[Funland] Hồi ký - Lính hậu phương

Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
THỬ SỨC LÀM DIỄN VIÊN
Như em đã kể, hôm ra viện gặp cậu bạn có máu văn nghệ sĩ rủ vào khu Vui chơi giải trí Hàng Xanh xem người ta tuyển diễn viên. Từ hôm ấy cậu bạn cũng hay rủ em sang đó chơi. Nó có xe, và luôn năn nỉ em đi cùng nên em chẳng có tội gì mà từ chối.
Một lần nó bảo: Hôm mày bận chăm chó, tao sang một mình và đã ghi danh tao với mày vào thi tuyển lớp diễn viên và chủ nhật này sang để thi. Nếu trúng tuyển thì tao với mày sẽ được đi học và đi đóng phim, còn không thì coi như tao với mày thử sức. Em cười ngất bảo nó:
- Trúng tuyển rồi đi học, thế bỏ ngũ hả mày và tiền đâu để học?
- Học vào các buổi tối và ngày chủ nhật, còn tiền học mày yên tâm, tao có cho mày.
Vậy là em đồng ý với nó

Nói thêm về khả năng diễn suất, hồi học cấp 3, các phong trào văn hióa thể thao lớp em là dạng đỉnh, em là cán bộ lớp nên tích cực mà tham gia.
Lớp em dưới sự hướng dẫn của một bác phụ huynh công tác tại Sở Văn hóa đã thành lập đội múa rồi, tự dàn dựng vỡ diễn "Trí khôn của ta đây" và vở diễn này đã nhận được HCV giải các trường PTTH toàn tỉnh Hải Hưng năm 1984 và em nhận được giải diễn viên xuất sắc. Sau đó bọn em thường xuyên được mời đi diễn vở này tại các dịp lễ hội của trường, của ngành giáo dục và của tỉnh.

Thế nên ở Văn Thánh sau khi vượt qua vòng sơ loại, đến phần diễn tiểu phẩm bắt buộc và tự chọn em diễn khá dễ dàng.
Phần tự chọn em chọn luôn vai 1 con hổ đang gạ gẫm hỏi han con trâu sau đó bị bác nông dân lừa trói vào cây và đốt lửa - đây là vai diễn tủ của em thời cấp 3 :))
Cậu bạn em lúc này em mới biết, bố mẹ nó là nghệ sĩ ở một đoàn nghệ thuật cũng không khó khi thực phần thi này và nó diễn có nghề luôn.

Thi xong 2 thằng mừng lắm, về đơn vị đợi người ta thông báo kết quả.
Thi kiểu được thì được, không được thì thôi nhưng kết quả lại khả quan vì cả 2 đứa bọn em đều có giấy báo đi học lớp diễn viên
Nhưng rồi một sự kiện lớn trong đời quân ngũ của em và rất nhiều đồng đội em đã diễn ra, làm bọn em không thế theo học cái lớp ấy.
Tầm ảnh hưởng của sự kiện này quá lớn và nó làm thay đổi, làm chuyển hướng tương lai của em và các đồng đội.
Sự kiện đó là gì, mời cccm theo dõi tiếp phần III với tựa đề: LÊN RỪNG LA NGÀ
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
PHẦN III
LÊN RỪNG LA NGÀ


Như em đã kể ở phẩn trước, E180 bọn em có khu làm kinh tế tại Lộc Ninh, sắp tới sẽ triển khai khu kinh tế tại Lâm trường La Ngà thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, theo quyết định này thì C2 bọn em sẽ là lực lượng chủ lực và đi tiên phong khai thác 40 ha đất rừng thuộc Lâm trường La Ngà.
Phần đất chúng em khai thác tại Phân trường số 7 Lâm trường La Ngà.
Đường tới khu kinh tế La Ngà của bọn em cách C2 chừng 120km, từ Cầu Sài Gòn theo xa lộ Hà Nội và QL1 tới Dầu Giây, rẽ trái vào QL20 lối đi Đà Lạt. Đi đến km 107 thì rẽ trái vào bến phà 107. Đi 4km thì tới Lâm trường La Ngà, nhưng để tới khu đất bọn em làm kinh tế ở phân trường 7 thì bọn em phải di 3km nữa tới bến phà 107, qua phà sang bờ Tây sông La Ngà rồi rẽ trái đi 3km nữa mới tới.
Đây là vùng rừng mà phía tây Nam giáp chiến khu D, phía Tây Bắc và Bắc giáp rừng Cát Tiên.

Công việc của C2 bọn em là lên đó, phát rừng để lấy đất trồng cây Điều (Đào lộn hột) đây là loại cây công nghiệp, xem canh trông thêm ngô, đậu xanh, đậu nành,... để lấy ngắn nuôi dài, tăng gia gửi về đơn vị ở thành phố - tóm làm là phát rẫy làm nương, trông cây công nghiệp
0ha rừng đơn vị em làm là rừng tái sinh nhưng nhiều chục năm không có người vào khai phá nên rừng này um tùm, tầng tầng lớp lớp chẳng kém rừng nguyên sinh .

Là lực lượng vũ trang ký HĐ với Lâm trường, ngoài nhiệm vị khai thác trên 40ha đó, bọn em còn có trách nhiệm bảo vệ và phối hợp với Lâm trường bảo vệ tại nguyên rừng trên đất của Lâm trường, ngăn chăn những hành động khai thác gỗ từ nhóm 1 đến nhóm 3; bảo vệ an ninh trật tự trên đại bàn đơn vị đóng quân.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Như vậy bọn em phải bố trí một đơn vị độc lập tại La Ngà và biên chế đợt 1 như sau: Trung đội 30 chiến sĩ chia làm 3 tiểu đội (3 A) do một BCH gồm 1 cán bộ đại đội là chỉ huy trưởng, 1 cán bộ trung đội là cấp phó, 1 y sĩ phụ trách y tế, một quản lý kiêm hậu cần, 1 lái xe trực chiến kiêm liên lạc
Ba Chỉ huy thì có thể từ đơn vị độc lập về TP theo tuần hay bất cứ lúc nào theo tính chất công việc; còn 30 chiến sĩ lên 1 đợt chừng 30 ngày, xong nhiệm vụ thì được thay về
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,775
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
30 chín chắn hơn nên khỏe như thời 30 tốt hơn :))
Cụ Hưng >em đang ngồi với thằng bạn mà em đã kể với cụ .
Nó học khóa 1 , T12B Thủ Đức. Tên nó là Thanh , số đt của nó đây: 0357802948, hy vọng cụ tìm thêm một đồng đội.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
25.11 năm nay là ngày kỷ niệm 34 năm ngày Tựu trường. Bọn em đi họp lớp ở Yên Phong, Bắc Ninh.
Đc Chủ tịch UBND thị trấn Chờ chính là một chiến si cảnh vệ, cùng lớp với em khi xưa

9EE9D13F-0448-45A3-B23D-6BAB1796613F.jpeg
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,068
Động cơ
272,063 Mã lực
25.11 năm nay là ngày kỷ niệm 34 năm ngày Tựu trường. Bọn em đi họp lớp ở Yên Phong, Bắc Ninh.
Đc Chủ tịch UBND thị trấn Chờ chính là một chiến si cảnh vệ, cùng lớp với em khi xưa

9EE9D13F-0448-45A3-B23D-6BAB1796613F.jpeg
huynh ơi, e gạch ao đen nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
 
Biển số
OF-441305
Ngày cấp bằng
29/7/16
Số km
619
Động cơ
216,819 Mã lực
25.11 năm nay là ngày kỷ niệm 34 năm ngày Tựu trường. Bọn em đi họp lớp ở Yên Phong, Bắc Ninh.
Đc Chủ tịch UBND thị trấn Chờ chính là một chiến si cảnh vệ, cùng lớp với em khi xưa

9EE9D13F-0448-45A3-B23D-6BAB1796613F.jpeg
“Mộc mac thôi mà sao tôi bồi hồi...”
Em thấy thông báo...cơ mà... thôi chờ cảm xúc..
 

Realred

Xe buýt
Biển số
OF-371261
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
776
Động cơ
250,423 Mã lực
Xin phép cụ chủ, em share câu chuyện rất xúc động về đồng nghiệp của cụ chủ, những người bảo vệ cụ Sáu Dân.
Nguồn: FB nhà báo Nguyễn Hồng Lam.

NGỌN LỬA CỦA ĐỘI CẬN VỆ A6

NHL - Bài này, tôi viết vào dịp giỗ đầu ông Sáu. Tôi không viết cho tôi, mà viết thay cho đội ngũ cận vệ, bảo vệ ông Sáu Dân ở các chiến trường trong suốt 20 năm đánh Mỹ, phải lên tới hàng trăm người. Đọc, thích hay không thì tùy, nhưng tôi tuyệt đối sẽ không chấp nhận bất kỳ một comment bất nhã, bất kính nào với nhân vật. Tôi sẽ block ngay, không tranh luận.

******

Ông Phạm Thanh Dân, nguyên Trưởng phòng PX 15, Công an TP Hồ Chí Minh, một trong những người từng cận kề bên ông Sáu Dân thời kháng chiến, kể: "Nguyên tắc của cận vệ là sống để dạ, chết mang theo. Ngay cả giấy tờ, bằng khen anh em cũng không được giữ. Cùng là đồng đội, cùng bảo vệ ông Sáu Dân ở nơi này nơi khác, nhưng anh em gặp nhau cũng chỉ biết tên hoạt động, không biết tên thật. Chẳng người nào, dù gắn bó với ông Sáu lâu đến mấy có được một tấm hình chụp chung với ông. Vậy mà hàng chục năm sau gặp lại, ông Sáu vẫn không hề quên ai, vẫn thuộc tên nhớ nết của từng người".
Những người lính cận vệ cũng chẳng ai không nhớ ông, thương ông. Cho dù khoảng cách, vị trí công tác giữa ông và họ cách nhau một trời một vực, nhưng suốt những năm gian khổ, cuộc sống sinh hoạt giữa ông và họ vẫn chưa bao giờ cách biệt. Ông Sáu Dân thương lính như con, như em, đối xử với họ như người chung một nhà.

Gọi là cận vệ cho oai, nhưng kỳ thực, những người đi theo bảo vệ, chăm sóc ông Sáu thời chiến tranh đều là những tân binh còn rất trẻ, chỉ 17-18 tuổi, cá biệt có những "cậu nhỏ" tuổi chỉ mới 15. Ông Hồ Văn Một, cận vệ của ông Sáu Dân ở Mỏ Cày, Bến Tre hồi đầu những năm 70 nhớ lại: "Hồi đó, tôi mới 16 tuổi. Nhiệt tình, yêu nước thì đi theo cách mạng chứ nhỏ xíu, vác khẩu AK còn thấy nặng, nghe tiếng đạn rít còn hoảng hồn thì đánh đấm cái gì. Vậy là được cấp trên "bố trí công tác phù hợp", cho đi theo chăm sóc ông Sáu. Công việc của tụi tôi chỉ là ổng đi đâu, mình theo đó, lo nấu nước, châm trà, mắc mùng, lo chỗ ăn, chỗ ngủ chứ chẳng có nghiệp vụ gì cả. Thậm chí chức vụ của ông Sáu lớn đến cỡ nào, nhiều anh em cận vệ cũng chịu, chỉ tin chắc là ổng làm lớn lắm!".

Ông Sáu không quan tâm đến điều đó, chỉ dồn sức cho công việc. Hồi những năm 60, chăm sóc ông Sáu ở R. là anh cận vệ Nguyễn Văn Ấm, quê ở Củ Chi, mới 17 tuổi. Anh này có tật ham ngủ. Đang đi công tác, nghỉ chân giữa chừng, chỉ cần ngồi dựa lưng vào gốc cây là Ấm ngáy pho pho. Đến giờ đi, ông Sáu gọi, anh cận vệ mới giật mình, dụi mắt bật dậy. Có lần đi công tác ở Tân Tập, Long An, khi trở về, gặp con nước lớn, lại đi ngược dòng, Nguyễn Văn Ấm ráng sức chèo mà xuồng vẫn đi rất chậm. Ông Sáu thấy vậy bèn bảo: "Để tao phụ". Anh cận vệ chưa kịp can, thủ trưởng đã tụt xuống, trầm mình lội dưới sông phụ đẩy xuồng. Thấy Ấm tỏ ra áy náy vì bắt thủ trưởng phải mệt, ông Sáu cười xoà: "Một mình mày chèo thì chậm rì, đi hồi nào mới tới".
Về đến căn cứ, Ấm mệt quá, lại lăn ra ngủ. Hiếu Dân, con gái của ông Sáu thắc mắc: "Anh Ấm làm cận vệ gì mà ngủ hoài vậy ba?". Ông Sáu cười, gạt đi: "Nó mới 17 tuổi, tuổi ăn tuổi ngủ, kệ nó".
Chẳng bao giờ bị ông Sáu la rầy, nhưng gần nửa thế kỷ sau, nghe bà Hiếu Dân nhắc lại chuyện này, ông Nguyễn Văn Ấm vẫn còn đỏ mặt vì xấu hổ.

Nguyễn Văn Ấm sau giải phóng là Quận ủy viên, công tác ở Ban Thanh tra quận 4, TP Hồ Chí Minh. Ông là một trong số những cận vệ có thời gian đi theo ông Sáu lâu nhất. Năm 1967, ông Sáu về hoạt động ở khu vực Bến Dược, Củ Chi. Cơ quan đóng chỗ nào là địch lao theo bắn phá chỗ đó rất dữ, cứ như thể chúng có tai mắt ở trong cứ. Cán bộ đi công tác chỗ nào cũng có địch bám theo, tình thế nguy hiểm luôn căng như sợi dây đàn. Chỗ ông Sáu ở chỉ có duy nhất một căn hầm. Đêm đến, anh cận vệ định nằm bên ngoài với nhiều anh em khác, dành căn hầm cho thủ trưởng. Nửa đêm, ông Sáu kêu: "Ấm, vô đây ngủ với tao! Bom pháo vầy, mày nằm ngoài đó không an toàn".
Vào hầm, hai chú cháu nằm chung một chiếc chõng cây. Vừa đặt lưng là anh cận vệ lại ngáy, chẳng biết trời trăng gì cả. Tiếng ngáy to quá khiến ông Sáu không tài nào chợp mắt được. Gần sáng, ông phải trở dậy, nằm ngược đầu với Ấm. Vẫn chưa yên. Thủ trưởng quay đầu thì cận vệ mê ngủ gác chân lên ngực, lên bụng. Ông Sáu phải lấy tay cất chân ra khỏi người mấy lần, Ấm cũng chẳng hay biết. Được một chốc, ngủ mê, chân Ấm lại gác lên người ông tiếp. Có lúc, chòi đạp thế nào, chân Ấm còn kẹp cứng cổ thủ trưởng. Chịu không nổi, ông Sáu phải tụt xuống trải nilon nằm đất, để giường cho anh cận vệ tha hồ chòi đạp. Lúc đó ông mới yên thân nhưng chưa kịp nhắm mắt thì trời đã sáng. Ngủ dậy, Ấm sợ hết hồn. Ông Sáu chẳng kêu ca, phàn nàn gì, chỉ nói với mọi người: "Nó ngáy, nó gác quá trời, tao ngủ hổng nổi!".


Từ giữa năm 1967 đến đoạn đầu Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, ông Sáu Dân có mặt thường trực ở căn cứ Khu ủy T4 (Sài Gòn - Gia Định). Dường như đánh hơi thấy cách mạng sắp mở trận chiến lớn nên địch tăng cường đánh phá rất dữ. Nơi làm việc của cơ quan khu uỷ phải thay đổi liên tục, lúc đóng ở gần Mỹ Tho, lúc lùi sâu vào tận Mỏ Cày, Bến Tre. Cứ đánh hơi thấy cơ quan đóng chỗ nào là bom pháo địch rót xuống tơi bời ở đó. Giữa những ngày ác liệt đó, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy Sài Gòn - Gia Định gồm Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Trần Bạch Đằng (Tư Ánh), Mai Chí Thọ (Năm Xuân)… vẫn quyết tâm triệu tập được một Hội nghị cán bộ Hoa Vận nội thành Sài Gòn - Gia Định bàn công tác chuẩn bị lâu dài trước Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Hội nghị diễn ra bí mật, an toàn, họp 3 ngày liên tục tại xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày, Bến Tre. Chiều 12-8, Hội nghị bế mạc. Không hiểu sao cả ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị, các hoạt động bắn phá, tuần càn của địch bỗng dưng ngưng lại hết. Suốt ngày hôm đó, khắp xã Tân Phú Tây và các xã Thành An, Thạnh Ngãi, Tân Bình lân cận đều không một tiếng pháo, trên trời cũng không có một bóng máy bay trinh sát nào.

Kinh nghiệm, trực quan sắc sảo của một cán bộ lãnh đạo dày dạn khiến ông Võ Văn Kiệt linh cảm trước được nguy cơ sắp ụp xuống. Ông chỉ đạo các bộ phận phải lập tức tổ chức giao liên khẩn trương đưa các đại biểu về lại Sài Gòn ngay trong đêm. Riêng ông Sáu thì vẫn nấn ná ở lại thêm một đêm vì cần làm việc thêm với đồng chí Nghị Đoàn, cán bộ phụ trách Hoa vận T4. Trước khi làm việc, đồng chí Võ Văn Kiệt còn gọi anh em phụ trách công tác giao liên, bảo vệ đến, yêu cầu triệu tập cán bộ chiến sĩ họp bàn kế hoạch tác chiến, phân công nhiệm vụ đến từng tổ, từng người cụ thể và chuẩn bị công sự, vũ khí đề phòng một trận chiến đấu ác liệt sắp nổ ra.

Quả nhiên, 3 giờ sáng ngày hôm sau, 13/8/1967, cả trời đất đều bỗng dưng rung chuyển bởi hàng loạt trận bom B52. 6 giờ sáng, bom ngưng, nhường chỗ cho đạn pháo và rốc két vãi như mưa. Chừng 1 giờ rưỡi sau, một tiểu đoàn lính VNCH thuộc Sư đoàn 7 được trực thăng đổ xuống nhiều nơi tạo thành gọng kìm bao vây căn cứ của ta ở ấp 5, xã Tân Phú Tây. Quân địch đông hơn gấp bội, hoả lực mạnh, lại được trực thăng phóng pháo hỗ trợ tối đa. Tuy nhiên, phía ta nhờ chủ động bố phòng, lại thông thạo địa hình nên các đợt rải quân thọc sâu của chúng đều bị đẩy lùi. Có những lúc địch và ta cách nhau chỉ chừng 40-50m nhưng chúng vẫn chưa dám liều mạng xộc thẳng vào. Từ sáng đến trưa, ông Sáu Dân trực tiếp quan sát chiến sự, nghe báo cáo tình hình, không một lần xuống hầm. Đầu giờ chiều, ông chỉ đạo: vừa đánh vừa rút về tuyến hai có công sự cố thủ để bảo toàn lực lượng.
Đến giữa chiều, ông Năm Xuân (Mai Chí Thọ) sốt ruột quá, cho người sang đón ông Sáu Dân về căn cứ ở Mỹ Tho, bên kia cầu Rạch Nhum. Trong khi nhảy qua mương tránh trực thăng, ông Sáu bị đạp chông, một cây tre nhọn dài tới 5 tấc cắm xuyên bàn chân lút đến quá nửa. Một cận vệ chiến đấu tên là Ba Mương chạy đến, rút cây chông ra và cõng ông Sáu Dân lội rạch suốt 2 giờ liền mới về đến căn cứ ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tối hôm đó, vết thương nhiễm trùng, ông Sáu Dân lên cơn sốt.

Nghe tin ông Sáu bị thương, anh Phạm Thanh Dân vừa được cử đi học y sĩ về tức tốc xách theo cả cây chông còn dính máu đuổi theo thủ trưởng. Xem xét vết thương, Ba Dân nhận định phải mổ ngay. Ngặt nỗi, bác sĩ Mười Lù, người chăm sóc sức khoẻ của ông Sáu vẫn còn kẹt lại giữa trận chiến. Ông Sáu Dân quyết định liền: "Không có bác sĩ thì y sĩ cũng mổ. Cần mổ thì cứ mổ liền đi, đợi cái gì". Anh y sĩ nghe theo, làm liền. Vừa làm, anh vừa run vì không ngờ "thương binh" đầu tiên để anh thử tay nghề lại là ông Sáu Dân Võ Văn Kiệt!

Đã về cứ an toàn, nhưng vì tình thế cấp bách nên anh em vẫn chưa kịp đào hầm trú ẩn. Anh cận vệ Nguyễn Văn Ấm và một số anh em bảo vệ khác chỉ kịp tìm được một chiếc lu mái cao chừng 1m đào đất chôn xuống rồi làm nắp đậy lên, đưa ông Sáu Dân xuống trú. Số anh em cận vệ còn lại thì nằm nép mình ven những bờ mương lạch.
Những ngày sau đó, bom pháo vẫn giã liên tục nhưng rất may là anh em không ai bị dính miếng nào. Cứ sau mỗi đợt bom, dù chân vẫn còn buốt nhức, người vẫn sốt, ông Sáu vẫn cứ đội nắp hầm, ngó quanh và đếm đủ mặt từng người lính bảo vệ mới yên. Sợ ông gặp nguy hiểm, anh Ấm quên mất vị trí, quát ầm lên: "Bom pháo quá trời, chú ra đây làm gì, chết thì sao?". Không giận, ông Sáu Dân chỉ cười: "Thì cũng phải thấy tụi bây an toàn hết, tao mới yên lòng được chứ. Nằm trong cái lu đó nóng quá trời!".

Chuyện lính nạt thủ trưởng, anh Ấm không phải là người duy nhất. Thương lính, lại dân chủ, cởi mở, hễ lính nói đúng là chịu nên đôi khi ông Sáu Dân cũng bị cận vệ "quát ầm trời". "Uống mật gấu" quát thủ trưởng thường là mấy "cậu nhỏ" mới vô làm cận vệ, nói vui theo kiểu của anh em là "ỷ nhỏ ăn hiếp lớn, hổng biết trời cao đất dày là cái gì".

Ở căn cứ Trung ương Cục tại Tây Ninh, có một "cậu nhỏ" 15 tuổi cứ nằng nặc đòi đi cầm súng "uýnh nhau". Thấy cậu còn nhỏ, cơ quan đưa cậu qua chỗ lán ông Sáu, chuyên nấu nước, pha trà. Ngày nào cũng lui cui ra vào một chỗ chẳng được đi đâu, cậu nhỏ nổi quạu. Một hôm, cậu bé ngang xương chặn đường ông Sáu, vừa la vừa khóc: "Bác Sáu, bác phải trả lời cho con ngay. Sao hứa cho con đi chiến đấu mà cứ bắt con nấu nước hoài vậy? Bác kêu người khác đi, con không làm nữa".

Thấy cậu bé làm dữ, anh em trong cơ quan hơi lo lo, sợ nó "làm nư" gây phiền phức, định tới đưa cậu ra. Ông Sáu nhẹ nhàng ngăn mọi người lại, gọi cậu bé ra riêng, bảo ngồi đối diện. Bằng giọng rất nghiêm túc, ông hỏi: "Nè nhỏ, mày có biết "cái sự quan trọng" của chuyện nấu nước không?". Cậu bé không muốn nghe: "Uýnh giặc mới quan trọng chớ nấu nước thì quan trọng gì?". Ông Sáu nghiêm mặt: "Bậy hết sức. Khát nước còn khổ hơn đói ăn. Ngày nào cũng phải uống nước, không thì khỏi sống. Họp hành cũng phải uống nước. Nếu không quan trọng, ai nấu nước cũng được, gặp phải đứa xấu, nó cho thuốc vô nồi nước, cơ quan chết ráo trọi thì còn ai đánh giặc. Mày nói coi vậy có quan trọng không?".
Ngay tức khắc, mặt cậu bé tươi như sáo, quên béng mất lý do chặn đường thủ trưởng. Cậu bé nói rất cả quyết: "Việc quan trọng vậy, bác Sáu cứ yên tâm để con làm, khỏi cho ai giành nấu nước nữa".

Nhưng hơn một năm, khi cậu bé đã lớn hơn một chút, mỗi lần đi công tác, ông Sáu cũng gọi cậu đi cùng. Ở Trung ương Cục, hai bác cháu thường đi công tác bằng xe đạp. Ông Sáu ưa nhanh nhẹn, cứ lên xe là đạp rất nhanh, trong khi cậu bảo vệ thì vừa đi vừa phải để ý quan sát nên thường bị thụt lại. Có lần, ông đi nhanh quá, đạp đến nơi vẫn chưa thấy cậu bảo vệ đâu, đành đứng chờ. Cậu bé đạp xe tới, ông chưa kịp nói gì, cậu đã… chỉ tay quát cho ông một tràng: "Tui nói bác biết nghe! Trách nhiệm của tui là bảo vệ an toàn cho bác. Bác đi rầm rầm vậy, ai theo kịp mà bảo vệ được, hả?".
Ngang nhưng có lý, ông Sáu cười xoà: "Nhứt trí, lần sau tao rút kinh nghiệm". Từ đó, đi đâu, làm gì mà có cậu bé theo, ông Sáu Dân cũng phải… dè chừng. Ông bảo: "Thằng nhỏ này ghê lắm, hễ mình sai là nó cự liền, hổng có chuyện nể nang gì ráo trọi!". Vậy nhưng ông cũng chưa yên được với cậu bé.

Ra khỏi rừng, để sang khu không hợp pháp bao giờ cũng phải qua một khoảng trống. Để ý, ông thấy cậu bảo vệ có kiểu di chuyển rất lạ lùng: cứ đi ra khỏi rừng thì cậu chầm chậm đạp xe sau ông. Nhưng khi về thì bao giờ cậu cũng hối hả đạp vượt lên, đi trước. Lấy làm lạ, ông hỏi: "Mày đi kiểu gì kỳ vậy, nhỏ?". Lập tức, ông lại bị cậu bảo vệ cự lại, giọng rất to: "Bác không biết hả? Bác có súng thiệt, còn con thì mấy chú chê nhỏ, kêu mang súng giả. Ra ngoài, nếu con đi trước, lỡ nó bắn con sao con bắn lại? Khi về, con đi sau, nó bắn sau lưng con thì sao?".

Ối trời, thì ra là tự ái trẻ con. Ông Sáu nghe khoái chí, cười ha hả. Sau lần đó, ông yêu cầu phát ngay cho cậu một khẩu súng thiệt, vì "khôn như thằng này thì không nhỏ nữa, cầm súng… thật được rồi".
Cậu bé ưa thắc mắc ấy tên thật là Lê Văn Dũng, quê ở Củ Chi. Sau này trưởng thành, anh là một điệp báo viên rất giỏi, nổi tiếng khắp khu Sài Gòn - Gia Định về sự gan lỳ, quả cảm. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Dũng tham gia đánh vào nội thành và hy sinh. Nghe tin anh mất, ông Sáu buồn, khóc như cha khóc con. Hàng chục năm sau, trong những lần gặp gỡ anh em cận vệ, bảo vệ từng chung sống, ông Sáu vẫn nhắc đến Lê Văn Dũng, mắt thường rơm rớm: "Thằng nhỏ ấy ngang nhưng rất tình cảm. Nó thương tao lắm. Tao cũng thương nó nhất".


=====================================


Giữ cương vị cao, trọng trách lớn, nhưng ông Sáu luôn là người sống rất chan hoà và nặng tình. Hay tin vợ con cùng hàng trăm đồng bào trên tàu Thuận Phong bị địch sát hại ngày 8/1/1966, ông đau đớn lắm. Nhiều năm sau nỗi buồn đau vẫn không nguôi được. Mỗi bữa ăn, ông đều tự tay xới một chén cơm, so ngay ngắn đôi đũa để trước một chiếc ghế trống cạnh mình để tưởng nhớ người vợ đã đi xa. Đi đâu ông cũng giữ trong hành lý luôn mang theo bên mình một bộ bà ba và một chiếc mền nhỏ của bà. Cái mền ông dùng để gối đầu ngủ hàng đêm. Mãi đến đầu những năm 70, xuống công tác ở khu Tây Nam Bộ, vùng nước mặn, sợ quần áo, mền mang theo dễ hỏng, ông mới gửi những kỷ vật ấy về quê vợ ở Rạch Giá, nhờ người nhà giữ giùm.

Với những người đang sống, ông cũng quan tâm từng ly từng tý. Ở Bến Tre, thấy anh cận vệ Nguyễn Văn Ấm thỉnh thoảng lại xin phép đi đâu một lúc, ông gọi lại hỏi. Anh cận vệ thưa thật là đi thăm người yêu. Ông bảo: "Mày có thương nó không? Nó có thương mày không? Thương thì cưới. Để tao lo. Đám cưới Việt Cộng cũng phải ngon lành đàng hoàng".
Rồi ông đứng ra lo thật. Đám cưới có trang trí một bàn thờ Tổ quốc. Hai bên, ông Sáu tự tay viết tặng đôi vợ chồng trẻ một đôi câu đối, kiểu đại tự viết thành hình vòng tròn như câu đối xưa:

"Vui duyên mới trên quê hương Đồng Khởi
Nghĩa kiên trung như Đất Thép quê mình"


Sự quan tâm tỷ mỉ của ông Sáu còn dành cả cho những người không quen biết, đặc biệt là người lao động lam lũ. Cận ngày giải phóng, ông Sáu Dân hoạt động ở khu vực "Đám lá tối trời", bên sông Vàm Cỏ (thuộc huyện Đức Hoà, Long An). Khoảng 9h30’ sáng 30-4-1975, biết Dương Văn Minh đã ra lời tuyên bố kêu gọi binh sĩ Sài Gòn hạ vũ khí để tránh đổ máu, cả cơ quan tức tốc thu dọn đồ đạc chạy bộ về căn cứ Lê Minh Xuân (nay thuộc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).

Là những người đã hoạt động lâu năm trong nội thành Sài Gòn, thông thạo đường đi nước bước, hai đồng chí Trần Quốc Anh và Trần Văn Nhơn được ông Sáu đích thân gọi đến, giao nhiệm vụ về Sài Gòn tìm xe bus ra căn cứ đón anh em vào nội thành ngay. Chạy bộ đến xa lộ Đại Hàn, hai anh em gặp một chiếc xe GMC của địch nằm ngay bên đường. Trên xe có treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng nhưng lái xe, chủ xe thì đã bỏ đi, chẳng thấy đâu cả. Thấy có 2 anh chạy xe ôm đứng gần đó, anh Quốc Anh hỏi: "Mấy anh biết lái xe không?". Nghe họ bảo biết, hai anh Việt Cộng từ rừng ra lập tức trưng dụng ngay. Họ đưa xe quay lại căn cứ đón ông Sáu Dân và ông Năm Xuân về Sài Gòn kịp tiếp quản. Sau đó, hai anh này còn giúp chạy thêm nhiều chuyến để đón thêm nhiều anh em cán bộ khác. Tối mịt, họ mới xin phép từ giã để về nhà.
Khuya, về báo cáo lại tình hình, ông Sáu bất ngờ hỏi: "Mày có trả tiền cho hai anh lái xe không?". Trần Quốc Anh ngớ người: “Dạ, không… không có". Ông Sáu kêu trời: "Giong người ta đi phục vụ mình cả ngày mà bảo không nhớ chuyện trả tiền là sao? Người ta làm thuê, khổ cực, phải trả tiền cho họ chứ?". Anh cán bộ ngượng ngùng thưa thật: "Họ về mất rồi, cũng chẳng hỏi nên biết đâu mà trả?". Ông Sáu ra lệnh: "Tìm được họ để nhờ thì cũng phải tìm được họ để trả tiền. Bữa nay chưa tìm được thì mai mốt tiếp tục tìm, dứt khoát phải trả tiền cho họ!".

Thuật lại câu chuyện này, cả hai ông Trần Quốc Anh và Trần Văn Nhơn vẫn còn xúc động. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ lọt thỏm giữa vô vàn biến cố sôi động của Sài Gòn ngày đầu giải phóng. Nhỏ, nhưng đó là câu chuyện của cả một tấm lòng…

Sau giải phóng, những anh em cận vệ, bảo vệ từng sống, chiến đấu và phục vụ bên cạnh ông Sáu Dân - đồng chí Võ Văn Kiệt - đã tự động tập hợp nhau lại thành một Ban liên lạc truyền thống gọi là tổ A6. Không ai bảo ai, tất cả đều nhất trí lấy ngày 23/11, ngày sinh của chú Sáu Dân để làm ngày kỷ niệm, tổ chức gặp mặt, giúp đỡ anh em. Những cuộc gặp gỡ thường diễn ra nhiều nơi, khi ở dinh Thống Nhất, lúc ở Suối Tiên, Đầm Sen, có năm lại đổi về CLB Lan Anh ở quận 3. Dù xa xôi, nhưng cứ đến ngày, anh em bảo vệ, cận vệ lại tụ về đông đủ. Hồi còn sống, năm nào ông Sáu Dân cũng có mặt, quây quần với những người lính cũ. Cả cái tên, tính nết, thậm chí cố tật của từng người ông cũng không quên. Năm nào có người vắng đi, ông lại nhắc. Những người lính cũ cứ hồn nhiên quàng tay, ôm vai ông như ôm cha ôm chú, rất thân thiết.

Lần gặp gỡ ở Suối Tiên, ông Sáu Dân nhắc: "Anh em mình nhiều người vẫn còn nghèo. Nên lập ra một cái quỹ, gọi là quỹ A6, anh em giúp nhau…". Ông Sáu là người đóng góp trước tiên. Nhưng ông cũng nhắc đi nhắc lại hai điều. Một, anh em giúp nhau chủ yếu là giúp điều kiện, giúp kinh nghiệm, kiến thức, đừng giúp bằng cách cho đất, cho tiền, không giải quyết được gì. Hai, có nhiều cách để gây quỹ, cách nào cũng tốt nhưng tuyệt đối không nhận "rửa tiền" cho tổ chức, cá nhân nào đó mượn tiếng ủng hộ quỹ.

Trong một lần gặp gỡ truyền thống tổ chức tại nhà ông Phạm Thanh Dân ở đường Minh Phụng, quận 11, chính ông Sáu đã đề xuất, sau đó đã góp tiếng nói quan trọng vào việc kiến nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ba liệt sĩ Phạm Minh Trung, Lê Văn Tăng, Nguyễn Minh Hoàng và Huân chương Chiến công cho một số anh em khác. Ông cũng là người đã đứng ra vận động và giúp thực hiện việc lập bia liệt sĩ tại đường Lãnh Binh Thăng, quận 11. Đây là 12 chiến sĩ thuộc Phân đội I An ninh vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ Bộ chỉ huy Tiền phương Nam do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Tư lệnh trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968. Mùng 7 Tết năm đó, họ đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và vĩnh viễn nằm lại ở nơi này.

Cũng tại quận 11, ngay đầu đường Lãnh Binh Thăng, còn có một nơi nổi tiếng khác đã từng in đậm dấu ấn Võ Văn Kiệt. Đó là Công viên Văn hoá Du lịch Đầm Sen. Tháng 12-1975, trong một Hội nghị giao ban giữa Ban Quân quản TP Hồ Chí Minh với các Chủ tịch quận, huyện, ông Huỳnh Văn Cang, Chủ tịch quận 11 đã đề xuất thành phố bố trí cho quận này một công viên, bởi lẽ cả 200.000 dân của quận này vẫn chẳng có lấy một chỗ làm nơi giải trí. Đề xuất này được đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Đảng ủy Ban Quân quản thành phố, người chủ trì Hội nghị đánh giá cao và nhiệt liệt tán đồng.

Khi chọn đất, ông Huỳnh Văn Cang đề nghị chọn Trường đua Phú Thọ cũ. Tuy nhiên, thành phố đã có kế hoạch khác cho khu vực này. Chỉ tay lên bản đồ thành phố, đồng chí Võ Văn Kiệt khuyên ông Huỳnh Văn Cang: "Rồi đây quận 11 sẽ không chỉ có 200.000 dân mà sẽ nhiều hơn thế. Xây công viên cũng phải tính đến không chỉ cho riêng quận 11 mà phải cho cả thành phố, thậm chí cho khách trong cả nước. Trường đua Phú Thọ diện tích nhỏ, không phải nơi phù hợp. Ở vị trí gần chùa Giác Viên có một đầm sen và một khu vực ao rau muống nằm nối nhau, rộng khoảng 50ha, có lẽ phù hợp hơn. Đặt công viên ở đó vừa đỡ tốn tiền đào đắp, cải tạo mà cũng nhẹ đền bù. Quận 11 nên tính lại thử".
Ông Huỳnh Văn Cang rất ngạc nhiên, không biết người lãnh đạo của mình khảo sát từ bao giờ nhưng quả là rất rõ địa hình, địa bàn, ý kiến đưa ra cực kỳ xác đáng.

Ngày 20/12/1976, Công viên Văn hoá Đầm Sen được khởi công. Sau này, nó còn được tu sửa, xây dựng thêm nhiều đợt. Đúng như tầm nhìn của đồng chí Võ Văn Kiệt dự báo, hiện nay nó vẫn là một trong những Công viên Văn hoá - Du lịch lớn và nổi tiếng nhất, không chỉ với quận 11 hay TP Hồ Chí Minh mà còn khắp cả nước, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi.

Được chính đồng chí Võ Văn Kiệt động viên và anh em ủy thác, nhiều năm qua, ông Phạm Thanh Dân (Ba Dân) đã liên tục giữ trách nhiệm Trưởng ban liên lạc tổ A6. Ngày ông Sáu Dân mất (11/6/2008), ông Ba Dân đã chứng kiến có rất nhiều đồng bào, từ trí thức đến công nhân, nông dân tham gia đưa tiễn ông. Tại nghĩa trang, có một nhóm nữ công nhân trẻ, vừa tan ca, còn mặc nguyên đồng phục công ty cũng tranh thủ đến viếng ông. Người quá đông, cảnh vệ không cho họ vào, những cô công nhân này cứ đứng ngoài hàng rào nghĩa trang mà khóc. Cảm động, ông Ba Dân và ông Huỳnh Văn Cang đã lần lượt dắt từng người một vào tận bên mộ để họ được thắp cho thủ trưởng cũ của hai người một nén nhang. Những cô công nhân bộc bạch trong nước mắt: "Tụi con không quen chú Sáu, nhưng tụi con biết ông ấy là người hết lòng vì dân vì nước. Nghe tin chú Sáu mất, tụi con muốn được thắp cho chú nén hương để nhớ ơn. Mai mốt có chuyện gì khó khăn, tụi con cũng sẽ đến đây khẩn cầu với chú Sáu. Người như chú Sáu chắc là linh lắm…".

Giản dị và chân thành, cả hai người cựu chiến binh đã dạn dày trận mạc nghe cũng rơi nước mắt. Tự nhiên nghĩ về người thủ trưởng cũ của mình, họ bỗng nhận ra một điều rất lớn lao: Lịch sử vốn công bằng, cuộc sống cũng công bằng. Những ai đã phấn đấu, hy sinh, hết lòng vì dân vì nước thì lịch sử, cuộc sống và cả những người không quen biết cũng sẽ không bao giờ quên họ. Bởi vì đó là những nhân cách lớn. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chú Sáu Dân. Anh Sáu Dân của họ - và cũng là của rất nhiều người - chính là một con người không thể nào quên như thế


Ảnh: Lãnh đạo TW Cục miền Nam tại căn cứ Tây Ninh (từ trái sang phải): Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường, Võ Văn Kiệt.
NGUYỄN HỒNG LAM

 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
2,953
Động cơ
495,162 Mã lực
Cụ viết tiếp đi càng đọc càng hấp dẫn, nếu cụ bận quá để em điều quân đến giúp, để cụ viết tiêp.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Hôm nay ngày 22.12, ngày thành lập QĐND, chúc cccm đã, đang từng trong quân ngũ, từng phục vụ trong LLVT, công tác trong các ngành công nghiệp Quốc phòng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành đạt

 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực
Hôm nay ngày 22.12, ngày thành lập QĐND, chúc cccm đã, đang từng trong quân ngũ, từng phục vụ trong LLVT, công tác trong các ngành công nghiệp Quốc phòng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành đạt

Em lặn lội về quê mời mấy thằng bẹn thâm Z121, bắt đầu say òi
Chúc anh tim cứng đá mềm :D
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,268
Động cơ
688,743 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay ngày 22.12, ngày thành lập QĐND, chúc cccm đã, đang từng trong quân ngũ, từng phục vụ trong LLVT, công tác trong các ngành công nghiệp Quốc phòng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành đạt

22/12 của nhiều năm về trước, em được nghe trực tiếp những người lính trở về từ cuộc chiến hát chay bài này và bài Hái mãi khúc quân hành. Xúc động! Hào hùng!
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Hôm nay ngày 22.12, ngày thành lập QĐND, chúc cccm đã, đang từng trong quân ngũ, từng phục vụ trong LLVT, công tác trong các ngành công nghiệp Quốc phòng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành đạt

Em cũng đang nghêu ngao bài này
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Giờ mới biết cái thớt này.
Đọc đến éo bao giờ mới hết 169 trang hử lão chủ? 8->
Cứ oánh dấu phát để đọc dần.
 

Dac Cong

Xe đạp
Biển số
OF-227
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24
Động cơ
1,599,999 Mã lực
Nơi ở
Ƹ̴Ӂ̴Ʒ
22.12 ngày thành lập QĐND, binh chủng chúng em gửi tới bác chủ thớt cùng các cụ, các mợ đã, đang mặc màu áo của LLVT. Sức khỏe - Hạnh phúc

 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,178 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Thông tin thớt
Đang tải
Top