[Funland] Hôm nay, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,497
Động cơ
472,955 Mã lực
Ngày xưa oánh nhau thì thủy quân lục chiến là chính ạ, nên vụ tuyển quân ở Nghệ cũng là lấy thêm ít tân binh rồi nhân tiện rèn luyện thành thân binh thôi.

Sau chiến thắng quân Thanh năm 1789 thì cụ QT ngay lập tức nhận thấy sự xuất hiện quay trở lại của Ng Ánh ở Miền Nam, mà Ng Lữ ko cản nổi, còn Ng Nhạc đang bung lụa ở Đồ Bàn thì không quan tâm lắm. Do đó, việc cầu hòa là bắt buộc để dồn sức đánh Ng Ánh. Cụ QT đã mở rộng ảnh hưởng sang Lào, và cho TQD mở sạn đạo qua Cam để qua đó cho 1 mũi quân đi vòng qua đất của Ng Nhạc, vu hồi vào Nam Bộ + chặn đường Ánh chạy về Thái Lan. Mũi còn lại, là chủ lực chính, vẫn là thủy quân. Có vẻ đã có 1 chiến dịch thủy lục 2 đường cùng tiến đánh Ng Ánh vào tháng 6/1792 và đã có thất bại ở cả 2 hướng thủy bộ. Và đây cũng có thể là lý do khiến cụ QT đột quỵ rồi ..., khi mà sức mạnh vô địch về thủy quân của TS đã gặp khắc tinh.
Cụ nghĩ có 1 chiến dịch vào tháng 6/1792 à? Trong đoạn này có nói thủy quân đụng quân Nguyễn Ánh mới được bổ sung súng ống, tàu xịn. Đó là tầm thăm dò quy mô nhỏ, mà lực lượng này chắc hẳn của Nguyễn Nhạc. Ngay trận 1792, Ánh cũng tẩn Thị Nại của Nguyễn Nhạc do anh em Nhạc - Huệ bất hòa, đương nhiên khu vực Thị Nại là toàn quyền của Nhạc rồi.
Có lẽ biết được năng lực thủy quân của Ánh đã mạnh lên nhiều và việc dồn tâm trí sức lực vào điều quân các ngả cho 1 chiến dịch quá lớn đã khiến ông Nguyễn Huệ bị ....đột quỵ!?
"
TRẬN THỊ NAI LẦN THỨ NHẤT (1792)
Ta đã thấy sự sôi sục phát triển của Gia Định và Phú Xuân. Trong khi đó Quy Nhơn vẫn im lìm. Vẫn biết có khi biến cố vẫn xảy ra mà tài liệu không nói tới để cho sử gia phải cam bó tay nhưng cũng có khi biến cố thật không xảy ra nhiều vì địa phương, thời đại, tập đoàn ở đó gặp phải những điều kiện ghìm bước tiến. Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc ở vào trường hợp này.
Nơi vùng Tây Sơn, trong khi em ông cai trị trên hai cựu đô Nam, Bắc có đủ nhân vật tài lực để làm thế trưởng thành thì Nguyễn Nhạc phải bằng lòng với một phần lớn xứ Chiêm Thành cũ từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận. Cũng như chúng ta choáng mắt trước bước tiến ồ ạt của Tây Sơn, lầm tưởng họ có một hậu thuẫn kinh tế dồi dào, phái bộ Macartney nhìn thấy “bằng mắt trần” xứ Tsiompa có dáng của một cánh đồng xinh tốt, chập chùng thành từng bực cấp từ bờ biển tới bên trong và chen lẫn một cách kỳ diệu những nội cỏ và đồng áng. Nhưng bằng viễn kính thì cái cảnh giàu có ấy tan biến đi, nhường cho cảnh một vùng mênh mông những cát vàng nhạt, chen vào đó rải rác những dãy núi, đỉnh nhọn vút lên cao1. Vì vậy ta không lấy làm lạ rằng vùng Bình Thuận, Bình Khang không là cái đích tranh giành của Tây Sơn và Nguyễn. “Đất Bình Thuận chiếm dễ giữ khó”2. Nguyễn Văn Thành đã nói như vậy bởi vì quân Tây Sơn không giữ được mảnh đất khô cằn này thì đổi về tay Gia Định mới trung hưng, khó khăn nào có giảm bớt đâu.
Thất bại trong chiến tranh nồi da xáo thịt gây một xúc động tâm lý cho viên tướng đa mưu mà tuổi đã về chiều khiến cho Nguyễn Huệ phải chê trách. Nhưng thực ra Thái Đức Hoàng đế cũng không thể làm hơn được. Trên căn bản nông nghiệp, ông cũng biết cố gắng khuyến khích dân chúng canh tác bằng cách công nhận ích lợi của những cơ sở sẵn có như cho các tay thợ gìn giữ các xe nước ở Quảng Ngãi được miễn sưu dịch, cấp bằng cho người trông coi3. Đám Tề Ngôi cũng có lảng vảng che chở bờ biển cho ông và trước sự phát triển của Gia Định làm dân, binh Tây Sơn phải kinh hồn, chính ông cũng cố gắng cho đóng nhiều thuyền bè mong chận trước cuộc tấn công 1792. Nhưng kết quả thực là ít ỏi. Sự hiện diện của ông khiến Phú Xuân cách biệt Gia Định chỉ có hiệu quả là làm cho Gia Định qua những bước khó khăn ban đầu thôi.
Tháng 4 Canh Tuất (1790), thu thập được năng lực mới mẻ, Nguyễn Ánh bàn chuyện đánh Bình Thuận. Nguyễn Văn Thành bác đi nhưng Ánh vừa nhận thấy được ích lợi do giao thương đưa lại nên muốn mở rộng đất để “xuất nhập thông thương” để “nhờ cậy cái lợi cá muối” (của Bình Thuận) cần yếu cho binh lính, dân chúng.
Dưới quyền của Tiết chế Lê Văn Quân có 6.000 quân. Tiên phong là Võ Tánh; Nguyễn Văn Thành được làm phó với dụng ý làm hoà giải mối bất đồng giữa viên tướng cướp mới về làm Phò mã và viên phụ tá của Châu Văn Tiếp cục mịch, thô lỗ nhưng vẫn rõ ra là can đảm, có tài. Bình Thuận là đất Chàm, nhờ dịp Tây Sơn nới lỏng, viên cầm quyền ở đó tên Tá hưởng được một quyền tự trị khá rộng rãi nên đứng về phe Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cũng khôn ngoan cho đi theo quân một người Chàm là Hàn lâm Nguyễn Văn Chiêu làm Khâm sai Tán lý.
Nguyễn Văn Thành tiến quân đến Hốc Trâm chận đường về khiến Đô đốc Tây Sơn là Đào Văn Hổ phải nhờ Chưởng cơ Tá dẫn theo thượng đạo rút lui. Tá bị bội phản chết và quân Gia Định chiếm được Phan Rí. Lê Văn Quân muốn nhân dịp này thừa thắng tiến lấy Diên Khánh. Nhưng quân tướng Gia Định với xuất xứ lẫn lộn chưa tín nhiệm nhau. Nguyễn Văn Thành không đồng ý việc tiến quân. Võ Tánh không đồng ý với Quân đã đành mà Tổng nhung Cai cơ Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Dực còn ám thông với Tây Sơn nữa. Lê Văn Quân mặc thuộc tướng, để Nguyễn Văn Thành giữ chợ Mai (Mai Thị), Võ Tánh giữ Phan Rí rồi tự dẫn binh chia giữ Nha Phân và Mai Nương4 trên ba luỹ mới đắp. Nhưng Tây Sơn đã tiến quân đánh trước.
Tháng 6 năm đó, Đô đốc Hồ Văn Tự, Nguyễn Công Thái, Tham tá Từ Văn Tú từ Diên Khánh đem 9.000 quân vào tấn công. Thuỷ binh họ cũng đồng thời đổ bộ lên cửa Phan Rang. Binh Nguyễn chết nhiều, Quân lui về giữ Ỷ Na5 đưa thư cầu cứu. Lúc bấy giờ Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh đã được chiếu triệu về nhưng Tánh cứ đi luôn mặc Thành một mình quay lại.
Nguyễn Ánh một mặt sai Phạm Văn Nhân tiếp, một mặt tự dẫn binh thuỷ ra cửa Tắc Khái. Lúc bấy giờ Quân, Thành đã lui được về Phan Rí. Quân Tây Sơn lại tới vây. Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Võ Văn Lượng đem binh tiếp viện khiến Tây Sơn lui về Phan Rang. Ánh cũng nhân mùa gió bấc sắp tới, bất lợi cho cuộc hành quân nên để Nguyễn Văn Tính giữ Phan Rí, triệu Lê Văn Quân về đóng Phước Hưng6.
Trận chiến kéo dài khoảng 4 tháng là lần thử sức đầu tiên của Gia Định và Quy Nhơn.
Dù có tên Phạm Văn Nhân, người theo hầu Hoàng tử Cảnh và dù tháng 3-1790 ở Gia Định đã có độ 10 thuyền buôn Bồ và một tàu Pháp như L.M J. de Jésus Maria cho biết, chúng ta không nghĩ rằng người Tây đã tham gia chiến trận, vì họ phải theo Nguyễn Ánh mà Ánh thì chưa đến Phan Rí. Dù sao, rõ là lực lượng Gia Định tuy đánh bại Phạm Văn Sâm nhưng chưa đủ sức tiến ra. Và Ánh phải chờ đợi.
Trong khoảng thời gian đó Ánh lo chỉnh đốn nội bộ, phát triển thế lực. Cũng chính lúc này người Tây phương dồn dập tới. Ánh mua tàu đồng của ông Gombra, sai Dayot đi buôn ở Macao, Manille. Nhưng đồng thời Gia Định cũng gặp nhiều khó khăn do phát triển gây ra. Ánh nuôi binh, dân đói. Ánh lo xây công sự phỏng thủ bắt sưu dịch nhiều, dân oán, ngóng về Tây Sơn. Ánh thận trọng lo việc mở mang, chần chờ không ra quân làm bọn phiêu lưu Tây phương, kiêu ngạo có sẵn, ồ ạt đã quen, mong muốn có chiến tranh để kiếm lợi, đâm ra sốt ruột, chán nản. Ngày đầu tháng 5-1791, Ánh thấy Dayot đi buôn tiêu nhiều quá, phát ghét đòi đuổi cả bọn từ lính tới sĩ quan. Phần Bá-đa-lộc lại nghĩ rằng do thái độ thiếu cả quyết của Ánh mà Tây Sơn bớt lo sợ và cho rằng “trong tình thế này nếu họ có gan đến đánh thì thực là khó ngăn cản họ”1.
Thực ra Bá-đa-lộc còn có dụng ý khác khi hối thúc Ánh ra quân. Quá tin cậy vào lực lượng một nhóm người phiêu lưu, Pigneau định chắc ông sẽ thắng được Tây Sơn. Ông muốn ra Bắc Hà làm phép cho các L.M ở đấy mà từ lâu ông không được gặp. Ông hỏi thúc Ánh cất binh. Ánh không chịu, ông đòi bỏ đi tới 2 lần2. Ngón đòn doạ già này sau đó Nguyễn Ánh sẽ bắt chước để buộc ông ở lại.
Tuy nhiên việc đánh Tây Sơn cũng vẫn được tiến hành. Tháng giêng Nhâm Tý, Nguyễn Ánh bày ra kế hoạch mà sau này người ta sẽ gọi là những trận giặc mùa. Ông bảo đợi tiết gió nam thổi thì ra quân, gió ngược thì trở về. Khi đánh thì tụ tập binh lính lại, khi về thì cho đi cày ruộng, binh không mệt, không ngồi ăn không trong lúc Tây Sơn chạy ứng cứu đầu này đầu nọ không rảnh tý nào3.
Nhưng đến khoảng tháng 5-1792 thì Gia Định nhốn nháo về tin Tây Sơn sắp tràn vào. Không phải của Nhạc mà là của Huệ mới đáng sợ. Tin nghe ngóng ở đây thì nói Tây Sơn có độ 300.000 người tràn vào đánh tốc thẳng xuống Cao Man4. Sử quan thì cho biết Xiêm đưa thư xin Ánh giúp binh ở đường thượng vì Tây Sơn đánh mạnh ở Vạn Tượng. Thư trả lời của Nguyễn Ánh cho biết rõ Gia Định có thám báo kỹ càng. Theo đó, Nguyễn Huệ tuyển binh Bắc Hà có đến 2-30 vạn muốn đem vào tấn công. Bộ binh đánh các đạo miền thượng phá đến Nam Vang, chuyển đánh sau lưng Sài Gòn. Thuỷ binh sẽ vào Côn Lôn, phá Hà Tiên, theo Long Xuyên, Kiên Giang ập lên chiếm Sài Gòn mặt trước. Thắng xong họ sẽ tính tới Xiêm. Điều này chắc là Ánh doạ Xiêm để đề nghị một cuộc hợp tác: Xiêm ở phía sau trên bộ, Nguyễn Ánh phía trước mặt đường thuỷ cùng hai mặt đánh Nghệ An, Phú Xuân, phá trước kế của Tây Sơn5.
Kế hoạch đánh Gia Định có vẻ thực vì toan tính to lớn, hung bạo hợp với thói quen của Nguyễn Huệ. Và sau đó quả có 40 thuyền Tề Ngôi của Quang Trung lần mò vào đánh phá ở Bình Thuận. Không biết vì sao kế hoạch không thành. Sử quan không cần nhắc lại nếu sự việc không xảy ra để cho họ ghi. Lelabousse đưa hai giả thuyết: hoặc Tây Sơn sợ những chiếc tàu Âu lúc này đến buôn bán rất nhiều ở Gia Định, hoặc quân họ đã gặp hai đạo quân Xiêm đưa lên ngăn họ vào Miên. Rốt cục họ đã rút lui. Sự thực, như đã nói, Nguyễn Huệ thật khó mà hi vọng thắng khi đưa quân đi vòng tránh đất Vua Anh để đến đánh. Còn đường bộ thì núi rừng chập chùng, quân Lào, Xiêm, Miên sẵn sàng tiêu hao, đánh tập hậu; đường nước thì gió bấc đã dứt và gió nam đang thổi mạnh. Cuộc viễn chinh chỉ chậm lại nếu không có bất ngờ xảy ra cho Nguyễn Huệ.
Trong lúc Nguyễn Ánh bấn loạn thì Pigneau đòi đi lần thứ hai. Người ta nhốn nháo lên vì ông này bỏ đi tức là lôi theo cả bọn phiêu lưu đang giúp binh. Nguyễn Ánh cũng còn non tay không biết rằng khoảng đó năm trước Bá-đa-lộc muốn đi nhưng không dám vì sợ hại cho công cuộc truyền giáo. Ánh vội vã tới xin Pigneau ở lại. Một người lẻn nghe trộm cuộc hội kiến thuật lại rằng Pigneau trách Ánh không chịu nghe lời, không đi đánh Tây Sơn6.
Rốt lại Bá-đa-lộc thắng. Ông không đi nhưng Nguyễn Ánh phong Olivier làm Vệ uý Thần Sách quân và đem súng lớn, lương thực ra ngoài biển tổ chức một cuộc tập trận lớn gồm khoảng 128 chiếc vừa đại hiệu thuyền vừa ô thuyền. Chiến dịch bắt đầu.
Thuỷ quân tràn đến vũng Diên bắt được thuyền tuần Tây Sơn biết họ không chuẩn bị phòng thủ, Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Huy cắt đặt tướng sĩ, Nguyễn Văn Thành làm Tiên phong, Phạm Văn Nhân tiếp theo sau. Nguyễn Văn Trương theo Trung quân hộ vệ và Nguyễn Kế Nhuận đi sau rốt.
Đến Thi Nại, Nguyễn Ánh cho binh giỏi lên bộ đốt huỷ trại Tây Sơn, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành lấy thuyền Long, Phụng xông thẳng vào7. Nhưng theo người Tây, kẻ mở đường lại là Dayot trên chiến “tàu đồng”. Quân Tây Sơn giữ thành tưởng là tàu buôn định khám tàu nhưng khi thấy theo sau đó là cả thuỷ quân của Nguyễn Ánh nên chận lại. Họ bắn 5-6 tiếng đại bác. Dayot theo thói quen Tây phương cho kéo cờ lên, bắn trả hết loạt. Rồi chiếc tàu nghiêng lại để bắn nốt phía bên kia. Tây Sơn tiếp tục bắn nhưng tới lần thứ hai thì cả hệ thống phòng thủ đã bị chiếm8.
Đô đốc Tây Sơn tên Thành bỏ chạy. Quân Gia Định lấy được 5 đại hiệu thuyền, 30 ghe đi biển và 40 ghe sai rồi lại tìm bắt được 3 ghe Tề Ngôi nữa. Hai ngày ở chợ Thi Nại, Nguyễn Ánh vỗ về, phủ dụ dân chúng. Quân lại kéo về Gia Định, khứ hồi chỉ hơn 10 ngày.
Đó là chiến thắng đầu tiên chứng tỏ sức mạnh của đội thuỷ quân mới. Nguyễn Ánh lại còn vui mừng hơn khi biết chắc rằng đến lúc này Nhạc, Huệ cũng vẫn chưa hoà nhau. Nức lòng, ông cho sửa soạn ngay cuộc tấn công mùa sau: cho quân nghỉ, cho sứ đi Xiêm báo tiệp, bắt voi làm tượng binh, tạo thêm đại hiệu thuyền, tăng thuỷ binh.
Chiến thắng Thi Nại làm hoảng hốt Tây Sơn. Nguyễn Huệ phải tức tốc nhảy vào chiến trận, Theo tờ hịch gởi cho quân dân hai phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn đề niên hiệu Quang Trung thứ 5 ngày 10 tháng 7 (27-8-1792)1 ông tỏ ra được ý đó. Bản dịch của giáo sĩ De La Bissachère vẫn còn giữ được giọng hung hăng, ồ ạt của lời kêu gọi bình Thanh 5 năm trước ở xứ Nghệ. Theo tờ hịch, sau trận Thi Nại, Nguyễn Nhạc có viết thư cho ông trình bày rằng quân dân Quy Nhơn khiếp sợ trước đối phương nên mới bị thua mau chóng như vậy. Quang Trung phải nhắc nhở đến tính cách phù trợ của dân hai phủ đối với anh em Tây Sơn và ngược lại, ơn huệ họ đã ban cho dân chúng trên 20 năm rồi. Ông gợi lại những trận bình Xiêm, đánh Bắc oai hùng, lừng lẫy và lưu ý rằng chen vào đó, những chiến thắng chống cựu trào thật quá dễ dàng. “Gia Định là mồ chôn” họ Nguyễn. Thế thì dân hai phủ sợ gì bọn người nhút nhát ấy? Đúng ra dân chúng sợ người Tây dưới quyền Nguyễn Ánh thì phải hơn. Nhưng cái kiêu hãnh của viên tướng bách thắng không cho phép dân bái quận của mình sợ bất cứ ai, vì “cho dù loại người ấy có khéo léo đến đâu đi nữa, tất cả đều có cặp mắt xanh của con rắn, phải coi họ như những xác chết trôi từ biển bắc dạt xuống”.
Dự định của Nguyễn Huệ báo cáo cho dân chúng là quân Phú Xuân sẽ đem toàn lực lượng thuỷ bộ tung vào Gia Định, đánh đến tận Cao Miên, đập tan quân Nguyễn Ánh “như gỗ mục vậy”. Đáng chú ý là tờ hịch nói “theo lệnh Vua Anh”. Có thể thực hai bên đã đồng ý với nhau về điểm Huệ trợ giúp cho Nhạc này vì rõ ràng là họ đang đứng trước sự tồn vong của gia đình họ. Vì cũng chính trong tờ hịch, Nguyễn Huệ khuyến khích dân hai phủ trung thành với Nhạc và nói rõ rằng việc đánh Gia Định là để tỏ cho mọi người biết Nhạc - Huệ thực là anh em và họ không bao giờ quên họ cùng một dòng máu. Lời lẽ có tính cách trấn an và cũng lộ có sự tương nhượng. Có lẽ chính có sự nhượng bộ về phía Nhạc nên Nguyễn Huệ hiểu dụ các làng trong hai phủ phải lo làm cầu, đường để quân dễ trẩy đi...
Dự định không thành như ta biết. Hai mươi ngày sau, Nguyễn Huệ chết bất ngờ vì lo cho cuộc viễn chinh. Chiến tranh do đó tiếp tục có lợi về phía Gia Định.
------------------------
Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802
Tạ Chí Đại Trường"
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
39
Cụ ơi, chẳng qua Phalanx nó quá độc đáo và ấn tượng trước chiến thắng ở khu vực Ba Tư với địa hình bằng phẳng và rộng nên người ta nhớ nhiều hơn thôi. Theo em là thế.
Để em lục lại tư liệu, trong trận chiến 1 địch 10 của Alex, kỵ binh là chìa khoá trước quân đội Ba Tư, cánh phải đánh xé nát đội hình của quân Ba Tư để dọn đường cho Phalanx và Legend.

Cụ tham khảo thêm xem sao

Trong trận chiến, Alexander Đại đế đích thân chỉ huy đội quân đứng đầu phi đội hoàng gia của kỵ binh Đồng hành, thường là trong một đội hình nêm. Trong một trận chiến gay cấn, những chiến hữu kị binh thường chiến đấu bên cánh phải của quân đội Macedonia, bên cạnh những quân mang khiên, Hypaspists, người sẽ bảo vệ cánh phải của phalanx. Các đội quân kỵ binh khác sẽ bảo vệ sườn của đội hình Macedonia trong trận chiến. Dưới sự chỉ huy của Alexander, vai trò cúa chiến hữu kị binh là quyết định trong hầu hết các trận chiến của ông ở Châu Á

Hetairoi (tiếng Hy Lạp: ἑταῖροι) là những kỵ binh tinh nhuệ của quân đội Macedonia kể từ thời điểm vua Philip II của Macedonia, hiểu theo tiếng Việt là "Chiến hữu kị binh", những kị binh này đã đạt được uy tín lớn nhất của họ dưới Alexander Đại đế, và đã được coi là kỵ binh tốt nhất [1] trong thế giới cổ đại và kỵ binh xung kích đầu tiên. Chiến hữu kị binh hay Hetairoi, đã thành lập nên người bảo vệ tinh nhuệ của nhà vua (Somatophylakes).
Trận nào đấy ạ?
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,847
Động cơ
164,901 Mã lực
Việt Thanh chiến dịch của Nguyễn Duy Chính bị định hướng sẵn bởi tư tưởng bài Quang Trung rồi. Không có tư cách được coi là một nghiên cứu lịch sử. Nó nên coi là một loại tài liệu tâm lý chiến cho việc bẻ sử

Hoàng Lê nhất thống chí thì em đọc từ lâu rồi, nhưng nó mang hơi hướng như kiểu tam quốc diễn nghĩa, nhiều yếu tố lịch sử nhưng cũng rất dễ làm người đọc lạc lối giữa sử và tiểu thuyết
Cảm ơn những người như Cụ đã tham gia vào thớt này.
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,669
Động cơ
1,476,558 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Trận nào đấy ạ?
Đây cụ ơi!


Quân Macedonia được chia làm hai, bên cánh phải dưới sự chỉ huy trực tiếp của Alexandros Đại đế, còn bên trái là Parmenion. Alexandros đã chiến đấu với lực lượng kỵ binh đồng đội tinh nhuệ của mình. Cùng với đó là người Paionia và lực lượng kỵ binh nhẹ của Macedonia. Kỵ binh lính đánh thuê được chia thành hai nhóm, với các chiến binh dày dạn kinh nghiệm được bố trí ở bên cánh phải, và phần còn lại được đặt ở phía trước người Agria và cung thủ Macedonia, được bố trí ở gần đội hình phalanx. Parmenion ở bên cánh trái với người Thessaly, lính đánh thuê Hy Lạp, và kỵ binh Thrace. Họ được sử dụng nhằm kéo giãn đội hình đối phương và tạo điều kiện cho Alexandros tung các đòn quyết định từ bên phải.
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
39
Đây cụ ơi!


Quân Macedonia được chia làm hai, bên cánh phải dưới sự chỉ huy trực tiếp của Alexandros Đại đế, còn bên trái là Parmenion. Alexandros đã chiến đấu với lực lượng kỵ binh đồng đội tinh nhuệ của mình. Cùng với đó là người Paionia và lực lượng kỵ binh nhẹ của Macedonia. Kỵ binh lính đánh thuê được chia thành hai nhóm, với các chiến binh dày dạn kinh nghiệm được bố trí ở bên cánh phải, và phần còn lại được đặt ở phía trước người Agria và cung thủ Macedonia, được bố trí ở gần đội hình phalanx. Parmenion ở bên cánh trái với người Thessaly, lính đánh thuê Hy Lạp, và kỵ binh Thrace. Họ được sử dụng nhằm kéo giãn đội hình đối phương và tạo điều kiện cho Alexandros tung các đòn quyết định từ bên phải.
Vâng ạ. Cám ơn bác.
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
8,998
Động cơ
417,962 Mã lực
Cái này cụ thiếu rồi, Kỵ Binh cực kỳ quan trọng trong quân đội của A Lếch cụ nhé, kỵ binh sẽ đánh tạt sườn, rồi hit and run, phá rối đội hình, còn Phalanx sẽ ủn lên như xe tăng ấy.
Kị binh quá quan trọng ấy chứ , nhà Tống mất vùng yên vân thập lục châu nuôi ngựa mà giàu có vậy cũng đâu đủ sức chiếm lại
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,143
Động cơ
409,845 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn các bác!
Mấy ngày nữa (10 Tháng 3) tụi em lại kéo nhau lên Hà Giang kỷ niệm ngày thành lập đơn vị!
Cảm ơn cụ và đồng đội
Cụ đi năm bao nhiêu và đánh ở mặt trận nào ạ?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,147
Động cơ
893,708 Mã lực
Cảm ơn cụ và đồng đội
Cụ đi năm bao nhiêu và đánh ở mặt trận nào ạ?
Hà Giang đấy bác!
Bác lên Hà Giang, nếu đi sang cửa khẩu Hà Khẩu, cách cầu độ 500m có đường rẽ sang trái là cái "Cối xay thịt",... Đó là chỗ tụi em đã giằng co, giữ từng mét đất (đúng nghĩa đen). Tên nó như vậy vì lúc đó tiếng đạn nổ suốt ngày và đêm vọng vào vách núi ù ù như tiếng cối xay gạo ngày xưa!
 
Chỉnh sửa cuối:

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
873
Động cơ
201,394 Mã lực
Hà Giang đấy bác!
Bác lên Hà Giang, nếu đi sang cửa khẩu Hà Khẩu, cách cầu độ 500m có đường rẽ sang trái là cái "Cối xay thịt",... Đó là chỗ tụi em đã giằng co, giữ từng mét đất (đúng nghĩa đen). Tên nó như vậy vì lúc đó tiếng đạn nổ suốt ngày và đêm vọng vào vách núi ù ù như tiếng cối xay gạo ngày xưa!
Ông A E cũng bộ đội với Cụ chiến dịch này, mình trang bị một lượng lớn tên lửa Scud do Liên Xô viện trợ nhưng không hiểu sao không bắn quả nào
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,147
Động cơ
893,708 Mã lực
Ông A E cũng bộ đội với Cụ chiến dịch này, mình trang bị một lượng lớn tên lửa Scud do Liên Xô viện trợ nhưng không hiểu sao không bắn quả nào
Hồi đó thỉnh thoảng em có thấy Uát chở chuyên gia lên tận đỉnh 812 (chỗ đó có đài quan sát của pháo binh).
Chắc Scud phải nằm ở gần HN, còn trên đó thì từ đầu 1985 đã có BM13 giàn rồi.
Còn loại ĐKB bắn đơn thì vẫn dùng.
Nhưng giới hạn cũng chỉ có pháo thôi, không dùng không quân, vì cả 2 phía đều cố giữ giới hạn là 1 cuộc xung đột, không phải là chiến tranh.
Chỉ tụi em, lính bộ binh mới mang xương thịt ra đọ với pháo tầu!
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em bảo thế bao giờ? Để lặp lại cho bác rõ nhé.

Một cụ vào nói là Càn Long muốn đánh cũng không đánh nữa được vì quốc khố cạn kiệt. Em reply rằng, nếu nó muốn đánh nữa thì vẫn được vì Ung Chính và quốc lực lúc đó ở cực thịnh. Dẫn chứng là sau đó nó đánh Nepal 2 lần lẫn GDP của nó lúc đó.

Sau em có viết tiếp, nếu nó thực sự muốn đập mình như Miến thì nó có thể, nhưng giá trả cực đắt. Nên, từ đó mới thấy Quang Trung giỏi chính trị thế nào, không dốt như bọn Miến. Ông sử dụng thuần thục cái gọi là "chiến thắng trên chiến trường quyết định trên bàn đàm phán".

Từ đầu đến giờ, bác tuyền nói em bóp méo lẫn bẻ lái lời em đấy. Rót 1 ly không đủ đâu.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng :)
Em tiếp tục tranh luận với cụ về com bên dưới của cụ nhé :)
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Luận điểm tôi nói từ đầu đến giờ để counter cụ nào đó nói là nó hết tiền đánh mình. Tôi bảo là không, tiền nó chả thiếu, đánh nữa vô tư nhưng cost efficiency thế nào thì chưa biết.

Còn thắng hay thua thì tôi không biết cụ ạ, vì nó có xảy ra đâu. Tuy nhiên, từ tình hình lúc bấy giờ lẫn so sánh với Miến thì tôi suy luận rằng lần 3 lần 4 thì Quang Trung không thắng nổi.

Nói 1 cách rộng ra, nó thua trận chiến đó nhưng nó gián tiếp thắng Quang Trung đấy. Nhờ nó mà Gia Long có cơ hội trở mình.
Lấy gì chứng minh rằng suy luận của cụ đúng :)
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
39
Lấy gì chứng minh rằng suy luận của cụ đúng :)
1. Cái tô đậm tự nó giải thích logic cho suy luận của tôi.
2. Không có gì chứng minh suy luận của tôi sẽ 100% đúng cả. Nó là suy luận như tôi có nói với bác gì trên kia, và bác ấy suy luận ngược lại, tôi cũng chả có ý kiến gì. Một lần nữa, chữ "suy luận" nó tự giải thích cho nó.

Còn bác muốn debate trên topic "Nếu quân Thanh đánh lần 3 - lần 4 như đánh Miến, Quang Trung sẽ thắng hay thua" thì ta sẽ bắt đầu. Đầu tiên xác định "thuật ngữ", criteria và common background. Sau đó từng bên sẽ đưa ra luận điểm của mình.

Thế nhé. Hitting the bush thì dễ lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
1. Cái tô đậm tự nó giải thích logic cho suy luận của tôi.
2. Không có gì chứng minh suy luận của tôi sẽ 100% đúng cả. Nó là suy luận như tôi có nói với bác gì trên kia, và bác ấy suy luận ngược lại, tôi cũng chả có ý kiến gì. Một lần nữa, chữ "suy luận" nó tự giải thích cho nó.

Còn bác muốn debate trên topic "Nếu quân Thanh đánh lần 3 - lần 4 như đánh Miến, Quang Trung sẽ thắng hay thua" thì ta sẽ bắt đầu. Đầu tiên xác định "thuật ngữ", criteria và common background. Sau đó từng bên sẽ đưa ra luận điểm của mình.

Thế nhé. Hitting the bush thì dễ lắm.
Thực tế hiển nhiên đã cho thấy Quang Trung đã đánh bại Càn Long và Càn Long không dám tiến hành cuộc chiến khác. Thực tế đó không thay đổi được.
Còn cụ thì chỉ ""nếu, suy luận, giả định"" nhằm xét lại lịch sử à :)
Thớt này mục đích là tôn vinh chiến thắng của Quang Trung chứ không phải để bàn luận những thứ không bao giờ xảy ra nhé :)
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
39
Thực tế hiển nhiên đã cho thấy Quang Trung đã đánh bại Càn Long và Càn Long không dám tiến hành cuộc chiến khác. Thực tế đó không thay đổi được.
Cái này đúng. Rồi thì sao?

Còn cụ thì chỉ ""nếu, suy luận, giả định"" nhằm xét lại lịch sử à :)
Cái này là suy diễn. Mời bác chứng minh luận điểm: tôi "nếu, suy luận, giả định" nhằm xét lại lịch sử

Thớt này mục đích là tôn vinh chiến thắng của Quang Trung chứ không phải để bàn luận những thứ không bao giờ xảy ra nhé :)
Cái này là suy diễn nốt. Mời bác chứng minh phát biểu trên.

Thế nhé.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái này đúng. Rồi thì sao?


Cái này là suy diễn. Mời bác chứng minh luận điểm: tôi "nếu, suy luận, giả định" nhằm xét lại lịch sử


Cái này là suy diễn nốt. Mời bác chứng minh phát biểu trên.

Thế nhé.
Ai viết như thế này:
Tuy nhiên, từ tình hình lúc bấy giờ lẫn so sánh với Miến thì tôi suy luận rằng lần 3 lần 4 thì Quang Trung không thắng nổi.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,648
Động cơ
531,186 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top