- Biển số
- OF-200873
- Ngày cấp bằng
- 5/7/13
- Số km
- 3,519
- Động cơ
- 366,062 Mã lực
Đi đúng 50km/h không cho vượt.
Cám ơn Bác, Em ghi nhận cách này và sử dụng nó vì em thấy cũng chả có cách nào tối ưu hơnĐúng như cụ đã nêu, nếu như mình nhường đường trước mặt xxx thì không xxx nào dám bắt cả. Nhưng vấn đề là nhường nhiều xe, mà các cụ chỉ xinhan khi chuyển làn, sang làn xe tải rồi là tắt --> xxx bắt không cãi được.
Để không bị xxx bắt thì khi bắt đầu chuyển làn, nhường xe thì phải xinhan phải, nhường xe xong (có thể 1 hoặc nhiều xe liền nhau) thì phải xinhan trái về làn ngay.
Lưu ý: phải xinhan phải trong suốt thời gian ở làn xe tải.
Nếu làm như vậy, em đảm bảo xxx không thể bắt lỗi. Em đã từng làm như vậy, không bị xxx bắt.
Nếu xxx bắt lỗi, có thể giải thích:
+ Làn xe tải không có biển cấm xe con đi vào
+ Vạch kẻ đứt --> được phép chuyển làn khi cần
+ Tôi đang nhương đường: vì đúng là đang có một loạt xe đang vượt bên trái.
+ Quan trọng nhất là: tôi đang có xinhan phải báo hiệu là tôi đang mượn đường, nhường đường hoặc đang muốn tạt vào lề đường để rẽ phải/dừng xe
Đặc biệt không nên có suy nghĩ là không nhường, người ta đi nhanh phải vượt bên trái, ta đi chậm hơn thì phải nhường. Ta tạt vào bên phải an toàn hơn nhiều so với người ta phải vượt lên từ bên phải.
Theo em cụ nào đi quá tốc độ xin vượt thì cứ vượt phải cho nó nhanh, xin xỏ làm gì đằng nào chẳng sai. Em cũng không phải là không nhường đường các cụ ấy nhưng có vẻ các cụ ấy vội lắm, vừa nháy đèn là đòi vượt ngay trong khi mình muốn nhường cũng phải ngó xem có an toàn không, nhiều trường hợp em vừa quan sát xong xi nhan nhường đường thì đã thấy các cụ ấy lượn sang bên phải rồi, lại phải tắt xi nhan về làn cũ,Cụ cracking nên đọc thớt " người VN và 5 cách lái xe bất lịch sự " để tránh ức chế cho người khác và bảo đảm an toàn . Riêng em chỉ cần thấy xe sau muốn vượt là nhường , họ quá tốc độ thì họ chịu .
Tối ưu nhất là Hà Nội cần học Hải Dương trong việc phân làn (xe con được đi ở 2 làn gần dải phân cách. đơn giản thế mà quan HN không chịu hiểu cho con dân. Xin đừng cố tỏ ra nguy hiểm bằng cách cải lùi, vừa gây tốn kém vừa gây khổ cho xh.Cám ơn Bác, Em ghi nhận cách này và sử dụng nó vì em thấy cũng chả có cách nào tối ưu hơn
Cụ nói chuẩn đấy. Em thích.Đúng như cụ đã nêu, nếu như mình nhường đường trước mặt xxx thì không xxx nào dám bắt cả. Nhưng vấn đề là nhường nhiều xe, mà các cụ chỉ xinhan khi chuyển làn, sang làn xe tải rồi là tắt --> xxx bắt không cãi được.
Để không bị xxx bắt thì khi bắt đầu chuyển làn, nhường xe thì phải xinhan phải, nhường xe xong (có thể 1 hoặc nhiều xe liền nhau) thì phải xinhan trái về làn ngay.
Lưu ý: phải xinhan phải trong suốt thời gian ở làn xe tải.
Nếu làm như vậy, em đảm bảo xxx không thể bắt lỗi. Em đã từng làm như vậy, không bị xxx bắt.
Nếu xxx bắt lỗi, có thể giải thích:
+ Làn xe tải không có biển cấm xe con đi vào
+ Vạch kẻ đứt --> được phép chuyển làn khi cần
+ Tôi đang nhương đường: vì đúng là đang có một loạt xe đang vượt bên trái.
+ Quan trọng nhất là: tôi đang có xinhan phải báo hiệu là tôi đang mượn đường, nhường đường hoặc đang muốn tạt vào lề đường để rẽ phải/dừng xe
Đặc biệt không nên có suy nghĩ là không nhường, người ta đi nhanh phải vượt bên trái, ta đi chậm hơn thì phải nhường. Ta tạt vào bên phải an toàn hơn nhiều so với người ta phải vượt lên từ bên phải.
Trận địa mà, mình thấy tốt nhất là hầu hết đường của ta thẳng nên xóa hết vạch liền phân làn đi thay = vạch đứt, trừ đèo dốc trên núi, đoạn cua tay áo, trong hầm, trên cầu... thì cần.Thế giới làm hàng trăm năm nay là phân làn theo tốc độ, ai đi nhanh sang làn trái, đi chậm sang làn phải, không cản trở nhau
Chúng ta đã phân làn theo phương tiện lại còn kẻ vạch đứt, nghĩa là vừa cấm xe con sang làn phải, vừa cho phép cắt vạch đứt, ngầm hiểu là "chỉ để nhường đường rồi về ngay" mà không định nghĩa thế nào là ngay, và thế nào là vừa đủ. Tham gia giao thông không thể mơ hồ "chắc không sao" gây ra tranh cãi và kẽ hở để CSGT nhận mãi lộ.
Em đã nghiên cứu nhưng chưa có Luật cụ thể đối phó tình huống này
Vẫn sang làn của nhau được nhưng phải có đủ 2 điều kiện:Xe con vẫn sang làn xe tải vô tư trừ khi bên làn xe tải có thêm bển cấm xe con
Dù là biển phân làn nhưng nó là biển chỉ dẫn nên nó ko cấm cụ tạm thời đi vào để thực hiện những điều luật khác (nhường đường, tránh chướng ngại vật, táp lề để... đi tè...). Để chứng minh cụ chỉ tạm thời đi sang làn xe khác, cụ phải xi nhan liên tục trong quá trình chạy "tạm" trên làn ko phải dành cho mình đó. Theo em sau khi xi nhan phải, chuyển làn để nhường đường, cụ bật xi nhan trái luôn, lúc nào đủ điều kiện an toàn thì nhập lại đúng làn là ổn.
Cụ nói chí phải, chơi quả biển toàn chữ, đọc một hơi không hết câu. Nhưng quả lừa nhau chỗ ngã tư Trần Hưng Đạo giờ em mới biết, Nếu đi qua đây chắc em cũng dính đạn, bởi cứ đến ngã tư có biển vuông nhiều chữ là em có đọc đâu, còn phải nhìn đường tránh phương tiện khác nữa chứ, mình đang chuyển hướng mà, nên em đoán nó là biển đc rẽ phải nhường đường người đi bộ .Cái khốn nạn của xã hội ta là luật lệ nhập nhèm, vận dụng kiểu nào cũng được mà bọn thực thi pháp luật luôn lợi dụng sự nhập nhèm đó để làm tiền dân. Biển báo tự chế không theo quy chuẩn nhưng đố các cụ cãi được đấy, nhất là khi đi tỉnh Em rất ức chế với loại biển không có biểu tượng mà ghi BẰNG CHỮ. Kiểu phân luồng "xe con/xe du lịch", "xe tải" vvv... Xe con là xe đ... gì, có "xe bố", "xe mẹ" không hay chỉ có "xe vua" thôi??? Xe 16 chỗ chở người đi du lịch có coi là xe du lịch không? Người nước ngoài không biết tiếng Việt điểu khiển xe thì nó luận kiểu gì??? Thế giới phân làn theo tốc độ, mỗi xứ ta là phân làn theo loại xe. Trong TP, chỗ ngã tư được rẽ phải khi có đèn đỏ, thay vi lắp biển mũi tên xanh chỉ sang phải là xong lại làm cái biển chi chít chữ "Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải. Chú ý nhường đường cho người đi bộ". Đang đi xe bố ai đọc hết được. Thế nên dạo trước ngã tư Trần Hưng Đạo rẽ phải vào Bà Triệu mới có hàng đống 4b dính lỗi vượt đèn đỏ khi rẽ phải. Cái biển ở đây nó lại ghi là "Đèn đỏ xe máy, xe đạp được phép rẽ phải. Chú ý nhường đường cho người đi bộ"
Vì có cái dòng đỏ này nên e luôn chọn phương án 1 ạ, mất tiền còn hơn mất mạng
- nếu nhường đường xi nhan về bên phải ( phạm lỗi đi vào làn xe tải)
- Nếu ko nhường thi ko đựoc - gây trở ngại với xe xin vượt (lại gặp mấy ngợm lên bắn cho phát thì toi)
e thì em đi như thế này cụ ah, trong đoạn 50km/h, lại có biển phân làn, e cứ chạy 50, thằng nào (xe công vụ chẳng hạn) có gan cứ vượt trong, e là em ko nhường đâu. nhưng e phải xinhan trái cho nó biết là mình ko cho vượt. hehe.Sau khi QL5 cắm cái biển 412 (ko đúng luật) - Có tình huống như sau:
Xe em đi làn sát giải phân cách (đúng với biển) - Khi đi đúng tốc độ 50km/h trong nội thị - Có 1 xe sau xin vựot rất quyết liệt (có thể là xe công vụ nữa).
Như vậy, em phải nhường đường thế nào ??
- nếu nhường đường xi nhan về bên phải ( phạm lỗi đi vào làn xe tải)
- Nếu ko nhường thi ko đựoc - gây trở ngại với xe xin vượt (lại gặp mấy ngợm lên bắn cho phát thì toi)
Xin Ý kiến các cụ !!!!
- Em xin trích 01 số luật:
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.