Vừa xảy ra vụ tai nạn đuối nước, khiến 1 phụ huynh và 1 học sinh lớp 6 tử vong tại vườn quốc gia sinh quyển ngập mặn Giao Thủy, Nam Định. Điều đáng chú ý, cũng tại địa điểm này từng xảy ra vụ chết đuối 3 nạn nhân trẻ em vào năm 2021.
Tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế là tốt, nhưng tổ chức ở đâu, như nào, để an toàn cho các cháu phụ thuộc nhiều vào chất xám nằm trong khe nếp nhăn của phụ huynh, nếu có!.
Vụ này, tuy tổ chức tự phát, nhưng có lẽ cũng thông qua mua tour của dân bản địa. Người bản địa nắm rất chắc địa bàn, họ biết các nguy cơ tiềm ẩn và chắc chắn cũng biết các vụ tai nạn từng xảy ra. Nhưng như chúng ta đã biết, lòng tham và sự ngu dốt vốn là thuộc tính thâm căn cố đế của bọn dân khu đen rồi.
Bài học rút ra, không bao giờ gửi gắm niềm tin, sự an toàn vào bọn ất ơ phát vãng. Đặt tính mạng của con em mình, đặt cả tương lai của chính mình vào tay bọn đấy, thì quả thật thậm ngu chí ngu.
Nó khiến mình nhớ lại vụ đi phà Cát Bà cách đây hơn chục năm. Do phà nhỡ chuyến gây ùn ứ 2 bờ. Khi phà cập bến, hầu như tất cả hành khách trên bờ đều tràn lên(dù xe của họ còn ở trên bờ phải đi chuyến sau) khiến nước tràn lên boong mấp mé bánh xe ô tô để trên phà. Hành khách thì xếp chật như nêm trên tất cả các boong, vốn đã bị chứng sợ đám đông, thêm quả phà quá tải lặc lè lướt qua trêu ngươi Hà bá. Sau khi văng 1 tràng tiếng Đan Mạch, mình ngay lập tức khoác cái áo phao thổi hơi cho cậu cả nhà mình. Cả cái phà cỡ trên dưới 500 người không ai mặc áo phao hết. Hành động cẩn trọng của mình khiến mấy anh trong đoàn chế nhạo, nhưng mình kệ mẹ, con mình chứ con của chúng nó đâu, ơ kìa?
Phà ra giữa vịnh vẫn lặc lè khó nhọc nhích tý một, nỗi lo ko giảm đi mấy. Mình quan sát thấy phao cứu sinh bị buộc rất chặt ở thành tàu bởi dây thừng nilon to cỡ ngón tay cái. Khi có biến, thì dùng răng mà cắn đứt được mớ dây này chắc 3 ngày sau nổi lên bơi ngửa cười nhe răng chó luộc. Bố đoé!
Vậy là mình lén lút ra xe của đoàn để tìm lấy con dao trổ để trong balo. Nhưng xe trên phà bắt buộc phải khoá cửa, vậy là phải len lỏi trong đám con tin oánh bạc sinh mạng trên phà để tìm bằng được bác tài xế thích ẩn dật.
Thủ được con dao trong người, tự tin và an tâm hơn hẳn, mình lạ chó gì khi sự cố, chính bọn nhếch mép cười nhạo kia sẽ dẫm đạp, tranh cướp áo phao của con mình. Xin lỗi nhé, nói ra nghe có vẻ nhẫn tâm, nhưng con dao trổ mình thủ trong túi sẽ dùng cắt phao cứu mình và cứu mọi người, nhưng nếu đứa nào dẫm đạp cướp áo phao của con mình thì mình cứ mạnh dạn tác động vật lý lưỡi dao sắc lẹm vào mặt đứa đó. Không chỉ hạnh phúc giống như cái chăn hẹp, mà bảo toàn sinh mạng của bản thân và gia đình nó còn hẹp hơn nhiều.
Mình có một tuổi thơ cực kỳ hiếu động, với những trò chơi nghịch dại nguy hiểm vô cùng. Mình cũng từng tham gia khá nhiều loại hình du lịch mạo hiểm. Nhưng chơi để biết, biết để có kỹ năng, có kỹ năng thì sẽ dùng khi hữu sự. Mình cũng muốn truyền tải những kỹ năng và kinh nghiệm ấy cho con cái. Nhưng muốn có kinh nghiệm thì chúng phải trải nghiệm, không thể khác.
Thế nên, dù rất lo lắng mỗi khi con cái tham gia các buổi dã ngoại, du lịch sinh thái do trường tổ chức, mình vẫn ủng hộ và khuyến khích con tham gia. Tất nhiên, kèm theo đó, đây là dịp mình truyền tải 1 số kiến thức an toàn về lý thuyết cho chúng, không quên tra cứu các thông tin liên quan về nơi chúng đến, nhất là các thông tin về an toàn, một cách bí mật.
Quan tâm và lo lắng thái quá khiến không gian quanh con cái trở nên ngột ngạt, nhưng phó mặc chúng, không quan tâm hoặc thậm chí gửi gắm sinh mạng của con em mình cho người dưng nước lã, thì đó chỉ là niềm tin mang tính tâm link. Rất đáng trách!
Ngay trong vụ đuối nước kể trên, khi nước triều ào dâng lên, hầu hết phụ huynh nhảy xuống kéo con mình lên. Anh trưởng đoàn nhảy xuống vớt được 2 cháu, đến cháu thứ 3 thì kiệt sức nên cả 2 bị chết đuối. Cháu bé tử nạn không có người thân đi cùng.
Cả 2 chết đuối trong tiếng la hét của thằng chủ tàu, một thằng dân bản địa biết rõ cao trình thủy triều lên xuống hàng ngày.
Tất cả áo phao bị cởi ra vứt trên tàu.