Ở một xã hội loạn chuẩn, nơi ngta chấp nhận cả sự sao chép - thì thảo nào mà sự giải trí, những thứ êm êm vui tai được đánh đồng với Nghệ Thuật.
Nếu lấy thị trường, ở một xứ nghệ thuật hay giải trí đều ở vùng trũng của thế giới, thì lại càng dễ phá hủy cac loại chuẩn. Chỉ nói đơn giản một điều như thế này: Việt Nam có 95 triệu người. Thụy Điển có 1/10 số dân của VN. Nhưng nước nào có những ban nhạc được đón nhận toàn cầu như ABBA, Roxette?
Thậm chí 1 ban nhạc cỡ easy listening như Michael Learn To Rock cũng được sản sinh ở 1 đất nước 5 triệu dân như Đan Mạch.
Một nguyên nhân quan trọng cho việc áp đảo bằng số lượng, là phần lớn thứ nhạc thị trường đang được phát hành miễn phí, rất nhiều người nghe là nghe trên điện thoại, hay ipad.v.v. Số view có thể rất nhiều, nhưng chất lượng người nghe đáng phải xem lại.
Nó khác rất xa với thời đại trước đây: người nghe nhạc phải ra Sân khấu, hoặc tối thiểu phải BỎ TIỀN MUA ĐĨA về nghe. Xếp hạng ca sỹ hay ban nhạc, người ta vẫn dựa vào những nguồn khả tín như ca sỹ phát hành bao nhiêu đĩa bạch kim, bao nhiêu đĩa vàng.v.v. Và được cac nhà phê bình âm nhạc đánh giá như thế nào. (thật ngây thơ khi nghĩ rằng nước phát triển không có đẳng cấp, vậy giải Oscar và Grammy tôn vinh cái gì? Bằng sự đánh giá của những ai, chỉ mỗi khán giả thôi chắc?).
Cái gì phải Bỏ Tiền, người ta mới có xu hướng cân nhắc, nên đầu tư cái tai của mình vào đâu, và chịu nghe những người có tai nghe nhạc hướng đạo. Đúng như một số cụ đã nói: "Mấy điệu lăm vông cũng là nhảy múa, nhưng nhảy van xơ, múa bale hẳn là khó hơn, phức tạp hơn và cũng đòi hỏi những khách có trình độ thẩm định hơn. Vậy thôi".
Thế nên vin vào Số Lượng để biện minh cho Chất Lượng, là một luận điểm xin thẳng thắn mà nói là NGÔ NGHÊ.
Không phải cái gì thị trường và số đông cũng đúng. Và thị trường, xin nhắc lại: là những người nghe ấy có bỏ tiền đi xem hay mua đĩa của họ, hay chủ yếu tiếp cận qua những công cụ miễn phí, bằng vài cái chạm, dăm cái vuốt màn hình, để tăng view lên vùn vụt. (Và chưa kể những chiêu trò cày view, điều khiến Youtube xếp thứ hạng giá trị view của VN rất thấp. Đấy là điều quá nhiều người đã nói). Kể cả bằng cách đó, thì với ưu thế dân số đông hơn rất nhiều so với những nước như Đan Mạch hay Thụy Điển, thì cũng phải thẳng thắn với nhau rằng còn rất lâu nữa, âm nhạc VN mới đuổi được họ. Nếu chỉ dựa vào con số triệu những view nghe miễn phí kia, thì đừng nói rằng "em hát chị khen hay" để "lấy thịt đè người". Vì con số ấy vẫn sẽ rất nhỏ so với những bản nhạc được nghe hàng trăm năm nay, ở hàng trăm quốc gia khác nhau.
Nhưng phải công nhận Lambo rảnh thật, vẫn phải nhiều lời (dù lời lẽ đã bớt được ngôn ngữ ĐanMạch) dù đã không được hoan nghênh. Hình như sau khi nghệ sỹ Bùi Cường tạ thế, nền điện ảnh VN sắp tìm ra 1 sự thay thế rất xứng đáng cho vai anh Chí rồi chăng?
Xin nhắc lại, Lambo có thể phong thánh cho ai tuỳ thích. Nhưng thánh của Lambo không nhất thiết phải được những người khác tôn trọng. Đó cũng chính là luận điểm ban đầu của Lambo, và Lambo đang tự mâu thuẫn với chính mình.
Cảm ơn đã bớt thời gian. Xin phép không tiễn!