Chưa cụ ạ. Em đang tìm nhà thầu và hoàn thiện thiết kế trước.Cụ thuê được giám sát chưa ạ? Em chuyên tư vấn gs nhà dân.
Chưa cụ ạ. Em đang tìm nhà thầu và hoàn thiện thiết kế trước.Cụ thuê được giám sát chưa ạ? Em chuyên tư vấn gs nhà dân.
Vâng cụ có nhu cầu ới em ạChưa cụ ạ. Em đang tìm nhà thầu và hoàn thiện thiết kế trước.
Theo ý cụ là giám sát phải có hàng ngày hàng giờ chứ không phải thỉnh thoảng ạ? Có mấy cụ bảo chỉ cần 2 ngày 1 lần.Em là dân làm nghề như chủ thớt đang muốn tìm.
Em chia sẻ cách nhìn của e với cụ thớt nếu e là cụ đang có ý định làm nhà và băn khoăn chọn 1 trong 2 p/ án như cụ đưa.
- Đầu tiên là cụ dự tính làm nhà dao động bn tiền (tổng tất tần tật: xây thô + hoàn thiện + nội thất + thiết bị) x 1,1 (tối đa cụ có thể xê dịch nếu cố)
- tiếp đến tìm p/án mặt bằng đáp ứng yêu cầu các công năng sinh hoạt của gia đình cụ, sau đó tới chọn kiểu dáng nhà. Lên dự toán, chi tiết vật tư.
Cái này thì cụ nào làm nghề sẽ hiểu, k thể cố vẽ vời khi tài chính của chủ nhà k đáp ứng đc, nên vấn đề cần cởi mở giữa 2 bên khi lên p/án kiến trúc.
- Sau khi có p/án ưng ý nhất r cụ tiến hành tìm công ty hoặc đội thợ. Em nếu là cụ em sẽ chọn p/án thuê trọn gói. Nhưng, em sẽ bỏ chi phí để thuê 1 đồng chí giám sát chất lượng và quán xuyến toàn bộ việc quản lý (cái này cực kỳ, cực kỳ quan trọng để cụ giám sát chất lượng, việc công ty nhắc nhở tổ thợ là 1 chuyện, còn việc mình mình vẫn cần phải có người giám sát việc đó, để sau này có bất cứ phát sinh hay lỗi nào đó xảy ra đều k có mâu thuẫn đáng tiếc mặc dù hợp đồng có thể nhà thầu phải xử lý lỗi đó nhưng sẽ mất thời gian và ảnh hưởng nhiều đến công việc của cụ sau này).
Cụ đừng nghe ông em hay ông anh nào đó về đảo qua 1 tuần 1 lần cho cụ. Thợ họ làm nhanh lắm, mình trực tiếp giám sát hằng ngày còn phát sinh lỗi huống chi thỉnh thoảng mới có ng giám sát. Việc xây nhà không khó với người biết nhưng sẽ rất vất vả với người ít va chạm. Nếu cụ cần tư vấn e xin đc hầu cụ.
Giám sát thì thợ làm việc lúc nào giám sát lúc đó. Ý kiến của e cụ tham khảo.Theo ý cụ là giám sát phải có hàng ngày hàng giờ chứ không phải thỉnh thoảng ạ? Có mấy cụ bảo chỉ cần 2 ngày 1 lần.
trát sau bao lâu thì phun dc cụ nhỉ . Làm dc cái này nó sẽ hạn chế co ngót gây rạn bề mặtTvgs ko cần thiết ngày nào cũng có mặt, dù về n tắc trong tc, tvgs phải có mặt khi nhà thầu làm, ngưởi có chút kn về nghề, họ căn dc tiến độ, nắm dc lúc nào cần phải đến. Nói chung chất lượng ctr phụ thuộc nhiều yếu tố, đơn giản như bê tông loại đắt và tốt nhất trên thị trường, nhưng lúc tc ko biết cách đầm vì lơ là ctac bảo dưỡng thì cũng ko ăn thua, trát cũng vậy, trộn ko đúng cấp phối, ko tưới nước trc và bảo dưỡng sau trát thì bị nứt nhiều... kn e thấy đa phần các nhà thầu tc hay bỏ bê ctac tưởng đơn giản nhưng lại rất qtrong ah đến cl ctr là bảo dưỡng. Cụ nào làm nhà lúc rảnh lấy vòi đi phun cột và dầm sàn , lớp trát coi như tập thể dục cho khoẻ người
Cụ có cái này cho em xin mấy bản tham khảo, em dự tính đầu năm sau làm nhà. Cái của em nó khá phức tạp vì là 1 dạng chung cư mini, 200 mét sàn x6 tầng. Có khả năng sẽ thêm cả tầng bán hầm bỏ xe.Cụ muốn tránh rủi ro thì làm hợp đồng lumpsum (trọn gói) dựa trên dự toán lập theo thiết kế. Cụ quan tâm thì e sẽ gửi cụ xem 1 vài mẫu. Cái lumpsum hay ở chỗ cụ k sợ bị phát sinh nếu công việc/hạng mục đó nằm trong tke rồi. Nhà thầu có trách nhiệm tuân thủ đúng bản vẽ và cụ thuê giám sát bám theo cái dự toán và tke ấy để nghiệm thu
Sau 3/4- 1 ngày tuỳ thời tiết là phun dc cụ ah, e rảnh rảnh hay đi phun, nhiều bác chủ nhà ko biết bảo ô dở hơi ah, nhưng bức nào phun nhìn khác biệt hoàn toàn luôn, ngoài tưới sàn thì cc nhớ tưới cột nữa nhétrát sau bao lâu thì phun dc cụ nhỉ . Làm dc cái này nó sẽ hạn chế co ngót gây rạn bề mặt
Cụ cho cái công cụ lọc kỹ thêm tí nữa đến huyện ở các tp, tỉnh lớnỨng dụng rất hay và hữu ích đấy cụ ạ.
Cụ ơi, nhà e sắp xây và đang tìm đội thợ xây. E cũng rất lăn tăn về vấn đề biện pháp thi công thế nào cho đảm bảo chất lượng công trình. Cụ có thể chia sẻ phương pháp và kinh nghiệm thi công thực tế của cụ được ko ạ. Nếu có bản word ghi chép kinh nghiệm thì tuyệt.À, nhất phần đai dầm và cột. Loại này giờ được cắt và uốn bằng máy hết rồi cụ nhé. Nên định mức sắt 6 làm đai gần như tuyệt đối, không có phát sinh tý nào cả. Sắt cây làm cột và dầm thì số lượng không quá nhiều, nên bảo phát sinh đến mấy chục % là làm ăn bố láo.
Em cũng có may mắn là bác thiết kế cho em thật sự có tầm và có tâm (anh em chơi với nhau từ thời bắn bi đánh đáo). Chủ động đưa ra các phương án thi công để giảm thiểu rủi ro ở những khâu có thể phát sinh rủi ro. Ví dụ sử dụng con kê khi đổ sàn, ... Vì thói quen thi công của thợ ở quê không có như thế. Khá nhiều thứ lặt vặt như vậy. Cái này em cũng deal trước với thợ trước khi vào hợp đồng.
Cái này coi như dự án nhỏ rồi, cụ nên có thiết kế chi tiết cẩn thận thì sẽ giảm thiểu được những phát sinh k đáng có và kiểm soát được sản phẩm từ lúc thiết kế.Cụ có cái này cho em xin mấy bản tham khảo, em dự tính đầu năm sau làm nhà. Cái của em nó khá phức tạp vì là 1 dạng chung cư mini, 200 mét sàn x6 tầng. Có khả năng sẽ thêm cả tầng bán hầm bỏ xe.
Cụ có thời gian thì tự mua vật tư, còn nếu bận không có thời gian thì thuê nhà thầuEm đang muốn làm cái nhà phố 3 tầng 270m2 cho phụ huynh (có bản vẽ thiết kế) mà băn khoăn không biết nên thuê công ty xây dựng trọn gói hay nên làm theo kiểu truyền thống (gọi đội thợ đến rồi mình mua vật tư về).
PA1: Nếu thuê trọn gói chắc em chỉ thuê xây và trát, ốp lát tầng 1, sàn gỗ tầng 2-3, trần thạch cao, cộng với đi đường điện nước chờ (em định tự lắp thiết bị điện nước và cửa, mặt bậc cầu thang, lan can tay vịn). PA này ông bà nhà em đang sợ không kinh nghiệm dễ bị cò quay & không kiểm soát được chất lượng vật tư.
PA2: Nếu gọi thợ thì ông bà không có kinh nghiệm về XD, lại phải thuê giám sát thi công. Rồi rơi vãi thất thoát vật tư, cộng với “phong tục” phải phục vụ thợ trà nước bia bọt này nọ ở bên đó rất lằng nhằng.
Theo các cụ thì nên theo PA nào? Em nghiêng về PA1 nhưng không biết nên chọn đơn vị thi công nào, làm hợp đồng như thế nào để không bị tính phát sinh những cái chưa nghĩ đến & cách kiểm soát chất lượng vật tư như thế nào (nhất là bê tông)? Cụ nào đã làm nhà mình theo cách đó tư vấn cho em với. Cảm ơn các cụ!
(Em xây bên TP Bắc Ninh)
Em không có, mà công nhận nhìn lại mình dẫm phải c ứt nhiều phết. Tại cũng xác định làm 1 lần, chắc còn lâu mới làm lại nên em ko ghi chép gì cả.Cụ ơi, nhà e sắp xây và đang tìm đội thợ xây. E cũng rất lăn tăn về vấn đề biện pháp thi công thế nào cho đảm bảo chất lượng công trình. Cụ có thể chia sẻ phương pháp và kinh nghiệm thi công thực tế của cụ được ko ạ. Nếu có bản word ghi chép kinh nghiệm thì tuyệt.
E cám ơn nhiều.
Cám ơn cụ. Đúng là mỗi làm gì là thêm kinh nghiệm. Có những cái ko ai dạy ai được vì tùy tình huống, phải trải qua rồi mới biếtEm không có, mà công nhận nhìn lại mình dẫm phải c ứt nhiều phết. Tại cũng xác định làm 1 lần, chắc còn lâu mới làm lại nên em ko ghi chép gì cả.
Kinh nghiệm đúc rút được là: Thiết kế từ đầu đến cuối thật chuẩn, còn chuẩn đến đâu chắc phải trải qua rồi hoặc các cụ trong nghề mới đánh giá được.
Nhà em 600m sàn nhưng em mất 3 tháng cho thiết kế kiến trúc và kết cấu. Mà cụ thiết kế cho em khá có tâm, gần như ngày nào cũng dành thời gian cho công việc này. suốt 1 năm sau em thi công, gọi hỏi bất cứ chỗ nào thì cũng gần như nhớ ngay chỗ đó như nào, thi công ra làm sao... Cũng là may hơn khôn thôi cụ.
Sau kiến trúc, kết cấu thì đến điện nước và nội thất. mọi thứ cũng phải thật cặn kẽ. Nói chi tiết thì nhiều lắm em không nhớ những gì nữa. Em chỉ nêu vài ví dụ điển hình (mặc dù đã rất kỹ rồi) nhưng vẫn gặp phải trong quá trình thi công.
1. Điện và nội thất: Có vẻ không liên quan lắm, nhưng khi em trát, bả và sơn xong thì đến công đoạn làm phào chỉ trang trí. Lúc này gặp vấn đề là 1 số đèn tường, ổ cắm, công tắc bị lệch so với chi tiết phào chỉ. Khốn khổ là phải đục tường ra làm lại chỗ đó.
2. Kiến trúc và nội thất: Mặc dù 2 cái này gần như cũng không liên quan lắm vì khi làm kiến trúc hay đưa các tiêu chuẩn về kích thước vào rồi. Ví dụ như em xây nhà ở quê nên đất rộng, kiến trúc thoải mái sáng tác, làm sao có không gian sử dụng tối ưu nhất, độ cao trần cũng làm sao tối ưu nhất. Nhưng sau khi thi công các hạng mục kỹ thuật, đóng trần thạch cao (gạn độ cao hết cỡ có thể) rồi thi công phào chỉ. Đến lúc lắp điều hòa, lắp ở vị trí thuận lợi nhất thì bị thiếu khoảng 5cm độ cao. (em lắp bên trên cửa phòng nhà vệ sinh, tổng độ cao cửa đã khoảng 2,25m (cả nẹp cửa), độ cao trần thạch cao còn khoảng 2,7m, trừ 10cm phào còn 2,6m, trong khi khoảng trống cần thiết lắp điều hòa là 40cm => thiếu 5cm, phải gọt phào thạch cao.
3. Thi công nước: Có 1 vấn đề tưởng đơn giản nhưng hoàn công lại không đơn giản: Thông thường, các cụ xây nhà thường làm trục kỹ thuật nước thẳng đứng theo từng tầng, đặc thù của em không làm thế được do không gian rộng và bố trí 4 nhà vệ sinh trên tầng 2 (cho 4 phòng ngủ), nên em phải chạy đường cấp nước từ phía sau nhà vào cho từng phòng, và em dùng ống 63 để cấp nước. 1 vấn đề nhỏ khi thi công là khi chạy đường ống ấy từ phía sau nhà vào giữa nhà (4 phòng wc nằm giữa nhà) thì phải đi qua 1-2 cái dầm gì đó, khi làm, mấy bác thợ chỉ vén cái ống cao lên 1 chút đoạn ở giữa 2 dầm (cách nhau khoảng 4-5m). Kết quả ống nước thành hình vòng cung úp xuống. Có vẻ như vô hại phải không các cụ. Nhưng khốn khổ là nó bị hình thành 1 búi khí ở đấy. Em lại chủ quan không thông hết đường nước (chỉ test sơ sơ và cắt nước để các đội thi công phía sau không làm tràn vật liệu xuống đường thoát), đến khi xong thì bị tắc nước hoàn toàn 2 phòng wc. Dùng máy nén khí thổi ngược lên thì vẫn thông, ... làm đủ trò mà nước không xuống (do búi khí đó). Mãi sau phải kéo ống dẫn khí từ máy nén khí lên tầng thượng, nén thẳng vào bể chứa nước (phải quấn bịt miệng bể), để đẩy nước với áp lực cao xuống cho qua búi khí ấy mới được. (Và trong quá trình sử dụng không được phép để bể cạn nước, không lại nhục )
Nói chung đấy là 3 cái rất bình thường (không ai nghĩ là lỗi) trong quá trình thi công. Còn nhiều, nhiều lắm cụ ạ.