[Funland] hôm nay kỉ niệm Gạc ma!

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Những thớt như này nhiều đinh lắm, cẩn thận cán phải đinh :D
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,117
Động cơ
4,012,892 Mã lực
Em có đọc một tài liệu trước đây là bên ta đề nghị phản công bằng không quân , nhưng phía Liên Xô không ủng hộ cụ ạ. Để tối rảnh e tìm lại hầu cụ
Cụ không phải tìm nữa, Không ủng hộ khác hoàn toàn với Ngăn cản
Tình hình khi đó bọn em được phổ biến và cập nhật từng ngày

Việc dùng phi đội Su 22 bay ra Trường Sa răn đe mà không đánh chìm tàu Trung Quốc hoàn toàn do chúng ta quyết định sau khi cân nhắc Lợi - Hại ; Được - Mất chứ không có ông lớn ông bé nào cản cả.
Với sự xuất hiện của Su 22, tàu TQ phải dạt ra và Hải quân tiếp tục thực hiện CQ-88 trên các đảo Đá Thị ngày 15/3/1988, Đá Nam ngày 16/3/1988.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,281
Động cơ
694,210 Mã lực
Cụ không phải tìm nữa, Không ủng hộ khác hoàn toàn với Ngăn cản
Tình hình khi đó bọn em được phổ biến và cập nhật từng ngày

Việc dùng phi đội Su 27 bay ra Trường Sa răn đe mà không đánh chìm tàu Trung Quốc hoàn toàn do chúng ta quyết định sau khi cân nhắc Lợi - Hại ; Được - Mất chứ không có ông lớn ông bé nào cản cả.
Với sự xuất hiện của Su 27, tàu TQ phải dạt ra và Hải quân tiếp tục thực hiện CQ-88 trên Đá Thị ngày 15/3/1988, Đá Nam ngày 16/3/1988.
Em "đính chính" ạ
Sự kiện năm 88, KQ VN mới có Su-22 là hiện đại nhất và đủ khả năng bay ra Trường Sa, tuy nhiên sẽ phải mang theo 2 thùng dầu phụ nên cũng phải "cắt" bớt tên lửa/bom mang theo.
Việc ta có dùng KQ đánh hay không, lúc ấy không do ai cho hay không, mà do ta quyết thôi. Vụ Len Đao (như em nêu ở trên), nếu tàu TQ gây hấn, chắc chắn Su-22 VN sẽ ra đòn.
Còn Su-27, đến năm 1995 KQ VN mới có ạ

1647183918554.png

6 phi công Su-27 đầu tiên của VN tại Nga

1647183994215.png

Chuyến bay đầu tiên của Su-27SK của KQ VN trên bầu trời Tổ quốc (người đang cười là phi công Võ Văn Tuấn, sau là trung tướng, Phó TTMT QĐNDVN)

1647184136213.png

Phi công Võ Văn Tuấn hạ cánh sau chuyến bay đầu tiên của Su-27 của KQVN


1647184222529.png

Phi công Võ Văn Tuấn bay báo cáo với Chủ tịch nước Lê Đức Anh và chỉ huy quân chủng Phạm Thanh Ngân, năm 1996
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,457
Động cơ
2,736,175 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Về sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, lý do taị sao Không quân và Hải quân ta không đánh chìm tàu Trung Quốc em đã đăng trong Hồi ký của mình.
Mời cccm xem lại, khi ấy lính bọn em được thiếu tướng Phan Văn Xoàn, Tư lệnh Cảnh vệ phổ biến


3. Tình hình thời sự trong nước và quốc tế: đây là phần trọng tâm của cuộc nói chuyện

Quay lại cuộc nói chuyện,Thủ trưởng Xoàn nói về tình hình trong nước và quốc tế nói về vấn đề đổi mới của ta, vấn đề cải tổ của Liên Xô.
Sau đó Thủ trưởng hỏi: mấy hôm rồi lu bu tang lễ, các đồng chí có đọc báo Nhân dân không, có biết tình hình Trung Quốc chiếm đảo và giết hại bộ đội ta ở Trường Sa hay không?
Tất nhiên là đơn vị bọn em vẫn có chế độ đọc báo hàng ngày, có biết nhưng vì dư âm của lễ tang quá lớn và khi ấy tin chiến sự với Trung Quốc cũng thường xuyên xuất hiện trên mặt báo nên chúng em đọc mà không để tâm cho lắm.

Đây là sự kiện nghiêm trọng các đồng chí ạ - Thủ trưởng nói tiếp
Trên biên giới đất liền, TQ vẫn lấn chiếm đất ta ở Vị Xuyên, Hà Tuyên; trên biển chúng cũng đã lấn một số đảo, bãi ngầm ở nhưng lần lần này chúng chiếm bãi ngầm và bắn chìm tàu thảm sát bộ đội ta tại Gạc Ma, Cô Lin, Len đao ở quần đảo Trường Sa
Đối diện với tàu to súng lớn của đich, bộ đội ta chủ yếu chủ yếu là công binh trên các tàu vận tải vẫn dũng cảm đánh trả, tiêu diệt địch và giữ được Cô Lin, Len Đao.

Hiện tại bên Quân đội rất quyết tâm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược, chiếm lại Gạc Ma, nhưng chiếm thì không khó mà giữ mới khó. Quyết giữ sẽ phải tập trung lực lượng, phương tiện đối phó với hạm tàu rất mạnh của Trung Quốc, chiến tranh sẽ xảy ra và tổn thất sẽ vô cùng lớn.
Trong tình hình hiện đất nước ta hiện nay, tính đến các tương quan lực lượng ta và địch, tính đến các vấn đề quan hệ quốc tế, việc để xảy ra chiến tranh là không thể, do vậy Trung Ương tạm thời chưa cho chiếm lại Gạc Ma, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục xác lập chủ quyền trên các đảo, bãi ngầm còn lại và quyết không cho bọn giặc Trung Quốc chiếm thêm một đảo, một bãi ngầm nào nữa.
Nói đến đây, vị tướng, tư lệnh của bọn em đấm mạnh xuống bàn, ánh mắt nảy lửa, ánh lửa như có thể thiêu đốt kẻ thù.

Các đồng chí hãy tin tưởng vào đường lối của Đảng, hãy nuôi dưỡng tinh thần và chí căm thù để khi cần chúng ta sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc và Nhân dân.

Và đúng như vậy, ngày 15/3/1988, Hải quân ta đã khẳng định chủ quyền trên đảo Đá Thị ngày và ngày 16/3/1988 khẳng định chủ quyền trên đảo Đá Nam.
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,243
Động cơ
83,449 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Em hóng chi tiết thông tin về những chiến sĩ bị bắt cóc, giam giữ và trao trả
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
446
Động cơ
778,427 Mã lực
Cách đây 34 năm về trước (14.3.1988-14.3.2022), "NƯỚC NGOÀI" đã bất ngờ dùng lực lượng hải quân với nhiều tàu chiến và vũ khí trang bị hiện đại tấn công cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bằng tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm cao, các cán bộ, chiến sĩ HQND Việt Nam chiến đấu bất khuất, kiên cường và 64 đồng chí đã anh dũng hy sinh.

NƯỚC NGOÀI ở đây là nước nào mà sao không dám ghi rõ là quân bành trướng bá quyềnTrung Quốc hả các cụ???!!!
Hôm trước để là NƯỚC NGOÀI. Ơn giời, cũng có chút cầu thị, hôm nay đã thấy sửa lại thành TRUNG QUỐC
Untitled.jpg
1.jpg
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,328
Động cơ
690,789 Mã lực
Tuổi
36
- Tổ lái sang vấn đề chính trị.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,281
Động cơ
694,210 Mã lực
Em mời các cụ tham khảo thêm

"Sao không chiếm lại Gạc Ma?" - Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng vì sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?

Xin giới thiệu Bài viết của cố nhà báo Nguyễn Đình Quân (nick Thiềm Thừ), một nhà báo dành nhiều tâm huyết cho Trường Sa để trả lời cho câu hỏi trên:

“Sao không chiếm lại Gạc Ma ? Nếu người hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có câu trả lời nào lọt tai họ.
Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi "Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ" ở quần đảo Trường Sa? Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”? Để trả lời cho những câu hỏi này tôi đã tìm gặp những nhân chứng sống để có câu trả lời thỏa đáng nhất.
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong chiến dịch CQ-88 trả lời câu hỏi này của tôi.

"Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau, chứ với lực lượng và khả năng của mình lúc đó không thể cùng 1 lúc làm tất cả, buộc lòng phải có thứ tự từng việc. Nhiệm vụ của tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình. Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên Xô ra cứu hộ cứu nạn…

Người ta cứ thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma ?. Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái tàu 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, chưa chắc còn nổ được; còn mấy tàu thuộc dạng tốt thời VNCH thì sau 30/4/1975 đã bị chính những người bỏ trốn đánh chiếm một số, số khác bị họ dùng để vượt biển qua Mỹ, ngoài ra một số tàu họ còn đem tặng không cho nước khác khi thua chạy. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó, cũng không bắn tới.

Sao mình không đưa tàu chiến ra?
Mình khẳng định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình. Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.

Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.

Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm, ta làm gì?
Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.

Ngày 5/31987, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài. Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta “chiếm lại Len Đao” là chưa đúng. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ, mà ta chiếm lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.

Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
Ngày 16/3/1988, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm, còn Trung Quốc đã chiếm đóng bằng vũ lực được 6 đảo (trong đó có Gạc Ma). Như vậy, phù hợp với thực lực và khả năng cũng như quyết sách của Đảng là không tạo cớ để các nước khác có ý đồ leo thang quân sự ở Biển Đông, bằng phương pháp hòa bình và ý chí ta đã có thể đảm bảo được nhiệm vụ của CQ88 hoàn thành ở mức hoàn thành được nền tảng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
"Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc."

Em thấy đại tá Dân giải thích có lý. Và các cụ cũng đúng v.v LX thời đó trên con đường sắp sụp đổ sẽ ko thể như 10 năm của trước đó!

Nghiêng mình trước các anh vì phụng sự Tổ quốc hết mình!

thời đó LX đang phân giới cắm mốc biên giới với tq nên không muốn căng thẳng

hơn nữa, lđ của lx thời đó bắt đầu thay đổi suy nghĩ rồi. Không còn tinh thần vô sản nữa. thậm chí có hồi kí kể lại, vn sang xin viện trợ, bàn về khối XHCN đang lung lay, lđ lx hầu như còn lơ đi. chỉ có buổi gặp ngắn sau bữa tiệc và không hứa hẹn gì
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,874
Động cơ
1,706,775 Mã lực
Năm 88 cả trường bọn em cũng xung phong đi Trường Sa, đc nhõm 01 thằng, tháng sau lại thấy nó về nhà, mặc áo lính Hải quân!
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
4,134
Động cơ
943,826 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Năm 1988 LX đang có vấn đề nội tại, liên bang xô viết bắt đầu manh nha tan rã, cũng là năm đầu tiên (chính xác là cuối năm 87) đã không đón nhận du học sinh ( em trượt đi học máy tàu hq đợt này), chính vì lo giải quyết nội bộ nên các vđ quốc tế như gạc ma lúc này họ không quan tâm nhiều đâu;
 
Biển số
OF-779828
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
166
Động cơ
-142,015 Mã lực
Thực sự cảm kích trước tấm gương hi sinh của các anh hùng liệt sỹ.

BTW, em có câu hỏi về thực trạng này, thật không thể hiểu nổi.


"Ngày 14/3/1988, hải quân hai nước đã đụng độ với nhau ở bãi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trong trận hải chiến Trường Sa. Trận chiến làm 2 tàu Việt Nam bị chìm, 1 tàu phải ủi bãi. Việt Nam mất Gạc Ma và Len Đao, chỉ giữ được đảo Cô Lin. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc sự việc. Sau trận chiến, các tàu Trung Quốc vẫn còn đó và có thể chiếm đóng thêm các đảo, bãi đá nếu ta sơ hở.
Mặc dù trong trận hải chiến, các máy bay của ta không xuất hiện nhưng ít người biết từ trước đó mấy tháng, Không quân Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho tác chiến ở Trường Sa.
......
Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22M nói trên đã có mặt tại Phan Rang và bắt đầu huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại sân bay này. Cần nói thêm là vào thời điểm đó, việc đưa máy bay vươn tới Trường Sa còn gặp khó khăn lớn ở hệ thống dẫn đường. Theo Lịch sử trung đoàn Không quân 923, các radar dẫn đường không quân của ta lúc đó chỉ có bán kính hoạt động 300 km. Trong khi đó, khoảng cách từ Phan Rang ra Trường Sa vượt quá tầm hoạt động của radar.
Bay trên biển cũng phức tạp hơn rất nhiều so với bay trên đất liền vì nhiều khi bầu trời và mặt biển rất khó phân biệt, có thể nhầm lẫn bất cứ lúc nào.
..........
Một tháng sau trận hải chiến, quân ta cử một phân đội tàu bí mật ra cắm cờ lên bãi đá Len Đao. Trung Quốc phát hiện và lập tức cử 7 tàu chiến đến uy hiếp định lặp lại kịch bản ngày 14/3. Nhưng lần này trên bầu trời xuất hiện 6 chiếc máy bay Su-22 Việt Nam khiến các tàu Trung Quốc phải tản ra và ta thu hồi lại được bãi Len Đao.
............
Với việc lực lượng Không quân Việt Nam vươn được tới Trường Sa, âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã bị chặn đứng. Bởi vì ở thời điểm đó, Không quân Trung Quốc cũng còn lạc hậu.
Theo như lời viên tướng Raymond Chan kể thì lúc đó các máy bay Trung Quốc nếu cất cánh từ sân bay gần nhất cũng chỉ có thể hoạt động được từ 4 đến 5 phút ở Trường Sa là phải quay về nếu không sẽ hết dầu. Và ông này đã cho biết năm 1988, Hải quân Trung Quốc sợ nhất là gặp Su-22 của Việt Nam.
.........."

View attachment 6961688
View attachment 6961693
View attachment 6961695
Su-22 KQVN năm 1988
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,730
Động cơ
441,604 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Từ khoảng 2k8 2k9 mới bắt đầu phổ biến trong dân. Trước đó dân mù tịt. Em còn chưa từng nghe nói đến chữ gạc ma trước thời điểm này
Cụ nhầm thế nào chứ sự kiện Gạc Ma và Trường Sa năm 88 báo chí và phương tiện truyền thông thời ấy đều công khai mà. Dân thì hầu như ai cũng biết, chỉ có kỷ niệm chính thức và đưa tin thì một số năm gần đây mới đưa rộng rãi.
 

Đại Ba

Xe điện
Biển số
OF-51041
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
2,260
Động cơ
433,184 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thương quá ! 64 người lính phải dùng xương thịt để đánh lại tàu to súng lớn.

Thực ra thì còn nhiều vụ việc khác, cũng tương tự.

Các anh đã hy sinh cho đại cục.
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,852
Động cơ
63,581 Mã lực
- Bài viết nội dung nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,170
Động cơ
1,010,569 Mã lực
Thực sự cảm kích trước tấm gương hi sinh của các anh hùng liệt sỹ.

BTW, em có câu hỏi về thực trạng này, thật không thể hiểu nổi.
trên có giải thích rồi.
đến trận Gạc ma, mình chưa có Mig 22. Mig lúc đó bay không đến được Trường sa
sau đó mình có Mig 22 nhưng cũng phải thêm 2 thùng xăng phụ mới bay đến được Trường sa. mấy trận sau tàu chiến Tung của đang lao đến tấn công tàu mình, thấy Mig22 là nó phải quay đầu.
mấy năm sau mới có Mig27, đủ tầm hoạt động ở TS
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,361 Mã lực
Nhiều người dân vẫn nhớ ngày này và thầm tưởng nhớ sự kiện này. Năm nay có thủ tướng đến tưởng niệm cũng là 1 dấu mốc mới chưa từng có. Hy vọng dần dần lịch sử sẽ được dạy cho con cháu. Trẻ con nhà em là em dạy nhiều thứ ko có trong SGK lắm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top