Không cụ, cái vụ tiếp xúc với ko khí là khác. Vang đỏ ko dùng ly miệng rộng bao giờ luôn. Chúng nó dùng những loại cốc khác nhau để control độ đậm của mùi rượu. Tỉ lệ của đường kính phần bầu rộng/đường kính miệng cốc càng lớn thì độ tập trung của mùi (aroma intensity) càng cao
Ko hiểu có yếu tố vật lý nào ở đây ko, gớm cứ gọi là vãi cả cầu kì:
Bên phải là vang đỏ, giữa là vang trắng, bên trái là loại ống sáo thuôn dài, miệng ko khum lắm cho vang sủi tăm (hoặc champagne).
Thậm chí vang đỏ, còn chia ra vang mới hay vang cũ:
Vụ tiếp xúc với không khí là vụ mở vang ra trước 1 lúc khi dùng, để các hợp chất trong rượu có phản ứng oxy hóa ở mặt thoáng, tạo nên độ chát tự nhiên (vị tanin).
Thường khi serve, đội phục vụ đứng sẵn ở bàn và mở chai trước giờ khai mạc khoảng nửa tiếng đến 20p, rót sẵn ra loạt cốc. Thường là 1 bài phát biểu ngắn, rồi vỗ tay lộp bộp rồi các thứ rồi nâng ly lên mời, lúc đấy là rượu rót ra được 1 lúc rồi.
Điệu nữa thì nó dùng cái decanter như này, tăng mặt thoáng của phần rượu được tiếp xúc với ko khí lên, đơn giản thì trông như này, mà cầu kì thì uốn éo cổ thiên nga
------
E thì chắc mũi lưỡi ko xịn được như chúng nó
Nhiều khi e thấy có những club rồi diễn đàn, rồi nọ kia cãi nhau hơi vô bổ. Kiểu như "có đúng là xúc xích thì nhất thiết phải đi với vang đỏ", theo tao thì ko phải vì đợt nhấp môi đầu tiên rất ngon, nhưng ngay sau khi ăn miếng thịt, thì những chất diêm tiêu trong thịt sống, thịt hun khói sẽ tác động đến vị vang ở những lần nhấp thứ 2, vị nó gắt hơn nhiều".... blah blah
Nguyễn Tuân sống dậy chắc cũng chỉ đến vậy.
Em thì em theo chủ nghĩa blind test, nếu giác quan của ông ko đủ tinh tế để phân giải các signal đầu vào khác nhau, thì ko việc gì phải đú (trừ phi là lấy loại đắt hơn vì yếu tố an toàn). Chả dụ tai em bị trâu, em test mù, ko chỉ ra được đúng đâu là mp3 128kbps, đâu là mp3 320 kbps, thì e sẵn sàng down 128 cho nhẹ máy, lấy lossless làm điếu.
Nhiều người rất buồn cười, ko biết rằng, đến trung niên các sợi cảm âm trong ốc tai ngày càng kém, và có (nhiều) khả năng là họ ko thể nghe những tần số cao được nữa (trên 16 kHz là ko nghe thấy gì luôn, càng già ngưỡng ngày sẽ càng thấp xuống, càng khó nghe âm ở tần số cao), thế thì lấy lossless làm gì (tương tự với các gai vị giác trên lưỡi, vv...) thế nhưng vẫn gật gù "lossless
nghe nó vẫn khác, ghi lại đầy đủ phổ âm", nhất quyết ko lấy 320 kbps. Cái đấy gọi là yếu tố placebo (giả dược). Cứ chừng nào bịt mắt test mù nghe 10 lần phân biệt đúng cả 9 hoặc 10 lần thì lúc đấy gọi là tai đủ năng lực phân giải trong việc thẩm âm.
Còn lại thì trăm sự là tín hiệu điện não hết (tự nhiên lại nghĩ đến The Matrix
)