Ở VN truyền thông nhiều khi đưa tin kiểu câu view.
Đành rằng không cần học quá sâu về toán lý thuyết, nhưng ít ra phải đủ kiến thức toán học ở 1 mức độ nào đó mới có thể học được các ngành Kỹ thuật ứng dụng ở các trường ĐH Kỹ Thuật.
Truyền thông VN nhiều khi đưa tin anh nông dân A, ông nông dân B chỉ học hết lớp 3 nhưng đã chế tạo được máy nọ, tàu ngầm, máy bay kia....rồi nâng tầm này nọ ....blap blap...vân vân...Tôi đọc mà phì cười phụt cả nước miếng...
![laughing :)) :))](/styles/yahoo/21.gif)
Mịa, để thiết kế và chế tạo 1 cỗ máy đảm bảo cỗ máy đó hoạt động an toàn, có thể thay đổi thông số đầu vào để cho ra các biến thể đầu ra ( các đời máy với công suất khác nhau, mức độ an toàn khác nhau, mục đích sử dụng ở những tầm khác nhau...) phải đòi hỏi có cả 1 Đội Kỹ sư thiết kế, 1 Đội Kỹ sư chế thử, họ là những Kỹ sư được đào tạo bài bản trong các trường ĐH và/hoặc các trường nghề, các TT Nghiên Cứu, họ được trang bị đủ kiến thức từ Sức bền kết cấu, Nguyên lý Máy, Vẽ Kỹ Thuật, Tự động hóa ...và để học được các kiến thức đó, dĩ nhiên phải có 1 nền tảng kiến thức về Toán học ở 1 mức độ đủ, học lớp 3 thì không bao giờ đủ kiến thức Toán để lĩnh hội các kiến thức đó.
Do đó, 1 anh nông dân học lớp 3 chỉ chế tạo 1 cỗ máy theo kiểu Copy từ 1 mẫu nào đó, cũng có thay đổi chút ít dựa trên kinh nghiệm sử dụng của anh ta, không hề có tý tính toán hay kiểm nghiệm nào về độ bền, an toàn cả...và bảo anh ta chế tạo các biến thể khác nhau thì anh ta sẽ chả có cơ sở nào mà thay đổi vì có bản vẽ thiết kế đâu ....
![laughing :)) :))](/styles/yahoo/21.gif)