- Biển số
- OF-326655
- Ngày cấp bằng
- 10/7/14
- Số km
- 1,257
- Động cơ
- 298,316 Mã lực
Cụ chủ giờ ở vn hay định cư ở mô vậy
Cái sổ ky nó nằm gần nhà tivi, chỉ cách một bức tường rào và lối đi. Một hom có tiếng thằng bình luận viên nó gào lên cùng những tiếng ồ của khán giả làm em tỉnh giấc, hoá ra là trận chung kết cúp C1 giữa Barca và Sampdoria, trận R. Koeman ghi bàn thắng duy nhất bằng quả sút trực tiếp. Em thì dân nghiền bóng đá nặng mà vài hôm nữa thì có vòng chung kết Euro 92 ( năm mà Đan Mạch vô địch ). Mãi chả thấy nó cho em chuyển trại, Đắn đo suy nghĩ chán chê, em quyết định xin về buồng để xem bóng đá. Xác định rõ khả năng bị ăn đòn búa đinh rất cao, nhưng vì tình yêu bóng đá, em chấp nhận. Về buồng, em cũng quái, mò ngay sang buồng gặp Xìn Cơm trật tự trưởng để xin lỗi, hi vọng nó bỏ qua. May mắn làm sao, gặp phải hôm nó dễ tính, chỉ nhắc nhở qua loa. Em lí nhí vài câu cám ơn rồi tếch thẳng. Thế là thoát, và tận hưởng hương vị của một Euro đầy kịch tính. Về sau, Xìn cơm cũng hồi hương và bị đâm chết trong ngõ nhà em. Nghe đồn là kẻ thù cũ trong trại cấm về đâm chết.
Đến cuối năm đấy thấy tương lai mờ mịt, cộng với nỗi nhớ nhà, em quyết định hồi hương. Làm đơn gửi trại, sau mấy tuần thì em ra trại Lowu ( trại chờ bay ). Trại này nằm ngay sát Thâm Quyến Trung Quốc. Ở đây mấy hôm thì xe đưa ra sân bay Kai Tak, lên Boeing 767 bay thẳng về quê hương. Lúc lên cầu thang chuẩn bị chui vào máy bay, em quay người nhìn lại tự nhủ, thế nào mình cũng quay lại nơi này, miền đất hứa với bao kỷ niệm không bao giờ phai mờ với một vị thế khác.
Hồi huơng
Xuống Nội Bài, nhìn ra đường băng thấy cỏ mọc um tùm, trâu bò đi lại tự nhiên thấy lòng nặng trĩu, tự hỏi hay mình đã quyết định sai? Mà cũng đã muộn, sai đúng giờ cũng chẳng sửa chữa được, phải chấp nhận thôi. Hít một hơi thở sâu, khoác ba lô đứng dậy khỏi ghế, em theo dòng người bước xuống máy bay.
Vẫn chưa được về ngay, em còn phải ở lại trại tiếp nhận của công an ở Cổ Nhuế mấy hôm mới được đưa về sở Lao Động thành phố. Bước ra cửa thấy bố mẹ và đứa em ra đón, nước mắt chợt trào ra. Thế là đã về nhà, kết thúc 3 năm rưỡi trời tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Còn 2 tuần nữa là Noen 1992, năm đấy em tròn 21 tuổi.
Vậy đấy, em đã kể câu chuyện nhạt của em, nhưng là câu chuyện của đời em.
Ps:
Năm 2010, em có quay lại Hong Kong trong một chuyến du lịch với gia đình. Em cũng đi tìm lại những nơi chốn cũ, nhưng chính phủ Hong Kong đã phá hết những trại tị nạn xưa để xây lên những công trình to lớn và tráng lệ.
Đã 23 năm trôi qua, giờ đây em đã hơn tứ tuần. Cũng tạm gọi là thành đạt với một gia đình hạnh phúc, một cháu gái và một cháu trai. Nhưng mãi mãi không bao giờ quên quãng đời mà em đã để lại một phần tuổi thanh xuân ở mảnh đất Hong Kong đấy.
Một lần nữa em xin cám ơn các cụ đã quan tâm và cổ vũ em viết lại những hồi ức của em. Trân trọng!
Vâng, bởi vì em kể chuyện thật, không thêm mắm thêm muối nên chỉ có vậy. Rất cám ơn sự quan tâm của các cụ. Còn nhớ thêm chi tiết gì em sẽ chỉnh sửa. Quá lâu rồi, hơn 20 năm đã trôi qua nên có lẽ cũng quên nhiều ạ.Cái kết hơi hụt hẫng,sau bao nhiêu năm mà cụ còn nhớ rõ thế.Cảm ơn Cụ 1 cái thớt rất hay ah
Chia buồn cùng cụ chủ, Chuyện của cụ rất hay. Nhiều người theo dõi, mong cụ luôn vui trong cuộc sống.Xin lỗi các cụ, gia đình em mấy hôm trước có chuyện buồn nên không viết được. Em xin mạn phép hầu chuyện tiếp các cụ ạ.
Em kém cụ 13 tuổi lận, không sinh ra trong thời như cụ, nhưng em nghĩ thời gian ở HK giai đoạn đó, cũng tích lũy kinh nghiệm sống, sự phấn đấu thời gian sau này nhiều đúng ko cụ.Cái sổ ky nó nằm gần nhà tivi, chỉ cách một bức tường rào và lối đi. Một hom có tiếng thằng bình luận viên nó gào lên cùng những tiếng ồ của khán giả làm em tỉnh giấc, hoá ra là trận chung kết cúp C1 giữa Barca và Sampdoria, trận R. Koeman ghi bàn thắng duy nhất bằng quả sút trực tiếp. Em thì dân nghiền bóng đá nặng mà vài hôm nữa thì có vòng chung kết Euro 92 ( năm mà Đan Mạch vô địch ). Mãi chả thấy nó cho em chuyển trại, Đắn đo suy nghĩ chán chê, em quyết định xin về buồng để xem bóng đá. Xác định rõ khả năng bị ăn đòn búa đinh rất cao, nhưng vì tình yêu bóng đá, em chấp nhận. Về buồng, em cũng quái, mò ngay sang buồng gặp Xìn Cơm trật tự trưởng để xin lỗi, hi vọng nó bỏ qua. May mắn làm sao, gặp phải hôm nó dễ tính, chỉ nhắc nhở qua loa. Em lí nhí vài câu cám ơn rồi tếch thẳng. Thế là thoát, và tận hưởng hương vị của một Euro đầy kịch tính. Về sau, Xìn cơm cũng hồi hương và bị đâm chết trong ngõ nhà em. Nghe đồn là kẻ thù cũ trong trại cấm về đâm chết.
Đến cuối năm đấy thấy tương lai mờ mịt, cộng với nỗi nhớ nhà, em quyết định hồi hương. Làm đơn gửi trại, sau mấy tuần thì em ra trại Lowu ( trại chờ bay ). Trại này nằm ngay sát Thâm Quyến Trung Quốc. Ở đây mấy hôm thì xe đưa ra sân bay Kai Tak, lên Boeing 767 bay thẳng về quê hương. Lúc lên cầu thang chuẩn bị chui vào máy bay, em quay người nhìn lại tự nhủ, thế nào mình cũng quay lại nơi này, miền đất hứa với bao kỷ niệm không bao giờ phai mờ với một vị thế khác.
Hồi huơng
Xuống Nội Bài, nhìn ra đường băng thấy cỏ mọc um tùm, trâu bò đi lại tự nhiên thấy lòng nặng trĩu, tự hỏi hay mình đã quyết định sai? Mà cũng đã muộn, sai đúng giờ cũng chẳng sửa chữa được, phải chấp nhận thôi. Hít một hơi thở sâu, khoác ba lô đứng dậy khỏi ghế, em theo dòng người bước xuống máy bay.
Vẫn chưa được về ngay, em còn phải ở lại trại tiếp nhận của công an ở Cổ Nhuế mấy hôm mới được đưa về sở Lao Động thành phố. Bước ra cửa thấy bố mẹ và đứa em ra đón, nước mắt chợt trào ra. Thế là đã về nhà, kết thúc 3 năm rưỡi trời tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Còn 2 tuần nữa là Noen 1992, năm đấy em tròn 21 tuổi.
Vậy đấy, em đã kể câu chuyện nhạt của em, nhưng là câu chuyện của đời em.
Ps:
Năm 2010, em có quay lại Hong Kong trong một chuyến du lịch với gia đình. Em cũng đi tìm lại những nơi chốn cũ, nhưng chính phủ Hong Kong đã phá hết những trại tị nạn xưa để xây lên những công trình to lớn và tráng lệ.
Đã 23 năm trôi qua, giờ đây em đã hơn tứ tuần. Cũng tạm gọi là thành đạt với một gia đình hạnh phúc, một cháu gái và một cháu trai. Nhưng mãi mãi không bao giờ quên quãng đời mà em đã để lại một phần tuổi thanh xuân ở mảnh đất Hong Kong đấy.
Một lần nữa em xin cám ơn các cụ đã quan tâm và cổ vũ em viết lại những hồi ức của em. Trân trọng!
Thấy bảo cụ đi HongKong tiếp rồi màVâng, bởi vì em kể chuyện thật, không thêm mắm thêm muối nên chỉ có vậy. Rất cám ơn sự quan tâm của các cụ. Còn nhớ thêm chi tiết gì em sẽ chỉnh sửa. Quá lâu rồi, hơn 20 năm đã trôi qua nên có lẽ cũng quên nhiều ạ.