[Funland] Hỏi kiến thức phổ thông về trực thăng

Trạng thái
Thớt đang đóng

piedaide

Xe tải
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
482
Động cơ
528,813 Mã lực
Cụ nói cơ bản là đúng nhưng nó không vật lý. Em diễn đạt lại chút.

Cánh quạt phụ của TT có trách nhiệm cân bằng moment động lượng cho TT. Khi cánh chính bị mất thì cánh phụ đang quay sẽ tác dụng một moment lực vào thân làm thân quay ngược lại, để tổng moment động lượng của cả TT vẫn bằng 0.

Khi này TT nó sẽ quay quanh đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của nó, mà thường trọng tâm này nằm gần tâm của phần đầu, vì phần này chiếm phần lớn khối lượng.

Về lực ly tâm cụ nói cũng chưa hoàn toàn chính xác. Nếu quan sát trong hệ quy chiếu gắn với TT đang quay thì các vật trên TT chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm. Lực này sinh ra không phải là dựa trên tương tác giữa các vật, mà là do cụ đang quan sát trong một hệ quy chiếu phi quán tính.

Còn nếu cụ quan sát trong hệ quy chiếu đất, thì một vật đang ở trên khoang chẳng hạn. Ban đầu vật đứng yên nhưng sau đó cái sàn chuyển động. Giải thích một cách định tính thì nói là vì "quán tính" nên vật nó có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên, mà sàn chuyển động nên vật bị văng ra. Không có lực ly tâm nào tác dụng lên vật cả.

Giải thích đúng hơn thì phải nói là ban đầu vật ở trên sàn đứng yên vì có lực ma sát nghỉ giữa vật và sàn. Nhưng khi sàn có xu hướng chuyển động, lực ma sát nghỉ tăng dần, và khi nó tăng đến một mức nào đó thì xảy ra sự trượt tương đối giữa vật và sàn -> vật bị "văng ra" khỏi vị trí ban đầu. Chứ không phải nó bị văng ra vì lực ly tâm nào cả.
OK vậy bác thừa nhận hay phản đối việc giả sử cánh quạt dừng đột ngột thì thân máy bay sẽ quay của em? ( còn nó quay do lực gì thì tới giờ em không còn quan tâm nữa, vì giành thời gian soi app xem có nổ cuốc nào là phi wave tào đi đón khứa)
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
OK vậy bác thừa nhận hay phản đối việc giả sử cánh quạt dừng đột ngột thì thân máy bay sẽ quay của em? ( còn nó quay do lực gì thì tới giờ em không còn quan tâm nữa, vì giành thời gian soi app xem có nổ cuốc nào là phi wave tào đi đón khứa)
nếu cánh chính dừng mà cánh phụ còn quay thì thân sẽ quay theo chiều ngược lại.

cụ nói nó quay em không phản đối nhưng vật lý đâu dừng ở mô tả hiện tượng, còn phải lý giải nó cho đúng nữa.
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
3,659
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Hi các cụ,

Bắt đầu từ cái comment này, về một cái máy bay trực thăng rơi của cụ Von Stierlitz. Em post lại cái hình vì sợ comment bị xoá. Nguồn ảnh ở đây.
View attachment 7012794
Đây là bình luận của cụ Ngo Rung



Em không hiểu ý của cụ ấy, và em cũng nghi ngờ là "Chẳng có con TT nào đang bay rụng xuống mà cách quạt còn nguyên hình dạng thế kia cả.", nên em có đặt câu hỏi, và đây là một số trao đổi em nhận được.









Với tinh thần học hỏi, muốn mở mang kiến thức, và em cũng tin là cụ Ngo Rungtunggiang185 cũng là những người có trách nhiệm với phát ngôn của mình (hay là em sai ?), em muốn hai cụ giải thích rõ về nội dung này. Đồng thời đây cũng là một câu hỏi + một kiến thức em cho là khá thú vị với mọi người.

Em mở topic mới vì em thấy câu hỏi này không liên quan đến topic kia. Em cũng chẳng care máy bay của nước nào. Câu hỏi của em là:

1. Với cái ảnh như vậy, có cơ sở nào để khẳng định rằng con trực thăng này "bị đốt khi đang ở mặt đất và tắt máy" không ? Cụ thể là gì ?

2. Có con trực thăng nào rụng xuống mà cánh quạt ở trạng thái như trong hình hay không ? Vì sao ?

Em cũng mong các cụ có chuyên môn cho ý kiến về vấn đề này ạ.

Cảm ơn các cụ :)


 

piedaide

Xe tải
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
482
Động cơ
528,813 Mã lực
nếu cánh chính dừng mà cánh phụ còn quay thì thân sẽ quay theo chiều ngược lại.

cụ nói nó quay em không phản đối nhưng vật lý đâu dừng ở mô tả hiện tượng, còn phải lý giải nó cho đúng nữa.
hehe, vậy ta thống nhất là theo mô hình của bác, cánh chính dừng đột ngột ( không quan tâm tới nó dừng cách nào) trong không trung, vậy là thân máy bay sẽ quay (chắc theo chiều ngược lại) và rơi, vậy khi tiếp đất, theo ý kiến bác, nó có giữ được bộ cánh như ảnh không?
Ý kiến cá nhân em, là nó phải văng tứ tung chứ. Dẫn tới cái ảnh bác đưa ra, không thể là của 1 cái máy bay bị bắn rơi khi đang ở trên không trung, rồi nó rơi xuống đất để ra hình dạng như ảnh.
Mời bác chém tiếp.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
hehe, vậy ta thống nhất là theo mô hình của bác, cánh chính dừng đột ngột ( không quan tâm tới nó dừng cách nào) trong không trung, vậy là thân máy bay sẽ quay (chắc theo chiều ngược lại) và rơi, vậy khi tiếp đất, theo ý kiến bác, nó có giữ được bộ cánh như ảnh không?
Ý kiến cá nhân em, là nó phải văng tứ tung chứ. Dẫn tới cái ảnh bác đưa ra, không thể là của 1 cái máy bay bị bắn rơi khi đang ở trên không trung, rồi nó rơi xuống đất để ra hình dạng như ảnh.
Mời bác chém tiếp.
đúng rồi, cái TT trong ảnh khả năng không phải là bị kẹt cánh ở trên cao rồi va chạm mạnh vào mặt đất.

em đang nói là nó có thể bị gặp nạn ở trên cao nhưng đã kịp hạ cánh thành công, hoặc gần thành công, nên không xảy ra va đập mạnh với mặt đất. khi tiếp đất rồi nó mới bị cháy.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Vì trọng tâm của của máy bay trực thăng ở khá cao ( động cơ nằm phía trên cabin) nên khi rơi không kiểm soát máy bay sẽ bị nghiêng và quật cánh nâng (nếu còn quay) hoặc chống cánh xuống làm gãy cánh ( nếu dừng quay). Nếu cánh đuôi bị hỏng hay ngừng quay máy bay bị quay vòng mất kiểm soát sẽ chống đuôi xuống trước làm gãy đuôi. Trường hợp đang bay mà cả cánh nâng và cánh đuôi ngừng đồng thời cùng lúc. Máy bay rơi tự do và do trọng tâm cao nên máy bay sẽ chúi đầu (độ cao thấp) và ngửa bụng (độ cao cao) và vỡ vụn thành nhiều mảnh.
Em muốn chỉnh lại chỗ này

TT không rơi tự do mà rơi dưới tác dụng của trọng lực và lực khí động. Nếu hai lực này không cùng giá, thì nó sẽ tạo thành moment để quay TT sao cho hai lực trở thành cùng giá. Lực khí động lúc này gần như là cùng phương ngược chiều với vector vận tốc, nên TT nó sẽ xoay về hướng sao cho đường nối tâm khí động và trọng tâm là đường thẳng đứng với trọng tâm nằm dưới. Xaxc định được hai điểm này thì sẽ biết TT sẽ tiếp đất ở tư thế nào.
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
1,759
Động cơ
169,163 Mã lực
Nhưng vấn đề là trực thăng không phải ô tô cụ ạ. Thế mới có cái hay ho để nói chứ cụ. Trực thăng có thể hạ cánh an toàn mà động cơ không hoạt động. Đây là một trong số các lý do em mở thread này đó cụ, tại vì ban đầu cụ Ngo Rung bảo là



Thực tế thì giờ cụ ấy giờ cũng đồng ý như vậy mà:



Cụ xem thêm clip ở đây nhé


Ngắn gọn là: trực thăng có thể hạ cánh mà cánh quạt còn nguyên, nên con trực thăng trong hình có thể là nó hạ cánh xong rồi nó mới bị cháy.
vâng, em xin lỗi cụ, e đã sai rùi ạ, cái sai nhất là e đã trả lời cụ với sự trong sáng thuần khiết của một ộp phơ

chúc cụ vui vẻ và, có nhiều sáng kiến ạ
 

minhvan

Xe tải
Biển số
OF-465399
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
364
Động cơ
204,146 Mã lực
Nhìn ảnh có thể thấy con này cháy khi đã hạ cánh.toàn bộ máy bay vẫn ở trạng thái ngay ngắn dù phần thân đã cháy, rõ nhất là phần đuôi.
 

hamcuare!

Xe container
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
9,201
Động cơ
961,380 Mã lực
vâng, em xin lỗi cụ, e đã sai rùi ạ, cái sai nhất là e đã trả lời cụ với sự trong sáng thuần khiết của một ộp phơ

chúc cụ vui vẻ và, có nhiều sáng kiến ạ
Cs đôi khi nó vậy ý :))
Hỏi 100 người mà 1+1 ngta trả lời 3 đôi khi mình cũng phải giật mình ktra lại xem có đúng k ;)). Cũng chăm chú lắng nghe nhưng lâu lâu cũng éo hiểu cũng là 1 cái tài :D
 

KVH

Xe buýt
Biển số
OF-92113
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
893
Động cơ
433,446 Mã lực
em đang nói là nó có thể bị gặp nạn ở trên cao nhưng đã kịp hạ cánh thành công, hoặc gần thành công, nên không xảy ra va đập mạnh với mặt đất. khi tiếp đất rồi nó mới bị cháy.
Cái này cụ đúng, có 2 khả năng là cháy khi đang đỗ và bắt đầu cháy khi đang bay nhưng hạ cánh thành công thì mới cháy nốt.

Để đủ lực nâng hạ cánh thành công thì cánh quạt phải quay đủ nhanh, sau khi hạ cánh xong vẫn còn quay thêm 1 vài phút mới dừng được (em không nhớ chính xác lắm vì bay cũng lâu rồi).
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Ét tăng nhé :)) bên kia có bác đã chứng minh được quả ảnh bác gửi, không thể do máy bay trực thăng bị bắn rơi trên không trung rồi rơi xuống, chính bác cũng thừa nhận mà, lêu lêu.
Vậy đề nghị bác rút lại nhận định không có ai phản biện được vụ rơi máy bay mà bác đã kỳ công lập riêng 1 topic để trao đổi.
bên kia có bác đã chứng minh được quả ảnh bác gửi, không thể do máy bay trực thăng bị bắn rơi trên không trung rồi rơi xuống, chính bác cũng thừa nhận mà
Cụ chứng minh cái này cho em xem nhé, trích dẫn đầy đủ. Trích cả chỗ em thừa nhận cái gì đó nữa.

Thế theo mợ cái máy bay đó bị bắn rụng xuống hay hạ cánh khẩn cấp rồi mới cháy?
Cái TT trong #1 có thể là nó gặp nạn trên không nhưng đã hạ cánh thành công rồi mới bắt đầu cháy.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,466
Động cơ
801,931 Mã lực
Cụ chứng minh cái này cho em xem nhé, trích dẫn đầy đủ. Trích cả chỗ em thừa nhận cái gì đó nữa.


Cái TT trong #1 có thể là nó gặp nạn trên không nhưng đã hạ cánh thành công rồi mới bắt đầu cháy.
Cái trực thăng thì có thể hạ cánh rồi mới cháy to dù nó bị bắn ở trên không.
Cái SU35 là máy bay phản lực. Hình dạng gần như nguyên vẹn trước khi bị cháy khiến người ta nghi ngờ. Nếu bị bắn rơi xuống thì không thể giữ nguyên hình dạng như vậy. Nếu hạ cánh xuống mặt đất mới cháy thì nó phải có dấu vết di chuyển của máy bay khi hạ cánh chứ không phải như trực thăng. Trên bức ảnh không thể hiện đc điều đó.
0E7EDC60-6B22-4801-BE4B-E00E4232BB25.jpeg
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Cái trực thăng thì có thể hạ cánh rồi mới cháy to dù nó bị bắn ở trên không.
Cái SU35 là máy bay phản lực. Hình dạng gần như nguyên vẹn trước khi bị cháy khiến người ta nghi ngờ. Nếu bị bắn rơi xuống thì không thể giữ nguyên hình dạng như vậy. Nếu hạ cánh xuống mặt đất mới cháy thì nó phải có dấu vết di chuyển của máy bay khi hạ cánh chứ không phải như trực thăng. Trên bức ảnh không thể hiện đc điều đó.
0E7EDC60-6B22-4801-BE4B-E00E4232BB25.jpeg
À cái con này thì em chưa nghiên cứu. Để em tìm hiểu chút. Cảm ơn cụ.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Cái trực thăng thì có thể hạ cánh rồi mới cháy to dù nó bị bắn ở trên không.
Cái SU35 là máy bay phản lực. Hình dạng gần như nguyên vẹn trước khi bị cháy khiến người ta nghi ngờ. Nếu bị bắn rơi xuống thì không thể giữ nguyên hình dạng như vậy. Nếu hạ cánh xuống mặt đất mới cháy thì nó phải có dấu vết di chuyển của máy bay khi hạ cánh chứ không phải như trực thăng. Trên bức ảnh không thể hiện đc điều đó.
0E7EDC60-6B22-4801-BE4B-E00E4232BB25.jpeg
Con này thì em chịu cụ ạ, không dám phán, chẳng biết thật giả ntn. Tất nhiên là kéo cái xác máy bay rồi đốt thì chắc là ra được cái hình kia :)) Còn có phải nó trúng đạn hay gặp sự cố rồi rơi thì chịu. Cái có thể nói chắc thì là nó không bị ăn đạn tới mức tan xác ở trên không, và khi tiếp đất thì bằng một cách nào đó nó phải tiếp đất được bằng càng hoặc bằng bụng.

Về mặt khí động mà nói thì khi động cơ đã chết rồi, hạ cánh một con cánh bằng chắc chắn là dễ hơn so với một con TT. Nhưng mà nói chắc chắn là dễ hơn làm: kể cả là có luyện tập thì trong thực chiến hạ cánh được kiểu này cũng chả đơn giản tí nào. Con này tốc độ nó khi hạ cánh cũng cao nên ý cụ về việc phải có vệt hạ cánh / dấu vết ma sát / cháy trên đường băng thì cũng hợp lý, xem ảnh khó có thể kết luận về điều này được.

Chắc em chỉ biết đến vậy thôi :)
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,466
Động cơ
801,931 Mã lực
Con này thì em chịu cụ ạ, không dám phán, chẳng biết thật giả ntn. Tất nhiên là kéo cái xác máy bay rồi đốt thì chắc là ra được cái hình kia :)) Còn có phải nó trúng đạn hay gặp sự cố rồi rơi thì chịu. Cái có thể nói chắc thì là nó không bị ăn đạn tới mức tan xác ở trên không, và khi tiếp đất thì bằng một cách nào đó nó phải tiếp đất được bằng càng hoặc bằng bụng.

Về mặt khí động mà nói thì khi động cơ đã chết rồi, hạ cánh một con cánh bằng chắc chắn là dễ hơn so với một con TT. Nhưng mà nói chắc chắn là dễ hơn làm: kể cả là có luyện tập thì trong thực chiến hạ cánh được kiểu này cũng chả đơn giản tí nào. Con này tốc độ nó khi hạ cánh cũng cao nên ý cụ về việc phải có vệt hạ cánh / dấu vết ma sát / cháy trên đường băng thì cũng hợp lý, xem ảnh khó có thể kết luận về điều này được.

Chắc em chỉ biết đến vậy thôi :)
Kể cả tiếp đất đc bằng càng hay bằng bụng thì ít nhiều nó cũng phải để lại trên bề mặt(đất mềm) các dấu vết thể hiện sự va chạm và xê dịch theo quan tính.
Nói chung là bức hình cái SU35 cháy này đáng nghi ngờ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top