết cho Cuộc chiến Do thái – La mã lần thứ nhất. Giáo đường của người Do thái bị phá hủy. Đem các phiến đá đó về Rome và hoàng đế La mã xây lên Coloseum. Nhưng khi trận động đất xảy ra làm sạt mất một phần Coloseum thì Giáo hoàng ra lệnh lấy những phiến đá đó về làm móng cho Tòa thánh Vatican. Cái hay là từ Ngôi đền của người Do thái đến Tòa thánh Vatican cùng chung một nền móng. Giống như đạo TCG cũng có nền móng từ Do thái giáo vậy
.