Em đang làm phần đánh giá thị trường cho Dự Án của Tổng bên em, cũng muốn bẩm các cụ mấy ý kiến, các cụ có kinh nghiệm đánh giá hộ em ạ.
1. Thị trường BĐS 2015~2016 nóng lên do
- Lạm phát đã thấp đi nhiều và người người mua nhà do kì vọng vào việc cho thuê mang lại khoản thu nhập đều đặn và gần bằng lãi suất tiết kiệm + kì vọng vào việc giá BĐS vẫn “luôn luôn tăng” cả trong trường hợp tính tới lạm phát
- Chứng khoán vẫn tăng, nguồn vốn từ chứng khoán cần một kênh có tính thanh khoản khá tốt để đổ vào + tích lũy trong mấy năm BĐS đóng băng là một con số không nhỏ, khi thấy tín hiệu thị trường ấm lên vào cuối 2014 và đầu 2015, các cụ/mợ dồn vào như một khoản đầu tư (Cá nhân em thấy không có nhiều người là end-user, số lượng đầu cơ > đầu tư > người sử dụng)
- Vàng không còn là kênh tiết kiệm hấp dẫn như trước (Thay đổi như công chúa, đỏng đảnh, nay ốm mai đau, chả biết đâu mà lần)
- Ngoại tệ không còn hấp dẫn
2. Thị trường 2017 thì vẫn là một ẩn số. Cá nhân em thì không quá lạc quan vào thị trường BĐS năm 2017 vì đúng như 1 cụ ở trên đã trình bày ạ, BĐS không phải một kênh có tính thanh khoản tốt nhất (trong các trường hợp gấp gáp thì đầy rủi ro)
- TPP không có nhiều ảnh hưởng đến BĐS, cá nhân em là người không kì vọng vào cái HĐ này trong ngắn hạn và người Việt – đặc biệt là các cụ ngoài Bắc mua nhà theo tâm lý là chính ạ.
- Vin xả hàng em cũng không nghĩ là do ngửi thấy mùi thị trường xuống ạ, nếu có thì nó phải là cuối 2018. Vì các cụ cũng thấy, cơ cấu vay của VIN rất cao 33k (2014 – báo cáo FPTS) nên việc “không bán hết hàng – mặc dù với cơ cấu lãi cao ngất ngưởng” thì sẽ vẫn là vấn đề đau đầu. Các NH cũng không bao giờ mong muốn VIN nói riêng và BĐS nói chung còn quá nhiều hàng tồn (Cả Tech, Vietin, VP đều không mong muốn bài học cuối 2008)
- Lượng tiền tích lũy + Chứng khoán giờ còn khá, nhưng “nhà đầu tư” sẽ cân nhắc về sản phẩm nhiều hơn >>> Đó là lý do em đảm bảo với “đại ka cầm đầu” là Dự Án bên em vẫn “có cửa” – Em không PR các cụ nhá.
- Các nhà đầu cơ thì không còn cửa vào cuối năm 2017
- Đến cuối năm 2017, mặc dù vốn còn nhưng người mua nhà sẽ mang nhiều tâm lý e ngại và không hào hứng với việc mua nhà trên giấy nữa (Lượng hàng thành phẩm vẫn chất thành núi) – tiền nhỏ giọt, BĐS lạnh dần và thoái trào năm 2018
Góp ý với cụ chút nhé: Thị trường sau một thời gian đi lên, đang tự điều chỉnh. Cụ thể, nó sẽ lựa theo từng điểm nóng, điểm nguội (dòng vốn vào nhiều hay ít) để tự cân đối, lan tỏa (nơi nóng quá, phải dừng lại hoặc xuống chút, nơi nguội quá, giá thấp phải nhích giá hoặc tăng thanh khoản). Về cơ bản, các thị trường vàng và CK có liên thông với TTBĐS, nhưng quá nhỏ bé so với BĐS, nên không chi phối được TT BĐS, vì thế, TT CK lên hay xuống chỉ ảnh hưởng chút ít chứ 0 nhiều. Khi TT BĐS điều chỉnh, tùy theo khu vực, tùy phân khúc (nhu cầu lớn hay bé) mà có sự tăng, giảm giá. Nếu dự án của cụ nằm trong khu vực, phân khúc đã dư cung thì sẽ rất khó khăn, nhưng nếu nằm trong KV, PK có tiềm năng, được hưởng lợi hạ tầng, giá tốt...thì sức cầu vẫn ok (nhưng 0 thể bằng năm 2016 được). Thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tâm lý đám đông, nguồn vốn và chính sách. Về cơ bản, e thấy cả 3 yếu tố trên đều bất lợi, đồng thời với chiến lược đầu tư, lựa chọn phân khúc, phân phối sai lầm của các chủ đầu tư lớn (Vin, Sun, FLC,Eco, Bitexco...) dễ dẫn đến việc TT sụp đổ. Nếu lượng hàng giá cao ngất ngưởng của các CĐT lớn tồn càng nhiều, thị trường càng có cơ thoát nạn (chứng tỏ người tiêu dùng thông minh), nếu hàng tồn ít, dòng vốn cho TT chung sẽ mau chóng cạn kiệt, mất dần thanh khoản và sụp đổ là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, nếu chính sách BĐS tốt, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, TT cũng tăng cơ hội sống sót.
Về cơ bản tôi nghĩ thị trường BĐS sẽ sớm điều chỉnh mạnh, các sản phẩm tại thị trường thứ cấp sẽ dần đóng băng, sản phẩm sơ cấp buộc phải giảm giá. Nếu tâm lý nhà đầu tư vững vàng, dòng vốn biết phân phối hợp lý, TT BĐS chỉ trầm lắng, kém thanh khoản trong 1 thời gian (khoảng 9 tháng - 1 năm), sau đó đi vào ổn định. Nếu tâm lý TT không vững, dòng vốn cạn kiệt lại lan tỏa quá rộng thì khả năng phục hồi là rất ít. Túm lại, trong trung hạn tôi có cái nhìn khá bi quan về TT BĐS.