[Funland] Home Coffee - Ngon, bổ, rẻ - Phần 2

largo_kent

Xe tăng
Biển số
OF-34321
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,030
Động cơ
483,951 Mã lực
Tiếp theo phần 1, em bổ sung phần thực hành Pre-infussion trên máy E61 - Lelit Mara X.

Chèn cái hình grouphead E61 vào cho dễ giải thích.

Pre-infusion-in-an-E61-Group.png

Group head E61, tay CAM có 3 vị trí, vị trí OFF, vị trị 2 - tay CAM nhấc lên khoảng 45o - máy bơm chưa hoạt động. Vị trí 3 - tay CAM ở vị trí cao nhất - máy bơm ON.

Có nhiều saler nói vị trí 2 là vị trí pre-infussion của E61, theo cá nhân em thì đây là kiến thức sai. Vị trí CAM ở góc 45o thì nước bắt đầu nhỏ ra trên Group head, do áp suất từ boiler xì ra, và do áp lực từ đường nước với 1 số máy dùng bơm quay và gắn vào đường lấy nước trực tiếp. Nhưng áp lực này (khoảng 1bar) là không đủ để nước thẩm thấu vào bánh cà được nén kỹ - có chăng chỉ là làm ướt bề mặt trên của bánh cà thôi.

Vì vậy, muốn PI thì bắt buộc phải có áp lực mạnh cỡ 3-6bar thì nước mới ngấm hết được vào toàn bộ bánh cà. Bắt buộc phải dùng bơm hoặc dùng áp lực nén. Áp lực chỉ giới hạn ở 6bar, nếu lớn hơn 6-7bar thì lại gần như là quá trình chiết xuất espresso.

Hình dưới mô tả việc PI trên E61, em đặt là Feeling Profile. Tránh đụng hàng với Flavor profile trên máy slayer. Còn trên máy La Pavoni là Muscle Profile thì không tính nhé (cụ Skoda_Favorit =))

E61 Pre-Infussion tips.png


Bước 1 - Hình 1. Bắt đầu bằng cỡ xay mịn nhất mà các cụ bắt đầu cảm nhận thấy hơi bị over-extraction (vị đắng bitteness bị đẩy ra...). Từ đó có thể tăng lại cỡ xay 1 chút. Nhưng mục đích của PI là tăng extraction cao nhất có thể trên hệ thống có sẵn - ra được flavor đặc trưng, vì vậy việc đẩy cỡ xay mịn, WDT khuấy và tamping cẩn thận là yêu cầu mặc định.

Bước 2 - Hình 2a. Bật bơm chạy trong khoảng T1 từ 3-5s,
Bước 2 - Hình 2b. Sau đó ngắt bơm - tay CAM ở vị trí 2 và đợi T2 = 10-15s (Thời gian Pre-infussion).
Thời gian T1 sẽ tùy từng máy, nhưng là thời gian cần thiết để máy bơm 9bar hoạt động, bơm 1 lượng nước lên phía trên bánh cà và đủ thời gian để tao ra áp lực từ 4-5bar phía trên bánh cà.
Trong thời gian T2, áp lực nước phải đủ lớn và đủ thời gian cho nước ngấm đều vào bánh cà. Thời gian T2 càng kéo dài thì nước càng thẩm thấu và áp lực nước phía trên sẽ giảm.
Bước 3 - HÌnh 3c. Bật máy bơm để chiết xuất.

Một số thử nghiệm, gợi ý thêm:
- Trong thời gian T2, áp suất tại grouphead có thể bị sụt giảm, tuy nhiên chính xác là sụt giảm bao nhiêu thì không có con số chính xác - vì vậy việc lắp thêm 1 đồng hồ đo áp tại group head sẽ giúp quan sát dễ dàng hơn.
- Trong thời gian T2 PI, có thể tăng giảm/bổ sung thêm áp suất - bằng cách ON/OFF bơm. Ví dụ như trong T2 có thể chọn tần suất 3s để ON/OFF bơm thêm. Em đã thử nghiệm cách này và tách cà pha ra có vẻ chua (nhẹ) hơn 1 chút.

----
Tạm thời em dừng ở đây.
Quá chi tiết và dễ hiểu, cảm cụ nhiều ạ.
 

largo_kent

Xe tăng
Biển số
OF-34321
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,030
Động cơ
483,951 Mã lực

Grand 2016

Xe tăng
Biển số
OF-477871
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
1,573
Động cơ
212,927 Mã lực
Tuổi
47
Đúng rồi đó cụ, nếu cụ cần thì inbox em, em có quen bên procaffe, có thể rẻ hơn cho cụ đc vài trăm k.

Con nanita này build thép chứ ko nhựa như breville, nồi hơi xịn chứ ko phải thermoblock giống breville. Nói chung là ko hiểu sao ở VN nó bán giá ngon bổ rẻ hơn hẳn!
Thanks cụ. Cụ ơi nồi hơi và thermo block là khác nhau hả cụ.
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,747
Động cơ
524,992 Mã lực
Covid ở nhà rách việc, tò mò tháo cái van bảo vệ quá áp (van an toàn) của LP ra xem. Hóa ra đời Pro Post-mill có xịn hơn thật, may mà không đặt mua online sẵn cái hạt như cũ lại bị thừa. Nguyên tắc chung của van quá áp rất đơn giản: từ boiler có ống thoát được đậy bởi một hạt nắp. Hạt nắp này được gắn ở một đầu lò xo, đầu kia lò xo tựa vào nắp van an toàn có ren vặn, phía dưới khoan các lỗ nhỏ thoát hơi. Khi áp suất hơi nước quá mức cho phép, hơi nước sẽ đẩy hạt nắp lên, thoát khỏi boiler và được ngưng tụ, gom lại bởi nắp ngoài của van có gắn ống dẫn về phía khay ở chân đế máy. Vấn đề ở chính cái hạt nắp này. Ở đời đầu tiên, LP Europiccola đời đầu (v 2.1), hạt nắp là viên bi kim loại. Đơn giản thì rõ rồi, nhưng nhược điểm ít nhất là 2 cái: vì tròn, dễ rơi và lạc mất. Thay thế không dễ vì đường kính và khối lượng viên bi quyết định tới áp suất ngưỡng để xả van bảo vệ. Nhược điểm thứ hai quan trọng hơn: nếu dùng nước cứng, có CaCO3 hòa tan, cặn vôi sẽ đọng lại trên viên bi kim loại, làm cho nó hoặc không thể đóng kín van khiến máy không nâng được áp suất, hoặc cặn vôi đóng chết luôn hòn bi, làm mất tác dụng bảo vệ của van. Vì vậy, ở đời sau, họ thay hạt đó bằng nhựa, gọi là "nấm" vì một đầu là hình trụ to có mặt cầu để đóng khít van, đầu kia là hình trụ thu nhỏ để đút vừa trong lòng lò xo của van. Đến đời Pro này thì lại là cải tiến và phức tạp hơn: "hạt" bây giờ là nắp đậy có rãnh, dưới rãnh có gioăng silicon chịu nhiệt. Trên nắp thay vì hình trụ đơn giản thì là hình trụ có rãnh khấc và rông đen khóa để mắc vào đầu lò xo.Như vậy, hạt sẽ đậy kín hơn, đồng thời sẽ nhạy và bền hơn, khó bị rơi, thất lạc hơn do luôn được gắn với lò xo.
2021-09-09_14-50-04.jpg

Ở một số cửa hàng, hạt này được bán với giá 7.5 bảng Anh, trong khi cả bộ van có giá từ 27.5 tới 51.5 bảng Anh, chưa kể tiền thuế và tiền ship https://www.theespressoshop.co.uk/en/La-Pavoni-Lever-Complete-Safety-Valve-Assembly-Gold---395239/m-2188.aspx.

Hôm nay tạm uống máy thế thôi, nhà cháu đi vít cần đây. :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Covid ở nhà rách việc, tò mò tháo cái van bảo vệ quá áp (van an toàn) của LP ra xem. Hóa ra đời Pro Post-mill có xịn hơn thật, may mà không đặt mua online sẵn cái hạt như cũ lại bị thừa. Nguyên tắc chung của van quá áp rất đơn giản: từ boiler có ống thoát được đậy bởi một hạt nắp. Hạt nắp này được gắn ở một đầu lò xo, đầu kia lò xo tựa vào nắp van an toàn có ren vặn, phía dưới khoan các lỗ nhỏ thoát hơi. Khi áp suất hơi nước quá mức cho phép, hơi nước sẽ đẩy hạt nắp lên, thoát khỏi boiler và được ngưng tụ, gom lại bởi nắp ngoài của van có gắn ống dẫn về phía khay ở chân đế máy. Vấn đề ở chính cái hạt nắp này. Ở đời đầu tiên, LP Europiccola đời đầu (v 2.1), hạt nắp là viên bi kim loại. Đơn giản thì rõ rồi, nhưng nhược điểm ít nhất là 2 cái: vì tròn, dễ rơi và lạc mất. Thay thế không dễ vì đường kính và khối lượng viên bi quyết định tới áp suất ngưỡng để xả van bảo vệ. Nhược điểm thứ hai quan trọng hơn: nếu dùng nước cứng, có CaCO3 hòa tan, cặn vôi sẽ đọng lại trên viên bi kim loại, làm cho nó hoặc không thể đóng kín van khiến máy không nâng được áp suất, hoặc cặn vôi đóng chết luôn hòn bi, làm mất tác dụng bảo vệ của van. Vì vậy, ở đới sau, họ thay hạt đó bằng nhựa, gọi là "nấm" vì một đầu là hình trụ to có mặt cầu để đóng khít van, đầu kia là hình trụ thu nhỏ để đút vừa trong lòng lò xo của van. Đến đời Pro này thì lại là cải tiến và phức tạp hơn: "hạt" bây giờ là nắp đậy có rãnh, dưới rãnh có gioăng silicon chịu nhiệt. Trên nắp thay vì hình trụ đơn giản thì là hình trụ có rãnh khấc và rông đen khóa để mắc vào đầu lò xo.Như vậy, hạt sẽ đậy kín hơn, đồng thời sẽ nhạy và bền hơn, khó bị rơi, thất lạc hơn do luôn được gắn với lò xo.
2021-09-09_14-50-04.jpg

Ở một số cửa hàng, hạt này được bán với giá 7.5 bảng Anh, trong khi cả bộ van có giá từ 27.5 tới 51.5 bảng Anh, chưa kể tiền thuế và tiền ship https://www.theespressoshop.co.uk/en/La-Pavoni-Lever-Complete-Safety-Valve-Assembly-Gold---395239/m-2188.aspx.

Hôm nay tạm uống máy thế thôi, nhà cháu đi vít cần đây. :)
Em thêm chút:
Chính vì cái "hạt gạo" này - cơ chế hoạt động y hệt van hạt gạo ở xe đạp xưa kia - nên nhiều khi boiler bắt đầu tạo áp thì ông hạt gạo này vẫn không được đẩy lên để đóng kín dẫn tới việc hơi nước bắt đầu xì ra nhiều nhưng áp suất được tạo vẫn chưa đủ (nếu có ĐH áp để check)! Do vậy "tip" nhỏ để khắc phục là lấy chuôi tamper gõ nhẹ vào nắp ngoài của van 1-2 lần sẽ khắc phục được (hạt gạo sẽ được đẩy lên ngay để đóng kín boiler) chứ không phải lỗi nhé! Youtube cũng có clip về việc này!
BTW nắp boiler của dòng Grand Romantica Deluxe có kết hợp luôn "hạt gạo này" và nắp boiler kiêm luôn van xả áp!
 
Chỉnh sửa cuối:

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Em thêm chút:
Chính vì cái "hạt gạo" này - cơ chế hoạt động y hệt van hạt gạo ở xe đạp xưa kia - nên nhiều khi boiler bắt đầu tạo áp thì ông hạt gạo này vẫn không được đẩy lên để đóng kín dẫn tới việc hơi nước bắt đầu xì ra nhiều nhưng áp suất được tạo vẫn chưa đủ (nếu có ĐH áp để check)! Do vậy "tip" nhỏ để khắc phục là lấy chuôi tamper gõ nhẹ vào nắp ngoài của van 1-2 lần sẽ khắc phục được (hạt gạo sẽ được đẩy lên ngay để đóng kín boiler) chứ không phải lỗi nhé! Youtube cũng có clip về việc này!
BTW nắp boiler của dòng Grand Romantica Deluxe có kết hợp luôn "hạt gạo này" và nắp boiler kiêm luôn van xả áp!
Cái cụ trên nói là cái khác cụ ơi :)) :)) :))
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Cái cụ trên nói là cái khác cụ ơi :)) :)) :))
Nó đấy! Vì em đã tháo nắp Boiler con Grand Romantica Deluxe ra xem và cũng tương tự là tháo van bảo vệ quá áp của 1 con Pro đời mới! Hơn nữa cũng có mua cái "hạt gạo" để back up rồi! Cần xem ảnh không thì ck 50k e cho xem!!! =)) =)) =)) =))
 

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Nó đấy! Vì em đã tháo nắp Boiler con Grand Romantica Deluxe ra xem và cũng tương tự là tháo van bảo vệ quá áp của 1 con Pro đời mới! Hơn nữa cũng có mua cái "hạt gạo" để back up rồi! Cần xem ảnh không thì ck 50k e cho xem!!! =)) =)) =)) =))
Trạng thái van áp là luôn đóng còn cái cụ nói gõ một cái cho khỏi xì là van xả e nhé - bố cháu mua cái gì cũng không biết rồi :)):)):))
Ảnh trên mạng đầy :D
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,747
Động cơ
524,992 Mã lực
Cụ Vanh123 nói đúng đấy :) Em chưa có Gran Romantica, nên chưa thể đoán mò, nhưng có lẽ "liệu pháp" gõ cán tay cầm vào chả qua là có tác động cơ học để hạt nắp trở lại vị trí sau khi bị "kê" lệch ở lần quá áp trước :) . Ở LP Pro thì quá áp đẩy hạt nắp lên để xả hơi ra phía dưới nắp, trong khi hạt gạo van xe đạp lại xì khí ra bên trên. Lỗi trên có vẻ khó xảy ra với hạt nắp của LP Pro vì nó có trụ định hướng, tạo thành rãnh (có gioăng) để ốp vào ống thò ra của boiler.
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Cụ Vanh123 nói đúng đấy :) Em chưa có Gran Romantica, nên chưa thể đoán mò, nhưng có lẽ "liệu pháp" gõ cán tay cầm vào chả qua là có tác động cơ học để hạt nắp trở lại vị trí sau khi bị "kê" lệch ở lần quá áp trước :) . Ở LP Pro thì quá áp đẩy hạt nắp lên để xả hơi ra phía dưới nắp, trong khi hạt gạo van xe đạp lại xì khí ra bên trên. Lỗi trên có vẻ khó xảy ra với hạt nắp của LP Pro vì nó có trụ định hướng, tạo thành rãnh (có gioăng) để ốp vào ống thò ra của boiler.
Trước tiên Cụ đã tháo nó ở con Pro ra rồi thì Cụ thấy cơ chế hoạt động của cái cụm thay thế viên bi hoặc hạt bằng Teflon hình nấm cắm vào lò xo rồi đúng không?
Theo em biết thì cùng với thời gian La Pavoni cải tiến sử dụng 3 loại "seating ball" trong van bảo vệ quá áp:
- Đời đầu: Dùng bi như Cụ nói! Khi quá áp thì áp suất sẽ "nâng bi" :D lên để xả bớt áp! Khi áp yếu hơn không thắng được lực nén của lò xo thì lò xo ấn viên bi xuống để che khít lỗ! Như thế này:
PsteelValve.jpg


Đời sau đó: Bi được thay bằng nấm teflon! Cơ chế hoạt động y hệt! Không còn động tác "nâng bi" nữa:P mà là đẩy nấm khi quá áp!
pvalveassy.jpg


Đời mới nhất (Như con Pro nhà Cụ): Chả còn bi hay nấm nữa mà là cụm có hạt gạo!
18750_lapa1.jpg

186642014-10-09_20_1.jpg

:D
Cái lò xo luôn nén cụm này sát vào lỗ thành boiler nhưng khi chưa có áp thì cái "hạt gạo" này sẽ thụt vào phía trong boiler do chính trọng lượng của nó và cái ron! "Hạt gạo" này hình thù y hệt cái piston của La Pavoni và được treo tự do vào cái cục đồng kia bằng cái trục nhỏ và dùng phe đầu trục (loại 3mm) để giữ! Nói là treo tự do nghĩa là có độ dơ khoảng 1-1.5mm treo lủng lẳng như thế! E cũng chả hiểu để làm gì cái hạt gạo ấy cho đến khi trong nhóm kín La Pavoni trên Zalo có lần Cụ DrGiang hay Cụ haolq (em kg nhớ rõ) có giải thích là để triệt tiêu áp suất giả hay áp suất âm gì gì đó! EM chỉ biết khi đủ mức áp suất nào đó (theo tính toán của La Pavoni về khối lượng khi thiết kế cái hạt gạo và cái ron đi cùng) thì cái hạt gạo này sẽ được đẩy ngược theo hướng ra ngoài boiler và nén chặt vào cái cục đồng (vẫn luôn được ép chặt vào lỗ gắn vào boiler nhờ lò xo luôn trong trạng thái nén). Khi bị quá áp thì cả cái cụm đồng này sẽ bị áp đẩy mạnh ra và thắng được lực nén của lò xo từ đó hơi nước được xả bớt ra!

Với Romantica thì không có cụm van bảo vệ quá áp mà họ tích hợp luôn vào cái nắp boiler như em đã quẳng link ở trên! Trong cụm nắp này cũng có cái cụm đồng với cái hạt gạo y hệt và cơ chế hoạt động cũng rứa! Cụ sẽ sớm thấy thôi khi "trên tay" em nó! Nhưng em lưu ý Cụ luôn là cái nắp boiler của Romantica tương đối nặng và rất nóng! Nhiều người dùng kêu trời vì đánh rơi và giá nó thì chả rẻ!
BTW Cụ xem thêm! Máy Pro y hệt của Cụ! Từ đoạn 2'28" nhé!

Trạng thái van áp là luôn đóng còn cái cụ nói gõ một cái cho khỏi xì là van xả e nhé - bố cháu mua cái gì cũng không biết rồi :)):)):))
Ảnh trên mạng đầy :D
Nói chung nhiều cái "tưởng vậy nhưng không phải vậy" nhé! [-X
Cụ thấy em đề cập đến cái "hạt gạo" ở van xăm xe đạp thì chỉ nghĩ đến đó đúng không?>:D< Em vẫn phục Cụở độ lọ mọ DIY (nếu Cụ là số 2 thì chả ai trên cõi OTF này dám vỗ ngực là số 1 vì chắc chả ai DIY đến nỗi cháy nhà=))=))=))=)))! Nếu vẫn không tin thì hôm tới vãn dịch mời Cụ găm tờ 500K sang nhà em rồi em cho mở ra xem, test thoải mái! Cafe mời free đến no nê!:)):)):))! Lúc đó cười chưa muộn!:D
 
Chỉnh sửa cuối:

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Trước tiên Cụ đã tháo nó ở con Pro ra rồi thì Cụ thấy cơ chế hoạt động của cái cụm thay thế viên bi hoặc hạt bằng Teflon hình nấm cắm vào lò xo rồi đúng không?
Theo em biết thì cùng với thời gian La Pavoni cải tiến sử dụng 3 loại "seating ball" trong van bảo vệ quá áp:
- Đời đầu: Dùng bi như Cụ nói! Khi quá áp thì áp suất sẽ "nâng bi" :D lên để xả bớt áp! Khi áp yếu hơn không thắng được lực nén của lò xo thì lò xo ấn viên bi xuống để che khít lỗ! Như thế này:
PsteelValve.jpg


Đời sau đó: Bi được thay bằng nấm teflon! Cơ chế hoạt động y hệt! Không còn động tác "nâng bi" nữa:P mà là đẩy nấm khi quá áp!
pvalveassy.jpg


Đời mới nhất (Như con Pro nhà Cụ): Chả còn bi hay nấm nữa mà là cụm có hạt gạo!
18750_lapa1.jpg

186642014-10-09_20_1.jpg

:D
Cái lò xo luôn nén cụm này sát vào lỗ thành boiler nhưng khi chưa có áp thì cái hạt gạo này sẽ thụt vào phía trong boiler! Hạt gạo hình thù y hệt cái piston của La Pavoni và được treo tự do vào cái cục đồng kia bằng cái phe đầu trục (loại 3mm)! Nói là treo tự do nghĩa là có độ dơ khoảng 1-1.5mm treo lủng lẳng như thế! E cũng chả hiểu để làm gì cái hạt gạo ấy cho đến khi trong nhóm kín La Pavoni trên Zalo có lần Cụ DrGiang hay Cụ haolq (em kg nhớ rõ) có giải thích là để triệt tiêu áp suất giả hay áp suất âm gì gì đó! EM chỉ biết khi đủ mức áp suất nào đó (theo tính toán của La Pavoni về khối lượng khi thiết kế cái hạt gạo và cái ron đi cùng) thì cái hạt gạo này sẽ được đẩy ngược theo hướng ra ngoài boiler và nén chặt vào cái cục đồng (vẫn luôn được ép chặt vào lỗ gắn vào boiler nhờ lò xo luôn trong trạng thái nén). Khi bị quá áp thì cả cái cụm đồng này sẽ bị áp đẩy mạnh ra và thắng được lực nén của lò xo từ đó hơi nước được xả bớt ra!

Với Romantica thì không có cụm van bảo vệ quá áp mà họ tích hợp luôn vào cái nắp boiler như em đã quẳng link ở trên! Trong cụm nắp này cũng có cái cụm đồng với cái hạt gạo y hệt và cơ chế hoạt động cũng rứa! Cụ sẽ sớm thấy thôi khi "trên tay" em nó! Nhưng em lưu ý Cụ luôn là cái nắp boiler của Romantica tương đối nặng và rất nóng! Nhiều người dùng kêu trời vì đánh rơi và giá nó thì chả rẻ!


Nói chung nhiều cái "tưởng vậy nhưng không phải vậy" nhé! [-X
Cụ thấy em đề cập đến cái "hạt gạo" ở van xăm xe đạp thì chỉ nghĩ đến đó đúng không?>:D< Em vẫn phục Cụở độ lọ mọ DIY (nếu Cụ là số 2 thì chả ai trên cõi OTF này dám vỗ ngực là số 1 vì chắc chả ai DIY đến nỗi cháy nhà=))=))=))=)))! Nếu vẫn không tin thì hôm tới vãn dịch mời Cụ găm tờ 500K sang nhà em rồi em cho mở ra xem, test thoải mái! Cafe mời free đến no nê!:)):)):))! Lúc đó cười chưa muộn!:D
Khổ quá, hai cái van xả e và quá áp nguyên lý nó hoạt động ngược nhau - một thằng đấy lên thì bịt kín còn thằng kia lúc nào cũng bịt kín và khi đẩy lê thì xả để giảm áp..
Như cái hình cụ đưa ở trên thì nó lồng hai van vào 1 rồi.

P/s: em vưa soi lại hình trên, hihi
 
Chỉnh sửa cuối:

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Khổ quá, hai cái van xả e và quá áp nguyên lý nó hoạt động ngược nhau - một thằng đấy lên thì bịt kín còn thằng kia lúc nào cũng bịt kín và khi đẩy lê thì xả để giảm áp thì cụ bảo nó tích hợp thế nào?
Mấy cái bơm quay tay như của cụ hình như không có cái van xả e đâu, chỉ có quá áp thôi.
Cụ google đi - chưa tính phí đâu, từ khóa vacuum valve vs safety valve nhá - cáu rồi đấy.
Đúng là Gúc chưa tính phí mà nên cũng tìm hiểu đê[-X! La Pavoni đời mới nó tích hợp như miêu tả ở trên đấy! Mang 500K sang đây sau đợt dịch này nhé!
Từ chuyên môn nó gọi cái hạt gạo này là "Anti Vacuum valve" và được tích hợp vào Safety valve!>:D<
"La Pavoni Lever Anti Vacuum valve can be found inside the safety valve":P
 

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Cụ Vanh123 nói đúng đấy :) Em chưa có Gran Romantica, nên chưa thể đoán mò, nhưng có lẽ "liệu pháp" gõ cán tay cầm vào chả qua là có tác động cơ học để hạt nắp trở lại vị trí sau khi bị "kê" lệch ở lần quá áp trước :) . Ở LP Pro thì quá áp đẩy hạt nắp lên để xả hơi ra phía dưới nắp, trong khi hạt gạo van xe đạp lại xì khí ra bên trên. Lỗi trên có vẻ khó xảy ra với hạt nắp của LP Pro vì nó có trụ định hướng, tạo thành rãnh (có gioăng) để ốp vào ống thò ra của boiler.
Như hình lão Skoda_Favorit đưa ở trên thì nó lồng cái xả e trong cái "chặn" của van áp - khi xả e xong thì cụm đó lại thành một thì nó chuyển chức năng và hoạt động như van áp.
 

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Đúng là Gúc chưa tính phí mà nên cũng tìm hiểu đê[-X! La Pavoni đời mới nó tích hợp như miêu tả ở trên đấy! Mang 500K sang đây sau đợt dịch này nhé!
Từ chuyên môn nó gọi cái hạt gạo này là "Anti Vacuum valve" và được tích hợp vào Safety valve!>:D<
"La Pavoni Lever Anti Vacuum valve can be found inside the safety valve":P
Vừa bập bập rồi =))=))=))
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Như hình lão Skoda_Favorit đưa ở trên thì nó lồng cái xả e trong cái "chặn" của van áp - khi xả e xong thì cụm đó lại thành một thì nó chuyển chức năng và hoạt động như van áp.
Công nhận ai sai ai đúng rồi nhỉ?[-X[-X[-X
Để A inbox số TK chuyển học phí nhé!:D
BTW thì máy pha cà tan thì cần đếch gì e với áp thì sao biết được ngoài mớ lý thuyết suông về van e với van áp nhỉ>:)>:)>:)? Thế mà LP lại tích hợp vào đấy! Cũng như giới tính thì có ông lưỡng tính đấy thây!!! =)) =)) =)) =)) =))
 
Chỉnh sửa cuối:

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,747
Động cơ
524,992 Mã lực
Có lẽ cụ Skoda_Favorit dùng nhầm từ nên cụ Vanh123 mới nhiệt liệt phản đối :) Cụ Skoda_Favorit giải thích đúng cơ chế hoạt động của "hạt gạo" (từ của cụ ấy dùng) trong LP Pro (gọi tắt LPP), và có lẽ của cả Gran Romantica (LGR) - em hy vọng sớm có em này và suy nghĩ tiễn em LPP 2018 :) - nhưng cụ so sánh với hạt gạo của van xe đạp là sai. Hạt gạo van xe đạp được vặn ren vào chi tiết bao gồm mặt côn dương để vừa khít với mặt côn âm của thân van, và có trục có ren để lắp hạt gạo. Như vậy, áp suất trong săm xe đạp có xu hướng đẩy các mặt côn lắp khít vào nhau, giữ kín khí. Khi ta vặn ren hạt gạo xuống là để cố định (hay giới hạn) vị trí của chi tiết có mặt côn, khiến nó không bị ngẫu nhiên di chuyển. Còn khi muốn xả hơi, ta phải nới ren hạt gạo rồi ấn nó xuống mới khiến các mặt côn rời nhau, tạo khe hở cho khí thoát ra. Như vậy, tác dụng của hạt gạo van xe đạp là ngược lại với tác dụng của "hạt gạo" van bảo vệ quá áp của LP. Chính vì vậy, nhà em tránh dùng từ hạt gạo dễ gây liên tưởng nhầm mà dùng tên gọi "hạt nắp" :) Ít nhất thì có cụ Vanh123 không phản đối nhà em. :D
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,747
Động cơ
524,992 Mã lực
Còn hạt gạo tránh áp suất giả có lẽ thế này: áp suất thực thật ra là lực nén được duy trì đều đặn. Còn áp suất giả có lẽ được gây ra bởi số hơi nước dư thừa hay bị "nhốt" kín trong không gian chật hẹp khi ta đổ quá nhiều nước vào boiler (gần đầy tràn), chỉ giống như xả e, do đó, nó không thể tạo được áp lực lâu dài. Vậy thì hạt gạo lúc đầu có thể bị chuyển động chút ít để triệt tiêu phần áp lực dư thừa tồn tại trong khoảng thời gian ngắn này.
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Có lẽ cụ Skoda_Favorit dùng nhầm từ nên cụ Vanh123 mới nhiệt liệt phản đối :) Cụ Skoda_Favorit giải thích đúng cơ chế hoạt động của "hạt gạo" (từ của cụ ấy dùng) trong LP Pro (gọi tắt LPP), và có lẽ của cả Gran Romantica (LGR) - em hy vọng sớm có em này và suy nghĩ tiễn em LPP 2018 :) - nhưng cụ so sánh với hạt gạo của van xe đạp là sai. Hạt gạo van xe đạp được vặn ren vào chi tiết bao gồm mặt côn dương để vừa khít với mặt côn âm của thân van, và có trục có ren để lắp hạt gạo. Như vậy, áp suất trong săm xe đạp có xu hướng đẩy các mặt côn lắp khít vào nhau, giữ kín khí. Khi ta vặn ren hạt gạo xuống là để cố định (hay giới hạn) vị trí của chi tiết có mặt côn, khiến nó không bị ngẫu nhiên di chuyển. Còn khi muốn xả hơi, ta phải nới ren hạt gạo rồi ấn nó xuống mới khiến các mặt côn rời nhau, tạo khe hở cho khí thoát ra. Như vậy, tác dụng của hạt gạo van xe đạp là ngược lại với tác dụng của "hạt gạo" van bảo vệ quá áp của LP. Chính vì vậy, nhà em tránh dùng từ hạt gạo dễ gây liên tưởng nhầm mà dùng tên gọi "hạt nắp" :) Ít nhất thì có cụ Vanh123 không phản đối nhà em. :D
Thì cơ chế hoạt động đúng như "hạt gạo" làng ta trong cái van xe đạp khi bơm chứ vặn chặt sau khi bơm xong thì nói làm gì! :P
Vậy done nhé!:D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top