Tuy đã bước sang tháng Hai âm lịch, nhưng có lẽ nơi đây có khí hậu giá lạnh nên những cành đào vẫn còn nở hoa.
đọc bài của cụ tự nhiên buồnHôm qua, em tình cờ trò chuyện với một anh bạn từng đóng quân ở Bảo Thắng, lúc bấy giờ còn thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, vào những năm 1989-1991. Anh bạn kể, hồi ấy bọn em thích nhất là được đi … phá rừng , bởi những hôm ấy luôn được ăn no, mà lính thì quanh năm đói. Em hỏi, đi làm kinh tế cho đơn vị à. Không phải, anh bạn trả lời, anh có biết người ta gọi việc đi chặt cây, xẻ gỗ là gì không. Em bảo chịu. Gọi là đi lấy củi cho đơn vị anh ạ. Em cười, tớ cũng biết là hồi ấy lính chốt đã từng đặt vè về việc vào rừng tìm gỗ lát, gỗ lim về đóng bàn ghế, giường tủ cho chỉ huy “Lát lát lim lim/ Thủ trưởng đi tìm/ Chúng em đi vác/ Lim lim lát lát/ Vai chúng em nát …” mà không biết đến từ “lấy củi” như đi xiếc ngôn từ này.
Đấy cũng chỉ là một ví dụ, nhưng có lẽ không đáng mấy bởi cách phá rừng vẫn còn thủ công. Trong một thời gian dài, rừng bị tàn sát dữ dội. Mật độ che phủ từ khoảng 43% (14 triệu ha) năm 1945, đến nay chỉ còn khoảng hơn 30%(trên dưới 10 triệu ha). Điều đáng nói là chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Những cánh rừng nguyên sinh đã ngã xuống hàng loạt từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, từ Việt Bắc đến khắp một dải Miền Trung, để nhường chỗ cho những nông trường cà phê, cao su, những công trình thủy điện, hay thậm chí biến thành đồi trọc. Một số cánh rừng được trồng lại, nhưng không còn sự đa dạng sinh học như trước, thậm chí một số nơi thay thế rừng tự nhiên bằng rừng tre. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Cục Môi trường năm 2005, diện tích rừng nguyên sinh của cả nước chỉ còn 8%. Chất lượng che phủ, giữ nước, giữ đất của rừng nước ta đã sụt giảm thê thảm, vì thế lũ lụt, hạn hán diễn ra hầu như khắp cả nước và ngày càng nghiêm trọng.