- Biển số
- OF-92529
- Ngày cấp bằng
- 22/4/11
- Số km
- 1,397
- Động cơ
- 415,659 Mã lực
Đến lượt Ngọc ngơ ngác. Chợt nhớ đến mấy chuyện tiếu lâm dân gian, hiểu ra ‘mắm tôm “ nghĩa là gì, mặt và tai Ngọc đỏ nhừ. Anh quay lại bàn ăn, trách:
- Anh đùa gì mà ác thế.
Huy tủm tỉm cười chống chế:
- Lúc nãy trong bếp, mình thấy có hũ mắm tôm thật mà.
Biết mọi người đùa vui, Ngọc thấy mình cũng nên góp vào:
- Thế để tôi sang xin lại, nói rằng anh có thấy hũ mắm tôm, và xin chỉ để mình anh ăn thôi nhé.
Huy cười xòa:
- Thôi tha cho nhau đi, đói quá rồi.
Bữa cơm thật ngon miệng. Sau một ngày mệt và căng thẳng, đến đây được các cô Thanh niên xung phong chăm sóc, ai cũng thấy như trút được mọi nỗi nhọc nhằn.
Ngay từ khi mới đến, Danh đã nhận ra cô gái đồng hương cùng xã tên Sen. Cô gái có dáng người thon thả, má lúm đồng tiền, nhanh nhẹn hoạt bát, hai cái đuôi sam tinh nghịch cứ lắc lư theo mỗi bước cô đi. Khuôn mặt xinh thế, nhưng nước da thì xanh tái, dấu vết của những trận sốt rét rừng. Ở Trường Sơn, mấy ai thoát được căn bệnh quái ác này. Rất mừng khi gặp đồng hương. cô tíu tít hỏi chuyện quê nhà, rồi cô kể vể cuộc sống của chị em trong đơn vị, về sự ác liệt trên tuyến giao thông mà họ đảm nhiệm. Đơn vị Thanh niên xung phong của họ cứ vợi người lại được bổ sung. Đang nói chuyện vui, thì như theo một phản xạ, Sen dừng lại. Từ phía ngoài đường vọng lại ba tiếng súng, rồi kẻng đơn vị râm ran thúc dục. Sen nói: “lại tắc đường rồi, bọn em phải ra tuyến đây”. Nói rồi, cô khoác vội khẩu súng, nhao ra khỏi hầm vác xẻng chạy theo chị em. Nhìn theo bóng cô gái khuất trong màn đêm, Danh chậc lưỡi:
- Khi mình ở nhà thì cô bé này còn nhỏ. Hết đại học năm thứ ba về quê thì thấy cô lớn phổng lên, xinh xắn lắm. Nước da trắng hồng, mái tóc óng ả. Thằng em mình bảo cô ấy làm mấy cậu trai làng chết mê chết mệt. Rồi bọn trai làng cũng lần lượt vào lính cả. Năm ngoái về làng, có ý đi tìm thì nghe nói cô đã tình nguyện vào Thanh niên xung phong. Mới sau hơn một năm mà những cơn sốt rét rừng, gian khổ ác liệt đã làm phai tàn nhan sắc nhanh chóng vậy đấy.
Quá nửa đêm, những người ngủ dưới hầm choàng tỉnh dậy bởi tiếng chân rầm rập chạy trên mắt đất. Những người từ mặt đường đã trở về với ba chiếc cáng. Tiếng cô chỉ huy:
- Khẩn trương xếp tư trang để đưa mấy đứa vào Đội phẫu thuật. Cái Sen bị nặng quá rồi, phải đưa đi ngay.
Danh và Ngọc chạy lại. Dưới ánh đền pin, họ nhận ra cô gái nằm thiêm thiếp. Máu thấm đãm cái võng cô nằm. Cả lớp băng quấn quanh bụng cũng chẳng còn chỗ nào màu trắng. Sen nặng nhọc mở mắt ra, nắm lấy tay Danh thều thào: “Khi nào về làng, anh Anh nói giúp em, em nhớ và yêu bố mẹ lắm”. Rôi cô lại nhắm mắt, và đôi mắt ấy không bao giờ mở ra nữa. Cô chỉ huy mếu máo:
- Sen ơi, sao em đi vội thế. Em bảo sẽ đưa chị về thăm nhà kia mà. Trời ơi, em xinh đẹp thế sao lại bỏ chị em mà đi hả em!
Các cô gái khác cũng òa khóc. Những giọt nước mắt thiếu nữ khóc thương một đồng đội, một trinh nữ ra đi khiến cả tổ khảo sát cũng không ai cầm được nước mắt.
Mộ của Sen đặt trên sườn núi. Thêm một ngôi mộ vào nghĩa trang của trọng điểm này. Cả tổ khảo sát cùng các cô gái tiễn đưa Sen. Những nhành hoa trắng đắp đầy lên ngôi mộ. Họ bắn lên trời ba loạt đạn tiễn đưa đồng đội của mình.
Danh thấy có cái gì như chẹn ngang trong cổ họng. Anh không thể ngờ lại phải chứng kiến một cô gái làng ngã xuống ở nơi xa xôi này. Anh nhìn lên trời. Trời sao xanh thế. Những ngọn núi cũng bỗng cao và xanh ngắt lạ thường. Em nằm lại đây, giữa đại ngàn Trường Sơn. Nếu mai đây, được trở về nhà, anh sẽ nói lại những lời em trăng trối cho cha mẹ. Sẽ kể về cuộc sống và chiến đấu của em và các bạn ở đây. Nhưng cuộc chiến tranh còn dài lắm. Mai kia, tuyến đường ống của bọn anh sẽ qua đây. Rồi sẽ còn bao đồng đội của chúng mình ngã xuống trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt này.
Tuyến X42 mới vận hành được hơn nửa tháng mà Quang đã học được rất nhiều điều từ Linh. Vốn là dân xứ Nghệ cần cù học tập, ngay từ hồi ở Liên Xô, Linh đã là một sinh viên giỏi. Từ ngày triển khai thi công, Linh có mặt ở mọi nơi khó khăn nhất của công trường. Linh ít nói, nhưng đã nói thì rất rõ ràng, chắc chắn. Đặc biệt, trong kỹ thuật, anh rất nghiêm khắc với lối làm dối, làm ẩu. Linh rất cảm tình với cậu kỹ sư trẻ, đẹp trai, ham học hỏi. Đặc biệt, anh quý Quang vì cậu ta không hề nề hà một khó khăn nào. Có lần Linh tâm sự: “Tớ thấy nhiều ông to tìm cách chạy cho con ở hậu phương. Ông cụ cũng là cán bộ cao cấp mà dám ném đứa con trai độc nhất vào tuyến lửa, tớ phục lắm. Lại được cậu chẳng nề hà, quan cách gì, làm việc lẫn trong lính, chẳng ai biết cậu là ai. Với tớ, cậu là của quý, tớ tự thấy phải có trách nhiệm giữ gìn và bồi dưỡng”. Linh sẵn sàng giảng giải cho Quang những vấn đề kỹ thuật phức tạp, và dạy Quang thêm tiếng Nga. Anh em đi đâu cũng có nhau. Trừ khi đến những chỗ nguy hiểm, Linh dứt khoát bắt Quang ở nhà.
- Anh đùa gì mà ác thế.
Huy tủm tỉm cười chống chế:
- Lúc nãy trong bếp, mình thấy có hũ mắm tôm thật mà.
Biết mọi người đùa vui, Ngọc thấy mình cũng nên góp vào:
- Thế để tôi sang xin lại, nói rằng anh có thấy hũ mắm tôm, và xin chỉ để mình anh ăn thôi nhé.
Huy cười xòa:
- Thôi tha cho nhau đi, đói quá rồi.
Bữa cơm thật ngon miệng. Sau một ngày mệt và căng thẳng, đến đây được các cô Thanh niên xung phong chăm sóc, ai cũng thấy như trút được mọi nỗi nhọc nhằn.
Ngay từ khi mới đến, Danh đã nhận ra cô gái đồng hương cùng xã tên Sen. Cô gái có dáng người thon thả, má lúm đồng tiền, nhanh nhẹn hoạt bát, hai cái đuôi sam tinh nghịch cứ lắc lư theo mỗi bước cô đi. Khuôn mặt xinh thế, nhưng nước da thì xanh tái, dấu vết của những trận sốt rét rừng. Ở Trường Sơn, mấy ai thoát được căn bệnh quái ác này. Rất mừng khi gặp đồng hương. cô tíu tít hỏi chuyện quê nhà, rồi cô kể vể cuộc sống của chị em trong đơn vị, về sự ác liệt trên tuyến giao thông mà họ đảm nhiệm. Đơn vị Thanh niên xung phong của họ cứ vợi người lại được bổ sung. Đang nói chuyện vui, thì như theo một phản xạ, Sen dừng lại. Từ phía ngoài đường vọng lại ba tiếng súng, rồi kẻng đơn vị râm ran thúc dục. Sen nói: “lại tắc đường rồi, bọn em phải ra tuyến đây”. Nói rồi, cô khoác vội khẩu súng, nhao ra khỏi hầm vác xẻng chạy theo chị em. Nhìn theo bóng cô gái khuất trong màn đêm, Danh chậc lưỡi:
- Khi mình ở nhà thì cô bé này còn nhỏ. Hết đại học năm thứ ba về quê thì thấy cô lớn phổng lên, xinh xắn lắm. Nước da trắng hồng, mái tóc óng ả. Thằng em mình bảo cô ấy làm mấy cậu trai làng chết mê chết mệt. Rồi bọn trai làng cũng lần lượt vào lính cả. Năm ngoái về làng, có ý đi tìm thì nghe nói cô đã tình nguyện vào Thanh niên xung phong. Mới sau hơn một năm mà những cơn sốt rét rừng, gian khổ ác liệt đã làm phai tàn nhan sắc nhanh chóng vậy đấy.
Quá nửa đêm, những người ngủ dưới hầm choàng tỉnh dậy bởi tiếng chân rầm rập chạy trên mắt đất. Những người từ mặt đường đã trở về với ba chiếc cáng. Tiếng cô chỉ huy:
- Khẩn trương xếp tư trang để đưa mấy đứa vào Đội phẫu thuật. Cái Sen bị nặng quá rồi, phải đưa đi ngay.
Danh và Ngọc chạy lại. Dưới ánh đền pin, họ nhận ra cô gái nằm thiêm thiếp. Máu thấm đãm cái võng cô nằm. Cả lớp băng quấn quanh bụng cũng chẳng còn chỗ nào màu trắng. Sen nặng nhọc mở mắt ra, nắm lấy tay Danh thều thào: “Khi nào về làng, anh Anh nói giúp em, em nhớ và yêu bố mẹ lắm”. Rôi cô lại nhắm mắt, và đôi mắt ấy không bao giờ mở ra nữa. Cô chỉ huy mếu máo:
- Sen ơi, sao em đi vội thế. Em bảo sẽ đưa chị về thăm nhà kia mà. Trời ơi, em xinh đẹp thế sao lại bỏ chị em mà đi hả em!
Các cô gái khác cũng òa khóc. Những giọt nước mắt thiếu nữ khóc thương một đồng đội, một trinh nữ ra đi khiến cả tổ khảo sát cũng không ai cầm được nước mắt.
Mộ của Sen đặt trên sườn núi. Thêm một ngôi mộ vào nghĩa trang của trọng điểm này. Cả tổ khảo sát cùng các cô gái tiễn đưa Sen. Những nhành hoa trắng đắp đầy lên ngôi mộ. Họ bắn lên trời ba loạt đạn tiễn đưa đồng đội của mình.
Danh thấy có cái gì như chẹn ngang trong cổ họng. Anh không thể ngờ lại phải chứng kiến một cô gái làng ngã xuống ở nơi xa xôi này. Anh nhìn lên trời. Trời sao xanh thế. Những ngọn núi cũng bỗng cao và xanh ngắt lạ thường. Em nằm lại đây, giữa đại ngàn Trường Sơn. Nếu mai đây, được trở về nhà, anh sẽ nói lại những lời em trăng trối cho cha mẹ. Sẽ kể về cuộc sống và chiến đấu của em và các bạn ở đây. Nhưng cuộc chiến tranh còn dài lắm. Mai kia, tuyến đường ống của bọn anh sẽ qua đây. Rồi sẽ còn bao đồng đội của chúng mình ngã xuống trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt này.
Tuyến X42 mới vận hành được hơn nửa tháng mà Quang đã học được rất nhiều điều từ Linh. Vốn là dân xứ Nghệ cần cù học tập, ngay từ hồi ở Liên Xô, Linh đã là một sinh viên giỏi. Từ ngày triển khai thi công, Linh có mặt ở mọi nơi khó khăn nhất của công trường. Linh ít nói, nhưng đã nói thì rất rõ ràng, chắc chắn. Đặc biệt, trong kỹ thuật, anh rất nghiêm khắc với lối làm dối, làm ẩu. Linh rất cảm tình với cậu kỹ sư trẻ, đẹp trai, ham học hỏi. Đặc biệt, anh quý Quang vì cậu ta không hề nề hà một khó khăn nào. Có lần Linh tâm sự: “Tớ thấy nhiều ông to tìm cách chạy cho con ở hậu phương. Ông cụ cũng là cán bộ cao cấp mà dám ném đứa con trai độc nhất vào tuyến lửa, tớ phục lắm. Lại được cậu chẳng nề hà, quan cách gì, làm việc lẫn trong lính, chẳng ai biết cậu là ai. Với tớ, cậu là của quý, tớ tự thấy phải có trách nhiệm giữ gìn và bồi dưỡng”. Linh sẵn sàng giảng giải cho Quang những vấn đề kỹ thuật phức tạp, và dạy Quang thêm tiếng Nga. Anh em đi đâu cũng có nhau. Trừ khi đến những chỗ nguy hiểm, Linh dứt khoát bắt Quang ở nhà.