Hai làn khác nhau ko thể coi là vượt. Ví dụ HN - BN làn 80km/h bên trái, làn 60km/h bên phải thì ko thể là vượt.
Mời cụ xem lại nghị định 171. C, 5.5 để biết có dc phạt ko nhé.. Xxx nó tha lại phải cám ơn. Mà ko dám bắt nó xin lỗi
Nó ở quan niệm từ bị và được đấy ak
Có phải ý 2 cụ là đây:
Nghị định số 171/2013/NĐ - CP của Chính phủ:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Khoản 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điểm C: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
Về ý kiến của em:
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Em xin giải thích như sau:
1 - Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội "quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính":
Điều 2 - Giải thích từ ngữ
Khoản 1: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, để xử phạt vi phạm hành chính cần phải có đủ tất cả các yếu tố sau: "hành vi có lỗi" & "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "không phải là tội phạm" & "theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính". Trong cuộc sống sẽ có các trường hợp liên quan như sau:
- "hành vi có lỗi" nhưng "không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước": đi làm muộn, về sớm, nói dối, nghỉ việc không lý do... > Không vi phạm hành chính.
- "hành vi có lỗi" có "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "là tội phạm": tàng trữ, sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy; giết người... là những hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, bị tòa án kết tội "có tội" bằng bản án có hiệu lực pháp luật... > Không vi phạm hành chính.
- "hành vi có lỗi" có "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "không phải là tội phạm" nhưng "theo quy định của pháp luật
không bị xử phạt vi phạm hành chính": điển hình nhất là chạy quá tốc độ < 5km/h > Không vi phạm hành chính, không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vậy vấn đề đặt ra là ai, cơ quan tổ chức nào có quyền quy định hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính?
- Điều 4 - Luật xử lý hành chính:
"Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính."
Như vậy, Chính phủ là cơ quan được Quốc hội (cơ quan đại diện cho nhân dân) giao cho nhiệm vụ quy định thế nào là vi phạm hành chính. Và Chính phủ quy định bằng các Nghị định.
Trở lại Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định "hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước" về giao thông đường bộ.
Điều 5 - Nghị định 171 quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên...ô tô.
Khoản 5: Quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt từ 2 triệu - 3 triệu
Điểm C: quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp vượt xe (bị phạt 2 - 3 triệu) như sau:
"Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;".
Như vậy, hành vi vượt ở 2 làn khác nhau như sau:
- chắc chắn vẫn là xe phía sau vượt lên phía trước xe phía trước (Em hi vọng không phải giải thích thế nào là vượt với các cụ, bởi nếu phải giải thích, em cũng chả biết giải thích thế nào là vượt cả. Giả sử em giải thích: vượt là chuyển động thay đổi vị trí từ phía sau của "cái vượt" theo chiều chuyển động, chuyển động qua vị trí của "cái bị vượt"...thì lại phải giải thích tiếp thế nào là vị trí, thế nào là chuyển động, thế nào là chiều chuyển động... Tóm lại, có những cái nó gọi là "tiên đề" được mặc nhiên thừa nhận đúng, không cần chứng minh, giải thích, định nghĩa; người ta dùng nó để định nghĩa những cái khác).
- "hành vi xe ở làn phía bên phải chạy nhanh hơn vượt qua xe đang chạy trên làn phía bên trái" mà không vi phạm các điều kiện cấm vượt thì không được quy định là hành vi vi phạm hành chính tại Điểm C Khoản 5 Điều 5 Nghị định 171 của Chính phủ > Nó không phải là vi phạm hành chính, và đương nhiên không bị phạt.
Trên đây là giải thích của em cho ý kiến:
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Mong các cụ góp ý.