[Thảo luận] Hỏi các cụ: về câu số 399 trong bộ 450 câu hỏi sát hạch GPLX???

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Mình có suy nghĩ gần như giống hệt của cụ Toàn, chỉ riêng việc liên quan đến nghị định 171 thì hơi khác.
.......................
Và nếu đáp án là đúng cho câu hỏi này thì tất cả những trường hợp XXX bắt vượt phải như vụ khiếu nại HD là ... LÁO.
Trong trường hợp này là em đưa tình huống vượt tại nơi đường giao nhau, chiều xe công chạy có 7 làn xe, chiều ngược lại có 7 làn, tổng cộng 14 làn đường, vì thế giao lộ này khá lớn. Nếu thay xe công bằng xe con, thì còn nhìn thấy rất rõ việc "vượt nhau" này nữa. Hoặc chạy theo đường cắt ngang thì các xe phải vượt nhau tại đây rất nhiều. Tuy nhiên, ko thể bắt lỗi vượt tại giao lộ này khi các xe bên trái chạy chậm hơn bên phải được.
Em ví dụ 1 xe chạy theo hướng cắt ngang giao lộ này, từ khi nó chưa vào giao lộ, và không thể có cách đi nào khác ngoài việc chạy thẳng bên phải các xe khác.


 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Oh, xét nét câu chữ thế cơ đấy, thế thì phải làm đúng luật chứ nhỉ, phải dựa vào câu chữ trong cái luật nhà cụ mà xét nha, đừng có làm sai luật vì cảm tính sợ phải "đợi nguyên một ngày"
Chả khoe gì cả, vì theo luật ở "bển" thì nó chạt chẽ cụ ạ, mình chỉ lấy ví dụ để cụ thấy nếu có ai đó ... 1m/giờ ở bển thì mình sẽ làm thế, chứ ko làm việc vi phạm luật là chuyển lane, vượt phải nơi giao lộ ... nhé ! Không biết ở nhà cụ, luật có quy định phải làm sao đối với những kẻ 1m/giờ đó ko ??
Nhân tiện mình nói thật, ghét nhất cái thể loại phân biệt thế này nhé, tôi tham gia vào đây vì tôi cũng có công việc ở VN nữa, chạy qua chạy lại, nên cũng phải tham gia GT ở VN, trao đổi ý kiến, học hỏi kinh nghiệm mn, và mong là theo cách nào đó các XXX có thể dựa vào ý kiến nhân dân mà sửa đổi luật VN cho tốt đẹp hơn, tranh những "mẫu thuẫn" không đáng có. Có cần phải đuổi mình về forum ở bển như vây ko bạn Suzu :|
Cụ đưa ra cái món gọi 911 đến để xích ông rẽ đang rẽ trái nhưng đi chậm. Chả biết có ai đến hông nhưng cụ lưu ý cho câu hỏi của cụ chủ thớt là trích ra từ bộ câu hỏi thi lấy GPLX tại VN. Do đó cần bàn luận theo hướng ở luật hiện hành VN chứ không phải theo các nước khác.
 

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
Cụ nào cho e biết đã có đáp án SAI cho câu hỏi trên chưa?
Xin phép các cụ, thế này các cụ nhé:
Không xét a) Khi xe phía trước cá tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; 4/ điều 14
Chỉ căn cứ khoản: d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt; 5/ điều 14
Vậy các cụ cho e định nghĩa nơi giao nhau.
Áp luôn hình ảnh cụ đưa.
Tóm lại phải lấy vạch dừng làm căn cứ mới ra được thực tế:
Xe tải ở đây đã đi tới vạch dừng vậy nó vào nơi giao nhau.
Cái xe con chưa đến vạch dừng, phải hiểu là thực tế nó có thể cách xe tải rất xa cả mấy chục m chứ không phải nó cách vạch dừng 1m hoặc 1 vệt bánh xe. Nói có thể nghĩa là thực tế nó có như vậy.
Vậy hoàn toàn có đáp án ĐÚNG
>Cụ phải bế cả 2 xe cho nó cùng lăn tới vạch dừng ( nghĩa là nó cùng vào nơi giao nhau= Cấm vượt.
Nói lại nếu 2 xe không đồng thời vào nơi giao nhau thì xét cái gì vượt cái gì ở đây?
 

Lulyviet1198

Xe tải
Biển số
OF-193395
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
222
Động cơ
330,150 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông quê lụa
- Xe tải đã vượt vạch và đang rẽ trái, xe con ở đằng sau đi theo hướng đi thẳng chớ có ai vượt ai đâu, nên theo cháu nghĩ là đúng rồi
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Vẽ lại sơ đồ vượt xe theo Điểm a Khoản 4 Điều 14:

Đây là vượt phải đúng luật nhé.
Còn đây là tình huống cụ toan1477 đưa ra:
Trước và sau giao lộ đều có 2 làn đường ( Cụ toan nói có 7 làn, mình ăn bớt 5, chỉ cống hiến cho XH 2 làn thoai)

Trường hợp này không gọi là vượt mà đường ai nấy đi. Nhanh chậm không quan trọng.
 
Chỉnh sửa cuối:

akinh

Xe buýt
Biển số
OF-339814
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
573
Động cơ
280,871 Mã lực
Em đã post lên facebook otofun để hỏi rồi, nhưng xem ra face không thay thế được diễn đàn truyền thống này... Nên em đưa về đây để các cụ cho ý kiến ạ:

Câu số 399 như sau:


Ở câu hỏi trên có 02 yếu tố:
- xe con vượt bên phải.
- xe con vượt tại nơi giao nhau.

Em nghĩ là:
- yếu tố 1: xe con vượt bên phải > đúng: vì xe tải đang rẽ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái.
- yếu tố 2: xe con vượt tại nơi giao nhau > vi phạm Luật GTĐB (Điểm d - Khoản 5 - Điều 14, em trích cả điều 14 về vượt xe để các cụ xem ạ).
Như vậy trường hợp trên xe con không thỏa mãn tất cả điều kiện vượt. Nhưng đáp án là "đúng" (phương án 1).
Em không bảo đáp án sai, nhưng cũng không hiểu sao đáp án lại là "đúng". Nhờ các cụ phân tích giùm em ạ.


Luật GTĐB:
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.


Để làm rõ hơn tình huống, em bổ sung cả cái ảnh dưới đây cho các cụ lập luận tiếp ạ:

Sa bàn như hình này, câu hỏi vẫn thế. Mời các cụ cho ý kiến???
Câu hỏi này em lại nhớ đến 1 bài " ko lên dùng từ phân làn khi nói về biển 411 & mũi tên chỉ hướng đi "
Vậy có lên dùng từ vượt trong tình huống này
*em tính từ điểm kẻ ngang đường
- xe tải đã có tin hiệu & đi vào đường giao nhau ( vượt qua vạch )
- xe con đi thẳng khi đến đường giao nhau
Vậy trong trường hợp này có thể đầu bài đánh đố bởi từ " Vượt " => đáp án 1 là đúng
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
144
Động cơ
337,850 Mã lực
Theo đáp án chọn 1, theo Luật chọn 2. Trong hai cái phải có một sai, một đúng. Theo cụ thì đáp án của câu 399 sai so với Luật hay Luật sai so với đáp án.
Thế này chắc lại phải mổ sẻ định nghĩa thế nào là vượt, và các yếu tố cấu thành để được gọi là vượt bác nhỉ .
 

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
Vẽ lại sơ đồ vượt xe theo Điểm a Khoản 4 Điều 14:

Đây là vượt phải đúng luật nhé.
.
Xin phép lại tranh luận ak.
Hình này cụ vẽ là hai xe cùng nằm tại nơi giao nhau. = Nó là diễn biến có thể sảy ra thực tế của (Câu số 399)::Cấm vượt d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt; 5/ điều 14
Nhắc lại câu 399 là 2 xe ở tình huống, thời điểm khác hoàn toàn.
Cụ cho e cái định nghĩa, thế nào là nơi giao nhau... e tìm ko thấy///
 
Chỉnh sửa cuối:

binhfantasy

Xe buýt
Biển số
OF-353810
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
696
Động cơ
271,560 Mã lực
Điều 4 nó đặt trước điều 5. Nếu đủ điều kiện điều 4 thì vượt bình thường không phạm luật, sau đó mới tính đến điều 5, cứ theo thứ tự mà làm, câu hỏi đã đưa đáp án đúng rùi còn thắc mắc chi nữa
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Còn đây là tình huống cụ toan1477 đưa ra:
Trước và sau giao lộ đều có 2 làn đường ( Cụ toan nói có 7 làn, mình ăn bớt 5, chỉ cống hiến cho XH 2 làn thoai)

Trường hợp này không gọi là vượt mà đường ai nấy đi. Nhanh chậm không quan trọng.
Thế nhưng nhiều cụ vẫn cho rằng, vượt là phuơng tiện này đi nhanh và đi qua phuơng tiện khác trên cùng 1 hướng, 1 đường. Trong hình này của cụ, rõ ràng là xe xanh đi nhanh hơn và đi qua xe màu cam tại giao lộ (cùng hướng và cùng đường). Như vậy là vượt chứ còn gì nữa? Còn việc phía trước nó chia làn không quan trọng, vì đây là lỗi vượt tại nơi giao nhau (theo quan điểm của nhiều cụ)
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
144
Động cơ
337,850 Mã lực
1. Vượt chỉ có ở các phuơng tiện đi cùng đường, cùng hướng. Trong sa hình này xe con chỉ vượt khi xe tải có tín hiệu hoặc đang rẽ. Còn khi xe tải đã rẽ xong rồi thì không có vượt

2. Điều luật về vượt không có gì mâu thuẫn cả. Không được vượt thì không được cả trái và phải nên chỉ không cấm vượt thì mới bàn đến vượt trái hay phải cho đúng.

3. Vượt ỏ nơi giao nhau xe vượt sẽ bị khuất tầm nhìn. Đấy chính là lý do luật cấm vượt ở đây.
Phần mình bôi đỏ e rằng chưa đủ lắm, phải thêm cùng làn chắc chặt chẽ hơn bác nhỉ, vì nhiều làn thì nhanh hay chậm thằng nào chạy làn đấy cứ thế mà chạy sao gọi là vượt.
Điều 14 này chỉ là quy định điều kiện an toàn để được phép vượt thôi. Vấn đề là trường hợp này này có được coi là vượt hay không.
Nếu trong đáp án giải thích là xe tải xin tách làn sang bên trái xe con được phép tránh sang bên phải để đi nên không được coi là vượt. (Lúc đó sẽ hiểu theo mục này: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái ) thì các bác nghĩ sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Xin phép lại tranh luận ak.
Hình này cụ vẽ là hai xe cùng nằm tại nơi giao nhau. = Nó là diễn biến có thể sảy ra thực tế của (Câu số 399)::Cấm vượt d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt; 5/ điều 14
Nhắc lại câu 399 là 2 xe ở tình huống, thời điểm khác hoàn toàn.
Cụ cho e cái định nghĩa, thế nào là nơi giao nhau... e tìm ko thấy///
Luật giao thông đường bộ 2008
Điều 3. Giải thích từ ngữ:
11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
1. Vượt chỉ có ở các phuơng tiện đi cùng đường, cùng hướng.
3. Vượt ỏ nơi giao nhau xe vượt sẽ bị khuất tầm nhìn. Đấy chính là lý do luật cấm vượt ở đây.
1. Định nghĩa vượt của cụ là thời 2008 khi luật GTĐB ra đời, khi đó chưa có (hoặc ít có) những giao lộ rộng lớn với rất nhiều làn xe.
Còn bây giờ, ở những giao lộ lớn, ví dụ như ở hình em post dưới đây, xe làn 1 và làn 6 khi qua giao lộ (cùng đường, cùng hướng) mà xe ở làn 1 chạy nhanh hơn và đi qua xe ở làn 6 không thể coi là vượt tại nơi giao nhau, và cũng không thể coi là vượt.


3. Việc đi nhanh hơn và đi qua nhau ở khoảng cách xa như vậy không ảnh hưởng gì đến tầm nhìn của phuơng tiện. Do đó, quy định vượt và vượt tại nơi giao nhau cần phải có quy định rõ ràng.
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
Phần mình bôi đỏ e rằng chưa đủ lắm, phải thêm cùng làn chắc chặt chẽ hơn bác nhỉ, vì nhiều làn thì nhanh hay chậm thằng nào chạy làn đấy cứ thế mà chạy sao gọi là vượt.
Điều 14 này chỉ là quy định điều kiện an toàn để được phép vượt thôi. Vấn đề là trường hợp này này có được coi là vượt hay không.
Nếu trong đáp án giải thích là xe tải xin tách làn sang bên trái xe con được phép tránh sang bên phải để đi nên không được coi là vượt. (Lúc đó sẽ hiểu theo mục này: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái ) thì các bác nghĩ sao?
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Hai làn khác nhau ko thể coi là vượt. Ví dụ HN - BN làn 80km/h bên trái, làn 60km/h bên phải thì ko thể là vượt.
 

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Mời cụ xem lại nghị định 171. C, 5.5 để biết có dc phạt ko nhé.. Xxx nó tha lại phải cám ơn. Mà ko dám bắt nó xin lỗi
Nó ở quan niệm từ bị và được đấy ak
 
Chỉnh sửa cuối:

knup

Xe tải
Biển số
OF-321975
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
269
Động cơ
291,990 Mã lực
em thấy câu trả lời chuẩn rồi mà cụ
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1. Định nghĩa vượt của cụ là thời 2008 khi luật GTĐB ra đời, khi đó chưa có (hoặc ít có) những giao lộ rộng lớn với rất nhiều làn xe.
Còn bây giờ, ở những giao lộ lớn, ví dụ như ở hình em post dưới đây, xe làn 1 và làn 6 khi qua giao lộ (cùng đường, cùng hướng) mà xe ở làn 1 chạy nhanh hơn và đi qua xe ở làn 6 không thể coi là vượt tại nơi giao nhau, và cũng không thể coi là vượt.


3. Việc đi nhanh hơn và đi qua nhau ở khoảng cách xa như vậy không ảnh hưởng gì đến tầm nhìn của phuơng tiện. Do đó, quy định vượt và vượt tại nơi giao nhau cần phải có quy định rõ ràng.
Vượt thì thời nào cũng thế. Hai người đi cùng hướng thì mới có vượt còn mỗi ngưới đi một hướng khác nhau thì vượt cài gì.

Điều luật nào chẳng có mặt bất cập. Vi dụ việc cấm rượu bia rõ ràng sẽ bất cập đối vởi những ai uống được. Trước khi luật được bổ sung, sửa đổi thì hãy chấp hành đã.
 

khanhtg

Xe tải
Biển số
OF-354577
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
491
Động cơ
268,710 Mã lực
Tranh luận để tích lũy kinh nghiệm thôi các bác, một số người hiếu thắng, bảo thủ, cho rằng lý lẽ của mình là đúng ( Như em :D ) chán chẳng buồn nói, vậy thực tế sẽ trả lời thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top