theo pháp luật là chia đều cho con không phân biệt trai gái nhé cụ, thời buổi nào rồi còn lạc hậu thếNhà em có mảnh đất ở quê. Mảnh đất này là đất cụ em để cho ông nội em. Ông nội em thì mất mấy chục năm rồi. Ông nội em có 6 người con, 2 trai - bác trai em và bố em, 4 gái - các bác gái, các cô. Giờ các con của ông nội em cũng chỉ còn bố em và một bà cô, năm nay đều đã ngoài 80. Bác trai em có 1 con trai - cháu đích tôn của ông em - anh họ em, và 2 con gái - 2 bà chị họ em. Bố em cũng có 1 con trai là em và 1 con gái - bà chị em. Ông nội em thì mất đã lâu, lúc mất không có di chúc gì. Giờ mảnh đất đó ông bác quá cố của em đã đứng tên trong sổ đỏ - chắc hồi ấy xã hay huyện ở quê làm sai luật, vì ông nội em ko có đi chúc gì. Giờ nhà bác em và nhà em có họp với nhau muốn chia cho các con. (Mảnh đất đó giờ chắc tầm 3, 4 tỷ.) Nhà bác em và nhà em đang tính mấy lựa chọn:
1 - Chia đều cho các con của bác em và các con của bố mẹ em - chia 5.
2 - Chia cho 2 anh em con trai là anh họ em và em.
...
Như em hiểu, theo truyền thống xa xưa thì đất đai ông cha để lại thường chỉ chia cho các con trai, cháu trai... Đàn bà con gái lấy chồng thì theo nhà chồng. Nếu như vậy phương án 2 là hợp lý.
Còn theo phương án 1 thì có vẻ ko đúng truyền thống xa xưa và một bà cô còn sống, con chaus các bà bác, bà cô cũng có thể có ý kiến...
Em muốn hỏi các cụ là thế nào thì hợp lý, hợp tình, hợp truyền thống... Và theo pháp luật thì sẽ phải thế nào, liệu có vấn đề gì không...?
Cảm ơn các cụ.
con gái có thể kiện nếu không có, đó là về luật, có luật ủng hộ
còn thì nên thu xếp anh em không nên lôi nhau ra toà vì thừa kế
tuy nhiên sổ chỉ đứng tên mình bác của cụ nên về luật con bác ấy toàn quyền hưởng nhé
nếu cảm thấy muốn công bằng thì chia đều cho con cháu là hàng thừa kế thứ 2 là con của bác của cụ, của bà cô, là anh chị em của cụ và các người khác ngang hàng, còn đúng luật là chia đều cho các con của ông của cụ.