[Thảo luận] Hỏi các cụ: về câu số 399 trong bộ 450 câu hỏi sát hạch GPLX???

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
Hai làn khác nhau ko thể coi là vượt. Ví dụ HN - BN làn 80km/h bên trái, làn 60km/h bên phải thì ko thể là vượt.
yes
Khái niệm vượt chỉ dành cho đường 1 làn và phải mượn dg khi vượt. Nó ra đời từ 2008 luật gtdb. Sau này nd 171/2013 quy định sử phạt đã loại trường hop này ra: ""trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái. Hiểu là ko dc gọi là vượt.
 
Chỉnh sửa cuối:

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,325
Động cơ
456,157 Mã lực
Vượt thì thời nào cũng thế. Hai người đi cùng hướng thì mới có vượt còn mỗi ngưới đi một hướng khác nhau thì vượt cài gì.

Điều luật nào chẳng có mặt bất cập. Vi dụ việc cấm rượu bia rõ ràng sẽ bất cập đối vởi những ai uống được. Trước khi luật được bổ sung, sửa đổi thì hãy chấp hành đã.
Em thấy cả 7 làn đường đều đi về cùng 1 hướng ấy chứ, và cùng 1 đường luôn, đúng ý cụ về khái niệm vượt còn gì.
Ở đây (hình em post có 7 làn xe), rõ ràng là không thể chấp hành quy định về cấm vượt trong giao lộ được, vì đơn giản là không có ai vượt ai cả. Và khái niệm vượt của cụ (đi nhanh hơn và đi qua trên cùng đường cùng hướng) là không đúng.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Phần mình bôi đỏ e rằng chưa đủ lắm, phải thêm cùng làn chắc chặt chẽ hơn bác nhỉ, vì nhiều làn thì nhanh hay chậm thằng nào chạy làn đấy cứ thế mà chạy sao gọi là vượt.
Điều 14 này chỉ là quy định điều kiện an toàn để được phép vượt thôi. Vấn đề là trường hợp này này có được coi là vượt hay không.
Nếu trong đáp án giải thích là xe tải xin tách làn sang bên trái xe con được phép tránh sang bên phải để đi nên không được coi là vượt. (Lúc đó sẽ hiểu theo mục này: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái ) thì các bác nghĩ sao?
Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái tức là nó vẫn chưa rẽ trái xong nên khái niệm vượt vẫn có.

Một số cụ vin vào ND 171 thì hãy chú ý điều kiện "tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn" không có điều kiện này thì nó vẫn là vượt.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vẽ lại sơ đồ vượt xe theo Điểm a Khoản 4 Điều 14:

Đây là vượt phải đúng luật nhé.
Còn đây là tình huống cụ toan1477 đưa ra:
Trước và sau giao lộ đều có 2 làn đường ( Cụ toan nói có 7 làn, mình ăn bớt 5, chỉ cống hiến cho XH 2 làn thoai)

Trường hợp này không gọi là vượt mà đường ai nấy đi. Nhanh chậm không quan trọng.
Ai cũng biết là vượt phải đúng quy định nhưng vi phạm "Vượt trong các trường hợp cấm vượt". Tại nơi giao nhau không có "vạch kẻ phân làn đường" thì không thể đường ai lấy đi được.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ai cũng biết là vượt phải đúng quy định nhưng vi phạm "Vượt trong các trường hợp cấm vượt". Tại nơi giao nhau không có "vạch kẻ phân làn đường" thì không thể đường ai lấy đi được.
Thế theo cụ thì đi như nào?

Thêm tấm ảnh cho dễ:
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thế theo cụ thì đi như nào?

Thêm tấm ảnh cho dễ:
Thì đi kiểu không vượt ở nơi giao nhau chứ còn đi thế nào. Khi bắt đầu vào nơi giao nhau thì giữ nguyên khoảng cách với các xe bên cạnh.
Có cụ sẽ nói nếu xe bên cạnh đi chậm lại thì thế nào? để đúng luật thì phải đi chậm lại và cũng nên nghĩ xem mình có biết tại sao nó đi chậm lại, rất có thế là nó tránh một xe nào đó mà mình không quan sát được.
Tất nhiên, đối với nơi giao nhau có đèn giao thông thì quy định này có vẻ thừa. Nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp có thằng đi láo (vượt đèn đỏ chẳng hạn). Thực tế những thằng đi láo thường bị những người vượt ở nơi giao nhau bắt trả giá.
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
144
Động cơ
337,850 Mã lực
Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái tức là nó vẫn chưa rẽ trái xong nên khái niệm vượt vẫn có.

Một số cụ vin vào ND 171 thì hãy chú ý điều kiện "tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn" không có điều kiện này thì nó vẫn là vượt.
!

Có tín hiệu rẽ trái là được phép vượt phải rồi. Chứ đợi nó rẽ trái xong thì nói chuyện gì nữa
Mà tại sao chúng ta không thắc mắc trực tiếp vấn đề này với cơ quan chủ quản nhỉ? Họ chọn đáp án 1 là đúng thì hiển nhiên họ phải có lập luận của họ chứ
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thì đi kiểu không vượt ở nơi giao nhau chứ còn đi thế nào. Khi bắt đầu vào nơi giao nhau thì giữ nguyên khoảng cách với các xe bên cạnh.
Có cụ sẽ nói nếu xe bên cạnh đi chậm lại thì thế nào? để đúng luật thì phải đi chậm lại và cũng nên nghĩ xem mình có biết tại sao nó đi chậm lại, rất có thế là nó tránh một xe nào đó mà mình không quan sát được.
Tất nhiên, đối với nơi giao nhau có đèn giao thông thì quy định này có vẻ thừa. Nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp có thằng đi láo (vượt đèn đỏ chẳng hạn). Thực tế những thằng đi láo thường bị những người vượt ở nơi giao nhau bắt trả giá.
Không thực tế bác ạ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
!

Có tín hiệu rẽ trái là được phép vượt phải rồi. Chứ đợi nó rẽ trái xong thì nói chuyện gì nữa
Mà tại sao chúng ta không thắc mắc trực tiếp vấn đề này với cơ quan chủ quản nhỉ? Họ chọn đáp án 1 là đúng thì hiển nhiên họ phải có lập luận của họ chứ
Được vượt phải nhưng không được vượt.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thế thì theo cụ cứ vượt ở nơi giao nhau là thực tế à. Không biết cụ có xem clip ở QL5 một 2b vượt đèn đỏ qua đầu xe công và bị một xe khác vượt bên trái xe công táng không.
Khoan hãy nói chuyện vượt hay không vượt mà trong cái hàng xe có từ ít nhất 2 xe đến 7 xe kia thì mỗi xe đều có trọng tải khác nhau, động cơ mạnh yếu khác nhau, kỹ năng lái của tài xế cao thấp khác nhau nên chuyện dàn hàng ngang mà tiến là không thể được. Do đó mỗi xe tiến theo tốc độ của mình, phần đường ( không gọi làn vì chỗ đường giao nhau không kẻ vạch làn đường) trước mặt xe đó.
Luật GTDB 2008 có lẽ chưa đề cập tới vấn đề này nhưng nhà cháu đi qua giao lộ có XXX đứng trực cũng chưa thấy ai bắt xe trong tình huống nhiều làn đường mà xe bên phải đi nhanh hơn xe bên trái trong giao lộ.
Chuyện xe máy vượt đèn đỏ thì nó ráng chịu thôi.
 

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
Khoan hãy nói chuyện vượt hay không vượt mà trong cái hàng xe có từ ít nhất 2 xe đến 7 xe kia thì mỗi xe đều có trọng tải khác nhau, động cơ mạnh yếu khác nhau, kỹ năng lái của tài xế cao thấp khác nhau nên chuyện dàn hàng ngang mà tiến là không thể được. Do đó mỗi xe tiến theo tốc độ của mình, phần đường ( không gọi làn vì chỗ đường giao nhau không kẻ vạch làn đường) trước mặt xe đó.
Luật GTDB 2008 có lẽ chưa đề cập tới vấn đề này nhưng nhà cháu đi qua giao lộ có XXX đứng trực cũng chưa thấy ai bắt xe trong tình huống nhiều làn đường mà xe bên phải đi nhanh hơn xe bên trái trong giao lộ.
Chuyện xe máy vượt đèn đỏ thì nó ráng chịu thôi.
Ở nơi giao nhau ( sau phạm vi vạch dừng) thì 10-15 làn đường của các chiều đi cũng nhập hết thành 1 ( gọi chung là nơi giao nhau) Trừ trường hợp có biển hiệu lệnh bắt buộc xe đi từ 1 hướng nhất định phải qua giao lộ mà đi theo hướng nào thì nó có/có thể có vạch kẻ đường chỉ dẫn thêm. Túm lại thì tại nơi giao nhau sẽ cấm vượt vì rất nhiều nguy cơ. Nhưng phải loại trừ 1 vài xe nào đó đi vào nơi giao nhau hết xăng, hoặc quá chậm (lỗi ở các xe này)... các xe đi qua nó từ phải/trái không được coi là vượt vì là tình huống khác rồi... Ở đây quy định đi đúng phần đường của mình. Hiện tại thì không như vậy lắm vì 2 chiều nó đan vào nhau, không có chỗ chờ nếu đi đúng phần đường của mình và xảy ra rẽ sớm chiếm phần đường của xe đối diện...
 
Chỉnh sửa cuối:

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
Hai làn khác nhau ko thể coi là vượt. Ví dụ HN - BN làn 80km/h bên trái, làn 60km/h bên phải thì ko thể là vượt.
Mời cụ xem lại nghị định 171. C, 5.5 để biết có dc phạt ko nhé.. Xxx nó tha lại phải cám ơn. Mà ko dám bắt nó xin lỗi
Nó ở quan niệm từ bị và được đấy ak
Có phải ý 2 cụ là đây:

Nghị định số 171/2013/NĐ - CP của Chính phủ:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Khoản 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điểm C: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;


Về ý kiến của em:
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Em xin giải thích như sau:
1 - Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội "quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính":
Điều 2 - Giải thích từ ngữ
Khoản 1: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.


Như vậy, để xử phạt vi phạm hành chính cần phải có đủ tất cả các yếu tố sau: "hành vi có lỗi" & "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "không phải là tội phạm" & "theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính". Trong cuộc sống sẽ có các trường hợp liên quan như sau:
- "hành vi có lỗi" nhưng "không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước": đi làm muộn, về sớm, nói dối, nghỉ việc không lý do... > Không vi phạm hành chính.
- "hành vi có lỗi" có "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "là tội phạm": tàng trữ, sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy; giết người... là những hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, bị tòa án kết tội "có tội" bằng bản án có hiệu lực pháp luật... > Không vi phạm hành chính.
- "hành vi có lỗi" có "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước" & "không phải là tội phạm" nhưng "theo quy định của pháp luật không bị xử phạt vi phạm hành chính": điển hình nhất là chạy quá tốc độ < 5km/h > Không vi phạm hành chính, không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vậy vấn đề đặt ra là ai, cơ quan tổ chức nào có quyền quy định hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính?
- Điều 4 - Luật xử lý hành chính:
"Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính."


Như vậy, Chính phủ là cơ quan được Quốc hội (cơ quan đại diện cho nhân dân) giao cho nhiệm vụ quy định thế nào là vi phạm hành chính. Và Chính phủ quy định bằng các Nghị định.

Trở lại Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định "hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước" về giao thông đường bộ.

Điều 5 - Nghị định 171 quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên...ô tô.
Khoản 5: Quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt từ 2 triệu - 3 triệu
Điểm C: quy định thế nào là hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp vượt xe (bị phạt 2 - 3 triệu) như sau:
"Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;".

Như vậy, hành vi vượt ở 2 làn khác nhau như sau:
- chắc chắn vẫn là xe phía sau vượt lên phía trước xe phía trước (Em hi vọng không phải giải thích thế nào là vượt với các cụ, bởi nếu phải giải thích, em cũng chả biết giải thích thế nào là vượt cả. Giả sử em giải thích: vượt là chuyển động thay đổi vị trí từ phía sau của "cái vượt" theo chiều chuyển động, chuyển động qua vị trí của "cái bị vượt"...thì lại phải giải thích tiếp thế nào là vị trí, thế nào là chuyển động, thế nào là chiều chuyển động... Tóm lại, có những cái nó gọi là "tiên đề" được mặc nhiên thừa nhận đúng, không cần chứng minh, giải thích, định nghĩa; người ta dùng nó để định nghĩa những cái khác).
- "hành vi xe ở làn phía bên phải chạy nhanh hơn vượt qua xe đang chạy trên làn phía bên trái" mà không vi phạm các điều kiện cấm vượt thì không được quy định là hành vi vi phạm hành chính tại Điểm C Khoản 5 Điều 5 Nghị định 171 của Chính phủ > Nó không phải là vi phạm hành chính, và đương nhiên không bị phạt.

Trên đây là giải thích của em cho ý kiến:
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Mong các cụ góp ý.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ở nơi giao nhau ( sau phạm vi vạch dừng) thì 10-15 làn đường của các chiều đi cũng nhập hết thành 1 ( gọi chung là nơi giao nhau) Trừ trường hợp có biển hiệu lệnh bắt buộc xe đi từ 1 hướng nhất định phải qua giao lộ mà đi theo hướng nào thì nó có/có thể có vạch kẻ đường chỉ dẫn thêm. Túm lại thì tại nơi giao nhau sẽ cấm vượt vì rất nhiều nguy cơ. Nhưng phải loại trừ 1 vài xe nào đó đi vào nơi giao nhau hết xăng, hoặc quá chậm (lỗi ở các xe này)... các xe đi qua nó từ phải/trái không được coi là vượt vì là tình huống khác rồi... Ở đây quy định đi đúng phần đường của mình. Hiện tại thì không như vậy lắm vì 2 chiều nó đan vào nhau, không có chỗ chờ nếu đi đúng phần đường của mình và xảy ra rẽ sớm chiếm phần đường của xe đối diện...
Khai niệm nhập chung của cụ không thỏa đáng vì nếu đã nhập chung vào một thì xin mời quý vị nối đuôi nhau mà đi.
Thực tế khu vực đừng giao nhau là nơi các con đường đi qua nhau và như vậy người ta có thể không kẻ vạch phân làn, cũng có thể kẻ vạch phân làn nếu thích hợp.
Trong trường hợp kẻ vạch phân làn thì nó sẽ có hình bàn cờ ca rô:)).
Do vậy đường giao nhau nhiều làn đường thì các xe nếu đi thẳng sẽ tiến trong phần đường của mình mà ko coi là vượt.
Tuy nhiên, các giao lộ chỉ có 2 làn ngược xuôi thì vẫn có tình huống vượt trong giao lộ.
 

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
986
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
VưỢt thì ở lĩnh vực nào cũng có. Chỉ cần một sự vật / hiện tượng bỗng dưng vượt qua 1 sv /ht Làm mốc. VD Nhật Bản vợt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ . Còn vượt ở đây ta đang xem xét nó là trường họp loại trừ. Và trong tham gia giao thông thì anh được quyền, = ai làm phiền đến quyền của anh người ta phải xin lỗi vì làm phiền. Còn quan niệm nó là một trường hợp châm trước thì khi (anh không "Bị" phạt) thì anh phải cảm ơn xxx. Xxx thì rất thích, còn cụ?? Chỉ là quan niệm ứng xử hành vi...
...
Khai niệm nhập chung của cụ không thỏa đáng vì nếu đã nhập chung vào một thì xin mời quý vị nối đuôi nhau mà đi.
Trong trường hợp kẻ vạch phân làn thì nó sẽ có hình bàn cờ ca rô:)).
Nó là nơi giao nhau (phần đường bộ) ko phải 1 làn mà phải nối đuôi nhau..
Cụ ra một số nơi giao nhau có kẻ vạch đứt.. Như Gầm cầu Huỳnh thuc Kháng - Láng Hạ.ko rõ Qc41 có ko?
Khổ chủ zoom lên, có vạch đứt đây

....
2 làn khác nhau vẫn là vượt cụ nhé. Có điều vượt phải ở 2 làn khác nhau thì không quy định là vi phạm hành chính và không bị phạt thôi.
Chính vì quan niệm này mà rất nhiều người bị xxx phạt vì đi làn trong nhanh hơn trong khi đảm bảo tốc độ.
Còn để định nghĩa rõ ràng ở 2 làn khác nhau mà xe làn trong đi nhanh hơn làn ngoài thì "không dc coi là vượt" xxx họ sẽ phải tìm nhiều cụ để xin lỗi ròi
 
Chỉnh sửa cuối:

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
....
Chính vì quan niệm này mà rất nhiều người bị xxx phạt vì đi làn trong nhanh hơn trong khi đảm bảo tốc độ.
Còn để định nghĩa rõ ràng ở 2 làn khác nhau mà xe làn trong đi nhanh hơn làn ngoài thì "không dc coi là vượt" xxx họ sẽ phải tìm nhiều cụ để xin lỗi ròi
Cụ nên phân biệt vượt không phải là vi phạm hành chính và vượt là vi phạm hành chính. Là vi phạm hành chính thì mới bị xử lý, còn không vi phạm hành chính thì không bị xử lý.
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
144
Động cơ
337,850 Mã lực
Được vượt phải nhưng không được vượt.
Được vượt nhưng không được vượt, mâu thuẫn quá nhỉ.
Đã không được vượt thì làm gì còn vượt trái với vượt phải nữa hihi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top