- Biển số
- OF-780223
- Ngày cấp bằng
- 11/6/21
- Số km
- 10,191
- Động cơ
- 707,690 Mã lực
Chỉ cho ng ta cái cần câu cơm chứ ai lại nhét luôn cơm vào mồmThành thớt bàn xyz mịa rồi , thôi chỉ cho các cụ ấy đoạn họ Liễu hẹn họ Tiết đi chơi vậy
Chỉ cho ng ta cái cần câu cơm chứ ai lại nhét luôn cơm vào mồmThành thớt bàn xyz mịa rồi , thôi chỉ cho các cụ ấy đoạn họ Liễu hẹn họ Tiết đi chơi vậy
Cờ vua ạ? Nghe lạ nhỉ? Em biết mỗi bộ tú lơ khơ.
Trong ảnh từ phải qua trái là Bảo Thoa, Đại Ngọc, Tích Xuân, Thám Xuân, ngoài cùng là ai có phải Hương Lăng không ạ?
Ngày xưa có bộ cờ vua in hình cách nhân vật, ngày đó em rất thích bỏ ra xếp đi xếp lại rồi mất, bây giờ không thấy có bán.
Em chưa từng xem, chưa từng đọc HLM, vì cứ sờ sợ, cứ ngại ngại sao đó, dù em rất ham đọc.Vương Hy Phượng được miêu tả tột cùng của các sắc thái mà cụ: xinh đẹp, xuất thân quyền quý, khôn ngoan, biến báo, tham lam, tàn nhẫn, bất hạnh.
Bảo Thoa khôn khéo, biết tiến lui đúng lúc.
Bản phim 1987 đúng là tuyệt vời, càng xem càng thấy hay. Âm nhạc đỉnh cao, ca sĩ Trần Lực hát có âm hưởng kinh kịch nghe mê mẩn luôn. Em đang xem lại bộ này để luyện nghe tiếng Trung.
Dù bối cảnh cách đây mấy trăm năm nhưng xem phim cũng học được nhiều điều về ứng xử trong cuộc sống.
Bối cảnh đời Minh-Thanh thì đa phần quý tộc suy bại (được khuyến khích) chỉ ăn chơi. Nó có nguyên nhân cả:Trục dọc nắm quyền lực Giả Mẫu – Hi Phượng chính là nguyên nhân trực tiếp làm nhà họ Giả suy bại. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, xã tắc lâm nguy thất phu hữu trách. Cánh đàn ông trong Giả Phủ đều là đồ bỏ cả nên mới đến cơ sự này.
Về nguyên nhân suy bại của Giả Phủ cũng là cái hay để bàn, để rút kinh nghiệm ạ.
Cảm ơn nhận xét của cụ, vậy suy bại là bối cảnh chung của thời đó rồi, Giả Phủ cũng không là ngoại lệ. Như triều Thanh, hết giai đoạn Khang Càn thịnh thế là đến thời mạt. Âu cũng theo lẽ trời là vui lắm đến buồn, hết thịnh đến suy.Bối cảnh đời Minh-Thanh thì đa phần quý tộc suy bại (được khuyến khích) chỉ ăn chơi. Nó có nguyên nhân cả:
Đời Minh thì Chu Đệ là Phiên vương mà lật đổ cháu ruột lên làm hoàng đế. Ông ta sợ các đời sau học theo nên thu hết quyền lực của hoàng tộc nhưng vẫn cho hưởng bổng lộc. Từ đó hình thành giai cấp quý tộc suốt ngày ăn chơi đá gà chọi chim, ngắm quỳnh thưởng nguyệt và sống bằng thu tô, cho vay lãi, trợ cấp của triều đình....
Đời Thanh thì sau vụ Ngao Bái giới quý tộc-võ sĩ Mãn Châu cũng bị mất sự tin cậy của hoàng đế (vua dựa vào quan lại-binh lính người Hán nhiều hơn) nên họ cũng chuyển thành tầng lớp hủ bại. Con cháu giỏi rượu chè, cờ bạc, ca kỹ hơn múa kiếm bắn cung. Ninh quốc công-Vinh quốc công trong HLM là ẩn dụ. Cả 2 là võ tướng lập nhiều công lao nhưng hậu duệ thì ẻo lả, vô dụng.
Theo em Cụ nên xem phim trước rồi hẵng đọc truyện nhé, chứ ngược lại là bứt rứt lắm ạEm chưa từng xem, chưa từng đọc HLM, vì cứ sờ sợ, cứ ngại ngại sao đó, dù em rất ham đọc.
Có lẽ tâm lý sợ những gì bi thương...
Nghe cụ nói như này em lại phải đọc và xem mới được!
Văn hóa thì đúng chiều rồi nhưng mà không tốt cho tim mạch ai đời lại chơi sốc vào ngay ven pha đầu thếCác cụ nghiên cứu VH phải theo trình tự mới hiểu sâu xa được Giá như cc đọc/xem KBM, NBĐ or cô Thảo/chú Kim hay Vụ án thành Ba lê ...trước rồi đọc và xem HLM thì sẽ ko phải thắc mắc ntn Phim diện ảnh quốc gia nó có giới hạn nhưng có tính gợi mở...cc xem mấy truyện kia trước rồi ắt áp đc mạch hình dung sau đoạn mượn bình phong là abc...xyz nhé
Em cũng chưa đọc truyện đâu ạ, hồi trước cũng ngại ngại như cụ, giờ lại không có thời gian.Em chưa từng xem, chưa từng đọc HLM, vì cứ sờ sợ, cứ ngại ngại sao đó, dù em rất ham đọc.
Có lẽ tâm lý sợ những gì bi thương...
Nghe cụ nói như này em lại phải đọc và xem mới được!
Và cụ quên mọt nhân vật nữa rất quan trọng là Nguyên Xuân, quý phi của hoàng đế.Cảm ơn nhận xét của cụ, vậy suy bại là bối cảnh chung của thời đó rồi, Giả Phủ cũng không là ngoại lệ. Như triều Thanh, hết giai đoạn Khang Càn thịnh thế là đến thời mạt. Âu cũng theo lẽ trời là vui lắm đến buồn, hết thịnh đến suy.
Thời xưa nam nự thụ thụ bất thân, chỉ cần chi tiết cái trâm cài đầu rớt không đúng chỗ là xong rồi cụ ạ. Thế mới có bao trường hợp bị vu oan đấy.Có mối tình vụng trộm giữa Tần Thị với bố chồng là trong chuyện không viết rõ như lên phim mà được gián tiếp chỉ ra bằng một đống manh mối. Tự khám phá ra chắc phải là thám tử đại tài.
Đoạn cái trâm trong truyện không có đâu ạ. Vụ Tần Khả Khanh hủ hóa với bố chồng được thể hiện qua:Thời xưa nam nự thụ thụ bất thân, chỉ cần chi tiết cái trâm cài đầu rớt không đúng chỗ là xong rồi cụ ạ. Thế mới có bao trường hợp bị vu oan đấy.
Như lúc quý phi (Nguyên Xuân) về thăm nhà, đàn ông còn không được vào gặp mặt cơ, lúc truyền lệnh cho vào mới được vào, đứng tít ngoài rèm, nghe khẩu dụ xong lui ngay.
Hy Phượng vu oan giá họa, giết người không ghê tay, trục lợi bằng mọi cách, kết cục là cái giá phải trả thôi. May còn đứa con được Già Lưu chuộc đem về nuôi, xem đoạn này rơi nước mắt.
Cũng là để Già Lưu báo được cái ơn Hy Phượng bố thí cho mấy lạng bạc ở những hồi đầu. Còn lại phần nhiều là những chuyện vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ơn. Như Giả Vũ Thôn lúc công thành danh toại chỉ nhăm nhăm cưới cô tỳ nữ của Chân Sỹ Ẩn.Hy Phượng vu oan giá họa, giết người không ghê tay, trục lợi bằng mọi cách, kết cục là cái giá phải trả thôi. May còn đứa con được Già Lưu chuộc đem về nuôi, xem đoạn này rơi nước mắt.
Cảm ơn cụ, để em lấy hết can đảm, hihi.Em cũng chưa đọc truyện đâu ạ, hồi trước cũng ngại ngại như cụ, giờ lại không có thời gian.
Hồi bé em xem phim chỉ ấn tượng người đẹp, cảnh đẹp, chuyện tình bi thương chứ không hiểu lắm bối cảnh và hệ thống nhân vật. Gần đây em xem lại bộ phim bản 1987, xem lại 3 lần cộng thêm đọc một số ý kiến bình luận thì cũng hơi hiểu và cảm nhận được phần nào, em thấy hay cụ ạ.
Mấy nữa có thời gian em sẽ cố gắng đọc truyện, vì phim bị lược bỏ và thay đổi nhiều nội dung. Tuy nhiên em nghĩ đạo diễn cũng có dụng ý, vì những tình tiết kết truyện như Bảo Ngọc gặp cha trên đường, Giả Liễn lấy Bình Nhi, Hương Lăng không chết, Bảo Ngọc và Giả Lan thi đỗ, Giả Lan làm quan... lại không phải do Tào Tuyết Cần viết mà là Cao Ngạc chắp bút viết tiếp, có thể khiên cưỡng, không đúng mạch văn của Tào Tuyết Cần. Nên có thể kết như phim lại là đúng, tột đỉnh đau thương.
Vâng đúng là như vậy ạ. Giá Nguyên Xuân không phải vào cung thì đã có thể dạy dỗ Bảo Ngọc lên người. Lúc Bảo Ngọc bé đã kịp dạy cho thuộc mấy quyển sách. Vào cung rồi vẫn dặn cả nhà phải rèn rũa cẩn thận mà không được nghiêm quá kẻo có chuyện đủ thấy lúc nào cũng đau đáu về cậu em ngâm ngọc.Và cụ quên mọt nhân vật nữa rất quan trọng là Nguyên Xuân, quý phi của hoàng đế.
Nhờ cô quý phi này họ Giả mới được nhiều ân huệ của triều đình và dựa vào đó làm nhiều việc không tốt. Khi cô này mất thì họ Giả mất luôn chống lưng và sụp đổ.
Em tưởng tác giả kể lại chuyện cuộc đời mình và gia đình?Tác phẩm nào chả là tác giả tưởng tượng, có phải phóng sự tài liệu hay sách sử đâu.
Cụ xem phim trước đi ạ, đỡ rối rắm hơn truyện (36 tập x 40 phút).Cảm ơn cụ, để em lấy hết can đảm, hihi.
Có nhiều truyện, biết hay mà em ko thể đọc, vì bi thương...
Có lẽ em quá nhạy cảm, quá yếu đuối, nên ko thích những gì đau khổ
Bảo Ngọc là nguyên mẫu của tác giả, cần ai dạy dỗ gì nữa cụ. Có 1 cái là anh này yếu đuối ko thể bảo vệ đc ng yêu mình thôi. Còn việc chán đời, ko thích làm quan nên ko thích học theo lối thi cử, chỉ thích học làm thơ, đọc Tây sương kí...Chính vì chí hướng anh ta như vậy nên anh ta mới ko thích bảo thoa, lúc nào cũng dạy dỗ thúc ép mình vào khuôn khổ. Anh ta yêu LĐN vì cô này có thể cùng mình làm thơ, chôn hoa, ko ép mình phải sống theo khuôn sáo phong kiếnVâng đúng là như vậy ạ. Giá Nguyên Xuân không phải vào cung thì đã có thể dạy dỗ Bảo Ngọc lên người. Lúc Bảo Ngọc bé đã kịp dạy cho thuộc mấy quyển sách. Vào cung rồi vẫn dặn cả nhà phải rèn rũa cẩn thận mà không được nghiêm quá kẻo có chuyện đủ thấy lúc nào cũng đau đáu về cậu em ngâm ngọc.
Nói các cụ lại mắng em chứ trong trường hợp này cháu hư tại bà là không có sai.
Câu này là sao mợ?! Nick mợ là Cò miki ah?!Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc tận thi thư diệc uổng nhiên
Đại ý là hai đứa nhà văn ngồi với nhau mà mở đầu câu chuyện không nói về Hồng Lâu Mộng mà lại nói về thơ Tú Hĩu chẳng hạn, thì đọc đến cả núi sách thì đầu cũng chỉ như cái USB mà thôi.Câu này là sao mợ?! Nick mợ là Cò miki ah?!
Em đọc HLM đến đoạn Phượng Thư lừa thằng Giả Thụy thì lại nhớ trong Decameron có anh giáo đồ bị cô gái kia nó lừa cho một đêm tí chết. Hai mô típ giống nhau nhưng anh bên Ý thì quyết giả đũa được cô kia, còn Giả Thụy không được cái phúc ấy. Phương Thư thật là một đàn bà đẹp mà đáo để.Vương Hy Phượng được miêu tả tột cùng của các sắc thái mà cụ: xinh đẹp, xuất thân quyền quý, khôn ngoan, biến báo, tham lam, tàn nhẫn, bất hạnh.
Bảo Thoa khôn khéo, biết tiến lui đúng lúc.
Bản phim 1987 đúng là tuyệt vời, càng xem càng thấy hay. Âm nhạc đỉnh cao, ca sĩ Trần Lực hát có âm hưởng kinh kịch nghe mê mẩn luôn. Em đang xem lại bộ này để luyện nghe tiếng Trung.
Dù bối cảnh cách đây mấy trăm năm nhưng xem phim cũng học được nhiều điều về ứng xử trong cuộc sống.