Tìm hiểu theo kinh nghiệm của em thì nó có nhiều lý do lắm,
Ví dụ trong mẻ rang của cụ có một số hạt rang lỗi xém bề mặt thì lúc pha chế cũng có bị đắng, hoặc có khả năng cà cũ quá cũng gây đắng, hoặc rang đậm quá cũng vậy ( Lúc chiết xuất những mảnh vụn này sẽ hoà tan ngay gây đắng )… mấy cái này cụ tự loại trừ theo thực tế.
Với trường hợp cụ nêu ra để blooming lâu nhằm giải phóng khí CO2 khiến lúc chiết xuất để nước tiếp xúc với hạt caphe nhiều hơn, đều hơn cho ra hương vị rõ ràng hơn, tốt hơn.
Nhưng,
Pha espresso, hạt caphe thường được xay mịn và nén chặt, khi blooming ( tức ủ ) hạt caphe cần không gian đủ xốp để giãn nở , trong pha chế pour over hoặc rộng hơn là kiểu pha chế slow sẽ thoát ra theo bề mặt và rãnh của dụng cụ pha nhưng espresso thì không có, bí.
Nếu nhiều caphe quá thì có khả năng bề mặt tiếp xúc với GH gây cháy cũng có thể gây đắng,
Hoặc ủ lâu trong nhiệt độ cao khí không thoát được làm quá trình chuyển hoá hạt caphe trong nước quá nhanh mất hương vị cũng như có thể gây đắng.
Hoặc Lelit Bianca pha ra hương vị thế. Muốn hết đắng bán máy.
Chốt,
Vì những lý do từ bản thân trên em chém tạm do nhiệt độ nước chưa phù hợp với cách pha nên thử hạ nhiệt nước khi pha theo kiểu ủ lâu.
Thứ nữa lưu ý lượng cà khi pha, với em thì lớn hơn từ 2 - 3 gram so với kích thước rổ là tốt nhất.
Còn bản chất thì em nói thật luôn em dốt Hoá đặc cán mai dài cán thuổng đến giờ nhắc lại Bố em vẫn chỉ mặt cười hô hố vì sinh ra thằng con dốt Hoá thế
. Nên bản chất đến cùng thì quá sức em ở kiếp này!
Các cụ khác có ý kiến gì thì add thêm ạ, cái này cũng là kinh nghiệm để mọi người mới như em sau gặp phải còn biết điều chỉnh.