Giáo sư thì đương nhiên kinh nghiệm hơn rồi nhưng thường khả năng tiếp cận với những công nghệ mới chậm hơn vì vậy thường có xu hướng điều trị nội khoa kiểu bôi uống...Thật ra nhiều trường hợp bôi ăn thua gì so với điện di, tiêm meso (đẩy thuốc đi sâu hơn xuống da)... Do đó nếu cần khám những bệnh khó mà là dạng bệnh nội khoa hiếm gặp thì nên vào giáo sư khám. Giáo sư có một hạn chế nữa là họ quen phong thái ngày xưa khám kiểu xin cho nên họ tư vấn qua loa lắm. Mức còn lại thì như nhau thôi, thạc sỹ, tiến sỹ là những cái đôi khi nó không phản ánh chuyên môn đâu mà là khía cạnh nghiên cứu. Vì vậy Thạc sỹ, CK1, Tiến Sỹ, CK2 thì theo mình về chuyên môn nó tuỳ từng người. Hoặc mỗi người họ lại có xu hướng chuyên về một số mặt bệnh. Nếu là dạng các bệnh thông thường, khám lần đầu của da liễu thì không cần phải quá cầu kỳ. Bác sỹ nào ngồi khám ngày 30 ca trong 3 năm thì dốt đặc cán mai nó cũng phải tự sáng ra thôi. Miễn là họ khám kỹ và tư vấn tỉ mỉ. Thêm vào đó ca nào hơi nghi ngờ họ đều cho làm xét nghiệm rồi nên cũng dễ chuẩn đoán. Cái chính là khi kê đơn họ có tư vấn tỉ mỉ về loại bệnh của mình và cách dùng thuốc không. Thuốc da liễu quan thì bôi cũng rất quan trọng vì nếu các tổn thương ở vị trí ngoài da thì nhiều trường hợp uống tác dụng chậm hơn bôi tại chỗ. Ngay cả việc bôi thuốc trong da liễu cũng là cả vấn đề, kê mấy loại thuốc bôi vậy bôi thuốc nào trước, thuốc nào sau, lượng bôi dầy mỏng bao nhiêu, chỉ bôi chỗ tổn thương hay cả rìa tổn thương, cả vùng da lành xung quanh....Nếu là khách nữ có trang điểm thì sao.... Tóm lại, quan trọng vẫn là tìm tên bác sỹ rồi dò trên google một lúc xem có thông tin gì hay không. Sau đó khi vào khám lúc kê đơn thì hỏi rõ bị bệnh gì, cách điều trị như thế nào. Chứ nghe chả buồn nghe cầm cái đơn đi mua thuốc rồi về có khi cũng chả đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc thì tốn tiền cụ ạ.