[Funland] Hongkong Detention Camp - Những ký ức vụn vặt.

Tôm Cà

Xe đạp
Biển số
OF-193225
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
35
Động cơ
328,550 Mã lực
Em xin phép được đánh dấu để theo dõi, những việc như này các bác không kể, lớp hậu sinh chúng em không thể nào biết được.
 

taylaihanoi

Xe tăng
Biển số
OF-39113
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
1,253
Động cơ
479,058 Mã lực
Chuyển trại
Theo em nhớ thì khoảng giữa năm 1991 thì bọn em phải chuyển vào trại Shatin. Nói thật với các cụ, giờ thời điểm thì khó nhớ, chỉ còn sự việc thì nhớ, nên nhớ đến đâu thì hầu các cụ đến đấy, các cụ đánh chữ đại xá nhé.
Shatin thì lúc đó cũng đã ổn định được 8 trại, còn có trại 9 là mới. Khi chuyển trại nếu có yêu cầu thì sẽ chuyển theo yêu cầu đoàn tụ, còn không thì phần lớn dân Seckong về trại 9 trong thời kỳ đầu. Em được chuyển về trại 1. Nói về trại Shatin (mà bọn em hay gọi là Shá thìn). Trại được phân ra thành 9 khu, khu 1&2 có cổng thông nhau và có thể cho người đi làm qua lại vào giờ nhất định. Nếu có việc thì có thể xin đi qua. Trại 3&4 cũng vậy và dành cho người QN, trại 5&6 dành cho người HP, còn trại 7&8 thì có vẻ tổng hợp cả QN và HP. Mỗi cặp trại đều có cổng để có thể đi qua lại. Người Hà nội thì có thể ở trại nào tùy ý, vì số lượng người HN không nhiều và cũng không có chuyện gây gổ cục bộ.
Trong trại Shá thìn thì mọi việc có vẻ qui củ hơn, vì trại do Cục di dân HK quản lý. Có trường học cho trẻ em, có sân vui chơi, có tivi và các cơ quan phúc lợi xã hội do Liên hợp quốc cử vào giúp đỡ thuyền nhân và có khu bán hàng cho thuyền nhân. Mỗi 2 khu trại thì có 1 khu điều hành của Cục di dân và văn phòng Liên hợp quốc làm việc. Đặc biệt là có 1 khu tạm giam (giống như kiểu khu ký luật, chuyên nhốt các cụ quậy phá, uýnh nhau) được gọi là Sổ ky ( em nghĩ là tiếng Quảng, vì vụ này em không rõ lắm). Mỗi trại có khoảng 10 đến 12 dãy nhà dành cho thuyền nhân ở. Mỗi dãy nhà thì được chia làm đôi, ở giữa làm nhà vệ sinh. Mỗi đầu được gọi là phòng có đánh số. Ví dụ dãy đầu tiên thì là phòng 1A, phía sau của phòng 1A là phòng 1B...cứ thế. Trong phòng được trang bị 2 dãy giường 3 tầng hai bên và mỗi 2 người được sử dụng 1 tầng. Nói là giường, thật ra cũng là 3 tấm phản 1.2 x 2.0 bằng gỗ dán, giường khung sắt, tầng 1 cách mặt đất khoảng 30cm, mỗi tầng cao khoảng 1m. Độc thân nam bọn em thì thường là ở tầng 3, cách trần chắc cũng 1.5m (chính vì ở tầng 3 nên lại có chiều cao hơn các tầng dưới) còn độc thân nữ, đương nhiên có 1 phòng riêng. Ấy nhưng mà nhiều mợ...cũng ra phòng ngoài ở cùng với gia đình, tiện ăn uống và....tý tách tý mẻ. Trung bình một phòng khoảng 16-18 giường, qui ra là khoảng trên dưới 100 nhân khẩu/phòng. Mỗi phòng bầu ra 1 trưởng phòng phụ trách chung, 2-3 người chia cơm (có trách nhiệm đến giờ lên căn tin lấy cơm về chia cho phòng). Trong trại bầu ra một Trật tự trưởng và một cơ số trật tự viên, chuyên phụ trách phần an ninh cho phân trại. Tất nhiên, các cụ cũng hiểu là phần an ninh thì phải do "các anh" quản lý rồi, chứ vớ vỉn thì làm sao có chân. Những người có làm việc thì có lương do trại trả.
Cuộc sống trong trại thì sơ bộ cho các cụ tưởng tượng nó thế này: Nếu bình thường, ăn...ngủ...ăn....ngủ...rượu....bài... (các cụ thấy có giống con gì không 8-|) Sáng dậy ăn...vạ vật đến trưa lại ăn...rồi chiều lang thang đến tối lại....ăn...đêm thì lờ vờ đi xem ti vi ngoài sân, có rượu thì nhậu....không thì làm vài tụ..rồi ngủ...sáng lại lại...ăn...vòng tuần hoàn cứ luẩn quẩn thế...Một số người có việc làm (cho các tổ chức xã hội hoặc Liên hợp quốc) thì sáng ra cũng lên văn phòng, trưa nghỉ, chiều làm . Em thấy dù sao thì cũng còn có việc để làm. Còn một số khác, chịu khó hơn thì học tiếng Anh, vừa giết thời gian lại vừa thu được kiến thức trong khi chả có gì để làm. Mọi việc gói gọn trong khu trại, xã hội bị thu quá nhỏ...nên có nhiều chuyện xảy ra. Đó cũng chính là lý do, nếu các cụ cùng ở bển về mà ngồi nói chuyện, em dám nói có khi cả năm không hết.
Cuộc sống trong trại nhiều chuyện không nhớ hết, nhưng em ấn tượng nhất là hầu như mọi nhu cầu thiết yếu đều được phục vụ. Buổi sáng có bánh cuốn nóng, xôi...mỳ phở, bún riêu cua...cũng y chang hồi ở nhà. Rượu cũng nấu luôn, "phúc lợi" phục vụ bà con tất tần tật mọi thứ từ cây kim sợi chỉ, thuốc lá...đến đồ ăn như trứng gà, mỳ...Rau thơm (húng quế) được trồng trong chậu và treo ngoài cửa sổ, món nem chạo làm từ bì lợn thì hơi bị nhiều (vì xuất thịt ăn cơm sẽ được cắt miếng bì, xâu vào day thép để làm món nhậu :))) Cũng từ món này, nhiều vụ bi hài xảy ra mà ai cũng biết. Hồi đầu, chả ai để ý chuyện đi chôm cái này làm gì. Nhưng về sau, các anh Trật tự thì hay thức đêm, rượu thì có mà mồi lại không. Thế là các anh ấy lượn vài vòng, có xiên bì nào phơi ngoài cửa sổ là..."mình xin" về luôn. Đâu cần làm gì nhiều, bỏ tý dầu rán lên là có mồi ngon. Còn rau thơm cũng thế, xểnh ra mà mất....
Cái vòng luẩn quẩn trong khu trại cấm làm con người ta...ngu dần và hèn mạt. Thanh niên sẵn sàng táng nhau vì một miếng thịt..xiên nhau vì chai rượu..hằn học khi kém miếng pa tê...hý hửng vui mừng vì được thêm nửa cái cánh gà...Câu chuyện quanh bàn trà, chai rượu thì duy nhất là ở thì "quá khứ".. cũng đúng thôi, vì hiện tại thì chả có gì để nói, tương lai mịt mù (tầm nhìn dưới 1m luôn) còn quá khứ thì vô vàn chuyện. Một vài cụ tâm huyết thì bàn bạc chuyện Thanh lọc làm sao để ra được tự do...
Ngày em ở trại 1, vụ ấn tượng nhất là trận Nội chiến HP-ĐS. Đang đêm xảy ra đánh nhau, đàn bà con trẻ thì chạy ra ngoài, còn thanh niên thì bố bảo không dám ra. Đội ĐS bao vây bên ngoài phòng của đội HP, các loại gạch đá, xiên, kiếm tự tạo...được huy động tối đa để ...hành sự. Cái số em nó khổ, ai bẩu ở ngay đúng cái phòng bị bao vây, thế là chịu trận trong phòng. Mà khổ cái, cụ đang ở trong phòng mà ra ngoài thì một là bị xiên, 2 là bị ngay thằng trong phòng nó xiên vì "dám ra với bọn ĐS" ^:)^ Tiến thoái lưỡng nan.....cả đêm các phòng cố thủ, đội ĐS thì bao vây bên ngoài, đánh nhau náo loạn cả trại... đến gần sáng thì cảnh sát can thiệp, kêu gọi...thấy không ăn thua, lựu đạn cay được bắn vào sân trại để giải tán. Nhưng mà nhầm....đội ĐS lấy ngay lựu đạn cay, thả vào các phòng HP đang cố thủ... Các cụ kinh qua vụ này chắc không bao giờ quên. Bọn em phải lấy khăn mặt, nhúng nước đắp lên mũi để thở. Ngoi ngóp đến gần sáng thì đội HP không thể cố thủ được nữa, nhưng rất may là cảnh sát tràn vào trại để ổn định trật tự. Cả trại ra sân tập trung, phờ phạc như con gián...Một đêm nhớ đời.
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,723
Động cơ
539,280 Mã lực
Mấy thằng ở ngõ em kể ngày xưa nằm trại HK đánh nhau suốt ngày luôn, có trận nó bị vây quá liền nằm xuống cạnh thằng bị thương rồi lấy máu bôi lên mặt mới thoát ah
 

anhlt2

Xe hơi
Biển số
OF-56720
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
195
Động cơ
448,080 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Hà Nội
truyện cụ chủ hay quá, em xin phép đánh dấu để đọc
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,209
Động cơ
551,981 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em có ông bạn thân đi từ năm 1983, đến 1984 viết thư về nói đang ở Hét linh Châu. Sau đó mất hút đến bây giờ. Chắc do đánh nhau nên tèo rồi.
 

taylaihanoi

Xe tăng
Biển số
OF-39113
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
1,253
Động cơ
479,058 Mã lực
Em có ông bạn thân đi từ năm 1983, đến 1984 viết thư về nói đang ở Hét linh Châu. Sau đó mất hút đến bây giờ. Chắc do đánh nhau nên tèo rồi.
Nếu đi từ 83 mà 84 có tin từ Hec linh chau thì là người tự do cụ ạ, không phải bọn trại cấm như em.
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
8,060
Động cơ
567,722 Mã lực
Bà chị e cũng dân HP sang bên QN để đi nhưng thế nào lại ko xuống thuyền, mấy hôm sau thì nghe tin thuyền đó mất tích ngoài khơi :(
 

xe than

Xe điện
Biển số
OF-55202
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
2,058
Động cơ
469,161 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Hóng cụ chủ kể tiếp,hối đó bà già không cho đi,không thì không biết giờ thế nào.
 

cerato08

Xe điện
Biển số
OF-22238
Ngày cấp bằng
10/10/08
Số km
2,368
Động cơ
517,340 Mã lực
Nơi ở
Miền bắc
Em oánh dấu phát, chiều đọc
 

sicilian

Xe hơi
Biển số
OF-12565
Ngày cấp bằng
10/1/08
Số km
176
Động cơ
524,440 Mã lực
Sáng đến văn phòng, việc viết gì xếp lại hết vào đọc tiếp thớt của cụ chủ đã! :D

Em trẻ người kiến thức nông cạn không hiểu dưng đọc bài của cụ thì thấy thuyền nhân đi HK của mình toàn HP với QN, chả thấy các tỉnh khác nhỉ? Còn người miền Nam đi thời sau giải phóng chắc toàn ở Phi với Mã à?
 

tetsu

Xe tăng
Biển số
OF-34813
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
1,804
Động cơ
484,360 Mã lực
Nơi ở
...Đây
Hồi còn mốt đi du học bằng thuyền, em vẫn còn khá bé. Nhưng các anh lớn vẫn tiêm vào đầu là lên thuyền khoảng 2-30 hôm là thấy tượng Nữ thần Tự do ở Mẽo :)).
May hồi ý bé nên chỉ biết mơ màng chứ nếu hồi ý 15-17 tuổi là cũng khớp lệnh rồi :))
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,744
Động cơ
474,934 Mã lực
em lót đẻ theo dõi nhé
 

xe than

Xe điện
Biển số
OF-55202
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
2,058
Động cơ
469,161 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Ơ cụ chủ lại mất hút như cụ 71 rồi.
 

Trần Nam Vinh

Xe tăng
Biển số
OF-173339
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,162
Động cơ
350,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ làm vài củ khoai luộc đê cho nhuận tràng :D
E hóng mỏi cổ quá ;)

Nhớ hồi thập niên 80, cả họ hàng hang hốc nhà e nhảy lên thùng xe Zin130 của ô chú rồi chạy từ HN đi Đồ Sơn tắm biển :D - Bọn trẻ con tụi e lít nhít hơn chục đứa cứ chui vào đống rơm đống rạ ngủ :P - Đang đêm xxx soi đèn pin lùa dậy định bắt vì tưởng là dân chờ tàu vượt biên =))
 

taylaihanoi

Xe tăng
Biển số
OF-39113
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
1,253
Động cơ
479,058 Mã lực
Thanh lọc
Theo chính sách của chính phủ HK, đến sau 24:00 ngày 15/6/1988, mọi thuyền nhân cặp bến sau giờ này đều phải vào trại cấm và trải qua thanh lọc (trả lời các câu hỏi của Cục di dân HK) để làm rõ mục đích đi khỏi VN. Vì theo Cục di dân HK, lúc này không còn là Tỵ nạn ra đi vì bài xích khủng bố, mà bị coi là di dân kinh tế (tị nạn kinh tế) nên sẽ bị trả về nếu không chứng minh được lý do ra đi vì chính trị.
Ngày ra trại Kaitak, em nghe đội tị nạn những năm 80' nói chuyện mà thèm...nhỏ dãi...nào là thuyền vừa cặp bến..người dân mang hoa ra đón tận cầu cảng....rồi đưa về khách sạn nghỉ ngơi...cho các loại đồ đạc...chăm sóc tận răng.. Chả bù với tình cảnh bọn em khi cặp bến...bị quăng quật chả khác gì...c...hó...
Nhờ cái vụ thanh lọc này, dân tình trong trại cũng tập trung...hóng hớt rất cao. Các loại "kịch bản" được thành lập. Nhiều giấy tờ được gửi từ VN qua...Khi có gia đình đi thanh lọc về, mọi người hỏi thăm nhiệt tình, cố tìm ra lý do "chính đáng" để mong trở thành "tị nạn chính trị"...Một số các cụ con cháu quan chức, đặc biệt là quan chức vừa nghỉ hưu hoặc có vấn đề về thuyên chuyển công tác thì tìm mọi cách gắn sự việc vào...chính trị, để lấy đó làm bằng chứng việc phải ra đi. Cũng có một vài cụ là công an, bộ đội.. thì tìm mọi bằng chứng để trở thành "tị nạn chính trị".
Nhân vụ này, em được chứng kiến nhiều cụ chém gió...thành thần (các cụ chém trên OF chưa ăn thua gì:-$), có nhiều cụ bỏ ra cả vài tháng, make up một câu chuyện...lâm ly, bi đát...màu sắc chính trị cực kỳ...đậm đặc..kiểu như "ném đá cuộc họp dân phố, ẩy đổ bảng tin khu phố, bôi *** vào cửa ủy ban.." đại khái là 1001 lý do phải ra đi vì bị "đè nén" vì lý do chính trị. Nhưng cũng có nhiều nhà đi thanh lọc rất đơn giản mà lại được chấp nhận. Cả một số cụ độc thân nam, tuổi còn trẻ nhưng không rõ lý do gì (chắc gặp đúng hôm thằng phỏng vấn vừa được bạc) nên cũng được chấp nhận là tị nạn "chính trị". Cái này cũng hên xui.
Dù vậy, khoảng 95% chuyên gia "xào nấu" đều phải chào thua và nhận "cánh gà". Nói về "cánh gà", em không rõ lý do từ đâu lại gọi giấy từ chối là cánh gà. Nhưng theo em nhớ, vì menu thức ăn hàng tuần của bọn em là hầu như cố định. Hình như thứ 2 ăn cánh gà, thứ 3 thịt lợn, thứ 4 patê, thứ 5 thịt lợn, thứ 6 thịt bò...vụ này em không nhớ lắm, nhưng thông báo kết quả thanh lọc trả vào ngày ăn cánh gà, nên dân tình tiện thể gọi là "cánh gà", chắc vậy. Từ giữa năm 90, bắt đầu quá trình thanh lọc. Từ đầu những năm 91, không khí buồn tẻ bắt đầu bao chùm các trại. Nhiều gia đình nhận 2 "cánh gà", tương lai bắt đầu..ảm đạm. Hy vọng tương sáng về một cuộc sống "no đủ" nơi xứ giãy chết bắt đầu...tàn.

Đường thoát
Rất nhiều gia đình sau khi nhận 2 cánh gà đều tìm cách để thoát khỏi trại cấm bằng con đường khác. Bảo lãnh gia đình, người thân. Nhưng nhanh và nhiều nhất phải nói đến là làm hôn thê. Nhiều gia đình ở VN nhờ vả người ở ngoài hoặc ở nước thứ 3 sang HK làm hôn thế cho người nhà tại trại cấm. Một số gia đình có con gái nhớn, hoặc hơi nhớn và cả sắp nhớn thì bắt đầu tính toán chuyện làm hôn thê cho con để thoát khỏi cảnh phải về VN. Nhiều cụ độc thân ở ngoài tự do, rồi các anh tàu khựa già khú đế ngoài HK, đến cả Việt kiều ở nước thứ 3 ầm ầm...lao vào trại cấm, xem mặt, gặp gỡ...để kiếm một cô vợ. Đa phần các mợ độc thân, nếu có tý sắc đều nhớn nhác kiếm người, mắt nhìn xa xăm về...phía ngoài trại, kiểu như chị em miền Tây kéo nhau đi lấy chồng Hàn, Đài...một thời, mong kiếm được một anh chồng. Rồi thì chị kéo em, bạn bè giúp nhau, mối mai... Khoảng cuối năm 91 và năm 92, hôn thê diễn ra ầm ầm...người đi cười tươi như hoa, người ở lại mặt buồn xo...Nhiều chuyện khóc cười vì hôn thê trại cấm. Nhiều gia đình làm li hôn (giả) để vợ/chồng đi theo con đường hôn thê. Em không rõ kết quả sau này ra sao, nhưng cũng rất nhiều gia đình tan vỡ (thật) sau khi vợ/chồng làm hôn thê. Nhiều cặp trai thanh nữ tú, yêu nhau thắm thiết trong trại, nhưng mợ đành phải "nhắm mắt đưa chân" lấy một anh già khú đế để tìm đường thoát thân. Thế là nhiều chuyện bi hài xảy ra. Tốt đẹp thì sống gấp, "lấy của thằng ngoài, nuôi thằng trong" rồi thì trao nhau...trao nhau...để đến ngày chia tay, mợ thì cũng tả tơi, te tua...ra với chồng. Cụ thì hả hê vì "mày cũng chỉ đổ vỏ thôi, nhá..." Có cặp thì tẩn nhau cật lực vì thấy sắp "mất nhau trong đời.."
Cuộc sống tù túng, quẩn quanh trong 4 bức rào trại cấm làm nảy sinh rất...rất nhiều chuyện bi có, hài có với các thuyền nhân, đặc biệt tại trại Shatin, trung tâm giam giữ thuyền nhân lớn nhất tại HK nhưng năm 90.
Hôm nay em hầu các cụ tạm thế. Em phải đi công việc đã. Cảm ơn các cụ đã theo dõi chuyện vụn vặt của em.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,520
Động cơ
471,240 Mã lực
Các cụ QN, HP, TH vượt biên đi bằng thuyền chạy gần bờ, an ninh biển gần bờ của TQ khá tốt nên mức độ an toàn cao. Các cụ trong nam phải vượt biển qua Sing, Phi, Mã, In đô biển rộng mênh mông, cướp biển nhiều mà lại hung dữ lên hy sinh trên biển nhiều lắm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top