Phân biệt "vượt xe" và "vượt lên"
Bên OS có bài viết này của cụ SGB khá hay, xin trích nguyên văn để mọi người cùng ngâm cứu:
========= sgb345 viết ==========================
Mình xin nói thêm về 2 hành vi rất dễ gây nhầm lẫn, đó là hành vi "
vượt xe" và hành vi "
vượt lên".
Hành vi "vượt xe" tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên luật chế tài khá khắt kh, còn hành vi "vượt lên" không nguy hiểm nên không bị luật chế tài.
Khi ta đã phân biệt được sự khác nhau giữa 2 hành vi "vượt xe" và "vượt lên" thì ta cũng sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa 2 hành vi "vượt xe về phía bên phải" (hành vi bị luật cấm) và "vượt lên về phía bên phải" (hành vi không bị luật cấm).
Vậy thế nào là "xe vượt xe" và thế nào là "xe vượt lên"?
1-
Vượt xe: khi 2 xe lưu thông trên cùng một làn đường hẹp, xe chạy nhanh phía sau chuyển làn, mượn làn xe chiều ngược lại để vượt qua xe chạy chậm phía trước, như nêu tại Điều 14 Luật gtđb.
Hành vi "vượt xe" chỉ xảy ra khi có đủ 3 yếu tố sau:
- Mặt đường chỉ có 2 làn ô tô, mỗi làn cho một hướng di chuyển, bề rộng từng làn đường chỉ đủ cho 1 xe chạy an toàn.
- Cả 2 xe đang lưu thông trên cùng một làn xe hẹp đó, xe sau đang chạy nhanh hơn xe trước.
- Có thời điểm mũi xe phía sau nằm thẳng ngay sau đuôi xe phía trước. Khi đó, nếu xe sau không thắng lại sẽ đâm vào đuôi xe phía trước. Nếu xe sau vẫn muốn chạy nhanh thì phải thực hiện thao tác "vượt xe".
"Vượt phải": Khi đã có hành vi "vượt xe" nhưng xe sau không mượn làn của chiều ngược lại để vượt mà lại mượn phần sát lề đường (nằm bên phải xe chạy chậm phía trước) để vượt lên thì gọi là "vượt xe về phía bên phải". Hành vi này có nguy cơ gây tai nạn nên bị luật cấm (như trường hợp bác Chutu nêu dưới đây).
2-
Vượt lên (qua mặt): khi 2 xe lưu thông trên 2 làn khác nhau, xe chạy nhanh phía sau vượt qua xe chạy chậm phía trước.
-
Mặt đường có hơn 1 làn ô tô cho một hướng di chuyển.
- Cả 2 xe đang lưu thông trên các làn khác nhau, xe phía sau đang chạy nhanh hơn xe phía trước.
- Không xảy ra thời điểm mũi xe chạy nhanh phía sau nằm thẳng ngay sau đuôi xe phía trước. Do vậy, nếu xe sau không thắng lại cũng không thể đâm vào đuôi xe phía trước, và cũng không cần thực hiện thao tác "vượt xe", chỉ cần giữ nguyên ga là đang thực hiện thao tác "vượt lên".
Trường hợp này hoàn toàn không xảy ra hành vi "vượt xe", lại càng không có hành vi "vượt xe về bên phải" (dù xe phía sau "vượt lên" từ làn bên phải so với xe kia). Trường hợp này gọi là "làn ai nấy đi", không có nguy cơ xảy ra tai nạn nên không bị luật cấm và không bị csgt phạt.
============================
Xem thêm tại:
http://www.otosaigon.com/forum/FindPost/6880778