Các cụ cho cháu chen vô top này chút.
Mấy tuần trước cháu ở nhà tránh dịch, rảnh rỗi nên lạc vào top này và cũng chính nhờ có top này mà cháu đã tự sắm cho mình bộ tăm nước Waterpik, cháu cảm ơn cụ chủ đã mở top và otofun.
Nhà cháu hút thuốc nên nói chung là miệng khá hôi. Từ ngày có bộ tăm nước cũng đỡ nhiều. Cứ ăn xong (hoặc hút thuốc xong) cháu dùng, thấy rất thích, như kiểu massage cho răng lợi ý, sạch và êm hơn dùng chỉ nha khoa. Dùng cái này xong dùng bàn chải với thuốc đánh răng, chải răng như bình thường, sau cùng súc miệng nước muối loãng trước khi đi ngủ.
"Tăm nước" có 3 loại.
Loại không dùng điện: loại này là Water Flosser/Tăm nước, cắm/lắp/vặn vào vòi của chậu rửa mặt. Ưu điểm là vốn đầu tư thấp, đỡ tốn điện, dòng nước liên tục, dùng thoải con gà mái không lo hết nước. Nhược điểm là nếu áp lực nước ở vòi yếu thì dùng không thích, tia nước không đủ mạnh, không điều chỉnh được áp lực của tia nước, dùng xong có khi vẫn phải dùng thêm chỉ nha khoa. Nhà cụ nào áp lực nước mạnh dùng loại này rất kinh tế.
Loại dùng điện xịt nước, tên tiếng Anh là "Air Flosser" tức "Tăm dùng khí/hơi". Loại này thường do Braun, OralB, Panasonic, Philips... sản xuất. Cơ chế hoạt động là cắm điện, đổ nước vào bình chứa nước (chính là cái tay cầm/thân máy), ấn nút thì nó xịt xịt vừa hơi vừa nước vào chân răng/kẽ răng. Loại này cháu xem trên youtube thấy nhiều người bảo dùng không thích lắm, vì mỗi lần xịt xịt 3-4 tia một lượt, không được liên tục, mau hết nước phải dừng lại đổ thêm, không lấy hết thức ăn trong kẽ răng một cách triệt để. Loại này đi du lịch mang theo tiện.
Loại dùng điện "Water Flosser/Tăm nước", nhãn hiệu phổ thông nhất, đời mới là của Waterpik. Loại khác của Oral B. Loại này cắm điện. Phía trên có một bình chứa nước. Các cụ đổ nước ấm vào bình chứa nước đó, bật máy. Điều chỉnh áp lực nước cho phù hợp. Mỗi lần đổ nước dùng được 90 giây (bình tiêu chuẩn, áp lực nước thấp nhất) hoặc 60 giây (bình du lịch, nhà cháu mua 2 bộ luôn), càng dùng áp lực nước mạnh (rất cẩn thận, áp lực nước mạnh quá có thể gây chảy máu) thì càng nhanh hết nước, đang dùng mà thấy sắp hết nước thì có thể đổ thêm nước vào, không phải dừng máy. Loại này có ưu điểm là tia nước liên tục, chải sạch, ngoài việc làm sạch kẽ răng ra còn massage răng và nướu (rất thích), áp lực tia nước do máy tạo ra nên ổn định và có thể điều chỉnh được. Nhược điểm là vốn đầu tư hơi đắt, yêu cầu bệ rửa mặt phải có chỗ rộng để để máy. Waterpik có loại nhỏ, và cũng có cả loại cầm tay (nhưng mau hết nước), mang đi du lịch tiện.
Nhà cháu trẻ con đang đeo niềng răng dùng Waterpik 2 tuần nay đều nói sạch hơn dùng bàn chải mày, chỉ nha khoa hay bàn chải nha tý hon.
Chút thông tin cho cccm tìm hiểu lựa chọn loại tăm nước phù hợp với tiêu chí và nhu cầu của mình.