[Funland] Học phí đại học tăng mạnh

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,604 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày xưa các trường kỹ thuật rất nhiều thầy giáo giỏi và có tâm hầy hết đều du học từ Liên Xô và Đông Âu. Du học theo kiểu giỏi thực sự trong nước sau đó mới đi du học. Giờ du học thì có nhiều kiểu lắm! Nên chất lượng thầy cô giáo đi du học Tây về có vẻ yếu hơn đội ngũ xưa kia du học Liên Xô và Đông Âu (đặc biệt là khối khoa học - kỹ thuật).
Thế hệ ấy họ tự lực cánh sinh, phải thi thố đủ kiểu mới được nhà nước cho đi, ngoài Liên Xô, Đông Âu thì rất nhiều thầy cô đi Đức. Giới nhà giàu thì du học tự túc và cũng ít người về nước giảng dạy, giới giỏi thật sự thì xin học bổng, học xong ở lại bên kia làm việc, còn lấy học bổng xong về làm giáo viên thì đa phần là con cháu của các thầy cô trong trường thì làm sao chất lượng khá được cụ nhỉ vì cái học bổng ấy phần lớn là suất của trường đó cấp.
Cái gì đạt được dễ thì người ta sẽ không coi trọng.
Cũng như học phí thấp quá, sinh viên sẽ không chuyên tâm học hành. Em ví dụ 1 buổi học thêm của con em mà 500k thì phải nghỉ gấu em cũng xót ruột lắm nhưng nếu 50k mà có việc phải nghỉ chắc cũng tặc lưỡi chả quan tâm.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,678
Động cơ
576,782 Mã lực
Thế hệ ấy họ tự lực cánh sinh, phải thi thố đủ kiểu mới được nhà nước cho đi, ngoài Liên Xô, Đông Âu thì rất nhiều thầy cô đi Đức. Giới nhà giàu thì du học tự túc và cũng ít người về nước giảng dạy, giới giỏi thật sự thì xin học bổng, học xong ở lại bên kia làm việc, còn lấy học bổng xong về làm giáo viên thì đa phần là con cháu của các thầy cô trong trường thì làm sao chất lượng khá được cụ nhỉ vì cái học bổng ấy phần lớn là suất của trường đó cấp.
Cái gì đạt được dễ thì người ta sẽ không coi trọng.
Cũng như học phí thấp quá, sinh viên sẽ không chuyên tâm học hành. Em ví dụ 1 buổi học thêm của con em mà 500k thì phải nghỉ gấu em cũng xót ruột lắm nhưng nếu 50k mà có việc phải nghỉ chắc cũng tặc lưỡi chả quan tâm.
Vậy đặt câu hỏi ngược lại:
Ngày xưa học phí thấp thậm chí được bao cấp tại sao lứa đó thế hệ đó học vẫn ngon, chất vẫn cực ổn?
Chủ yếu vẫn do ý thức và tư duy học tập quyết định nhiều thôi.
Học phí cao mà thầy tồi, trò dốt thì kết quả đầu ra vẫn như hạch.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Cụ không đọc kỹ bài e rồi. Ý em là:
- Người thời đi học đã giỏi -> được chọn vào dạy trường tốt+ giáo viên giỏi + sinh viên đầu vào tốt-> sinh viên đầu ra cũng tốt
- Người nào khi đi học mà làng nhàng -> dạy ở trường làng nhàng, giáo viên kém + sinh viên đầu vào kém -> sinh viên tốt nghiệp càng kém cỏi.
Còn với các bạn trẻ được giữ lại trường DH tốt làm giảng viên thì cũng thuộc dạng giỏi giang thật sự, vấn đề tích lũy kinh nghiệm chỉ là mặt thời gian thì không thể coi thường họ được cụ ạ, có thể họ cũng không nhiều thực tế bằng cụ nhưng nhiều cái khác họ lại hơn cụ, xã hội phân chia công việc rồi mà cụ, cụ đi dạy con cụ chắc gì đã hiệu quả bằng mấy thầy cô trẻ dạy.
Người ra ngoài làm thực chiến rồi về dạy cho sinh viên sẽ khác kiểu chỉ nghiên cứu lý thuyết ( mà theo cụ là học vẹt) nhưng nếu chỉ cắm cổ làm mà không hiểu lý thuyết thì cũng không ổn lắm. Còn dạy cho những người đã đi làm như em và cụ thì khác. Cỡ mấy tiến sĩ kinh tế của DH KTQD đang dạy ở trung tâm PTI, em đi thử 1 buổi, chỉ thấy rặt lý thuyết, còn thực tế nó khác xa lắm.
Ngoại lệ chính là thế hệ giáo viên con ông cháu cha.
Thế theo cụ cách dạy và cách học ở trường đh cũ là gì? Hệ thống nào sản phẩm đó. sv bằng xuất sắc về làm em hỏi sao cái abc không làm được nó bảo có ai dạy đâu mà biết. Sv không nghiên cứu, chưa từng vấp váp với thực tiễn, có đi học cao học hay siêu học cũng thế cả thôi. Hỏi giảng viên là trong trg đã có nghiên cứu gì về các lý thuyết kinh tế mới chưa - không biết. Hỏi có ncuu khoa học gì không - đề tài bị các viện lấy hết rồi.
Thay mỗi cái cơ chế “tự chủ” mà không bàn đến cải tổ hoạt động ở trg đh thì ý nghĩa gì? Đem dăm ba cái giáo trình về translate rồi đọc chép cho sv thì bình mớ rượu cũ. Chẳng khác gì mấy trường phổ thông cũng vác sách của cambridge về rồi khoe khoang như chương trình cao siêu lắm.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Vậy đặt câu hỏi ngược lại:
Ngày xưa học phí thấp thậm chí được bao cấp tại sao lứa đó thế hệ đó học vẫn ngon, chất vẫn cực ổn?
Chủ yếu vẫn do ý thức và tư duy học tập quyết định nhiều thôi.
Học phí cao mà thầy tồi, trò dốt thì kết quả đầu ra vẫn như hạch.
Chi phí giáo dục (học phí) chưa bao giờ thấp cụ ạ. Xưa đến nay là người khác trả tiền thay thôi (bằng ngân sách NN và bắt giáo viên nhận mức lương thấp).
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Ở đây em thấy các cụ phản đối tăng học phí nêu ra 3 vấn đề.
1. Giáo dục biến thành ngành kinh doanh rồi. Em thấy giáo dục nên biến thành ngành kinh doanh. Thứ miễn phí thì không có quyền đòi hỏi chọn lựa, giờ hãy coi giáo dục là sản phẩm và ta có quyền chọn sản phẩm phù hợp.
2. Đóng nhiều lên cũng được, nhưng phải tốt. Cái đó thì đúng nhưng từ xưa đến nay chi phí giáo dục (học phí) là người khác trả hộ (bằng NS và ép giáo viên lương thấp). Giờ các cụ đòi tốt hơn thứ miễn phí thì không có. Giáo dục sẽ xứng đáng với chi phí và khả năng chọn lựa.
3. Tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến con nhà nghèo. Đúng, bao giờ con nhà nghèo cũng ít lựa chọn hơn trong mọi thứ. Sai, sẽ có các con đường khác cho học vấn với con nhà nghèo (nỗ lực có học bổng, vừa học vừa làm, vay nợ, chính sách miễn giảm).
....
Con em đang đi học, ai cũng thích thứ vừa tốt vừa miễn phí nhưng chuyện đó là không thể.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Thế theo cụ cách dạy và cách học ở trường đh cũ là gì? Hệ thống nào sản phẩm đó. sv bằng xuất sắc về làm em hỏi sao cái abc không làm được nó bảo có ai dạy đâu mà biết. Sv không nghiên cứu, chưa từng vấp váp với thực tiễn, có đi học cao học hay siêu học cũng thế cả thôi. Hỏi giảng viên là trong trg đã có nghiên cứu gì về các lý thuyết kinh tế mới chưa - không biết. Hỏi có ncuu khoa học gì không - đề tài bị các viện lấy hết rồi.
Thay mỗi cái cơ chế “tự chủ” mà không bàn đến cải tổ hoạt động ở trg đh thì ý nghĩa gì? Đem dăm ba cái giáo trình về translate rồi đọc chép cho sv thì bình mớ rượu cũ. Chẳng khác gì mấy trường phổ thông cũng vác sách của cambridge về rồi khoe khoang như chương trình cao siêu lắm.
Cái này đơn giản mà cụ. Sau khi "tự chủ" trường muốn hút sinh viên (để sống) thì phải tốt lên. Sinh viên trước khi vào trường sẽ nghiên cứu xem trường có vị trí học thuật thế nào, tỉ lệ giáo sư là bao nhiêu, học phí thế nào, tỉ lệ ra trường có việc là bao nhiêu, bao nhiêu người thành đạt từng học trường đó. Sau đấy sẽ đưa ra quyết định. Trường nào không tuyển được sinh viên thì đóng cửa, trường nào giảng dạy tốt thì đông sinh viên. Cứ thế mà đào thải, chọn lọc và tiến bộ thôi.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Ở đây em thấy các cụ phản đối tăng học phí nêu ra 3 vấn đề.
1. Giáo dục biến thành ngành kinh doanh rồi. Em thấy giáo dục nên biến thành ngành kinh doanh. Thứ miễn phí thì không có quyền đòi hỏi chọn lựa, giờ hãy coi giáo dục là sản phẩm và ta có quyền chọn sản phẩm phù hợp.
2. Đóng nhiều lên cũng được, nhưng phải tốt. Cái đó thì đúng nhưng từ xưa đến nay chi phí giáo dục (học phí) là người khác trả hộ (bằng NS và ép giáo viên lương thấp). Giờ các cụ đòi tốt hơn thứ miễn phí thì không có. Giáo dục sẽ xứng đáng với chi phí và khả năng chọn lựa.
3. Tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến con nhà nghèo. Đúng, bao giờ con nhà nghèo cũng ít lựa chọn hơn trong mọi thứ. Sai, sẽ có các con đường khác cho học vấn với con nhà nghèo (nỗ lực có học bổng, vừa học vừa làm, vay nợ, chính sách miễn giảm).
....
Con em đang đi học, ai cũng thích thứ vừa tốt vừa miễn phí nhưng chuyện đó là không thể.
Cụ thích đóng tiền kệ cụ, nhà em cũng thuộc hàng trung lưu, tiền học phí hiện nay cũng chỉ ngang mấy cái cuối tuần đi chơi. Nhưng em vẫn nhớ về cái quá khứ bố mẹ em làm công nhân lương 3 cọc 3 đồng mà nhờ được học đh, có bằng đh (đc xh công nhận bước đầu về năng lực) thì em mới có cơ hội như ngày nay. Nên có lẽ vì một phần quá khứ đó nên em bảo vệ những người giống em, đi lên từ cái nghèo.
Còn đứng ở trên góc độ quốc gia, một đất nước muốn phát triển thì phải nói đến dân trí. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển chứ không phải mặt hàng tiêu dùng như siêu xe, du thuyền, bộ vest được. Việc của quốc gia, nhà nc đại sự mà ném cho dân tự sinh tự diệt thì khác gì tự hạ thấp vai trò nhà nước.
Đứng trên góc độ đầu tư hiệu quả thì anh phải trình đề án anh mới được đầu tư. Kêu thu hutd đàu tư cho gd thông qua xã hội hoá mà không trình dự án đầy đủ thì quá là vô trách nhiệm với “cổ đông nhân dân”. Nhiều trường đh (công lẫn tư) chuyên môn ngang trường nghề, quy mô nhân sự thì không có thì chuyển đổi, giải thể, sáp nhập thu gọn để tăng hiệu quả đầu tư. Cái đó thì các anh bộ gd né không làm. Chỉnh đốn hệ thống để cái bằng đh xứng đáng với trình độ đh(dh là học thuật nghiên cứu), trả đh nghề về với cái tên trường nghề thì cũng không làm, thậm chí rác hoá bằng thạc sĩ tiến sĩ giáo sư.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,678
Động cơ
576,782 Mã lực
Chi phí giáo dục (học phí) chưa bao giờ thấp cụ ạ. Xưa đến nay là người khác trả tiền thay thôi (bằng ngân sách NN và bắt giáo viên nhận mức lương thấp).
Bằng ngân sách thì đương nhiên bản thân người học không phải bỏ tiền túi ra nhiều rồi. Cụ định tính theo kiểu thuế của dân vào, các nguồn thư từ dầu khí, khai thác tài nguyên,... à? ;))
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Cụ thích đóng tiền kệ cụ, nhà em cũng thuộc hàng trung lưu, tiền học phí hiện nay cũng chỉ ngang mấy cái cuối tuần đi chơi. Nhưng em vẫn nhớ về cái quá khứ bố mẹ em làm công nhân lương 3 cọc 3 đồng mà nhờ được học đh, có bằng đh (đc xh công nhận bước đầu về năng lực) thì em mới có cơ hội như ngày nay. Nên có lẽ vì một phần quá khứ đó nên em bảo vệ những người giống em, đi lên từ cái nghèo.
Còn đứng ở trên góc độ quốc gia, một đất nước muốn phát triển thì phải nói đến dân trí. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển chứ không phải mặt hàng tiêu dùng như siêu xe, du thuyền, bộ vest được. Việc của quốc gia, nhà nc đại sự mà ném cho dân tự sinh tự diệt thì khác gì tự hạ thấp vai trò nhà nước.
Đứng trên góc độ đầu tư hiệu quả thì anh phải trình đề án anh mới được đầu tư. Kêu thu hutd đàu tư cho gd thông qua xã hội hoá mà không trình dự án đầy đủ thì quá là vô trách nhiệm với “cổ đông nhân dân”. Nhiều trường đh (công lẫn tư) chuyên môn ngang trường nghề, quy mô nhân sự thì không có thì chuyển đổi, giải thể, sáp nhập thu gọn để tăng hiệu quả đầu tư. Cái đó thì các anh bộ gd né không làm. Chỉnh đốn hệ thống để cái bằng đh xứng đáng với trình độ đh(dh là học thuật nghiên cứu), trả đh nghề về với cái tên trường nghề thì cũng không làm, thậm chí rác hoá bằng thạc sĩ tiến sĩ giáo sư.
Cụ nên tách từng vấn đề đừng gộp vào, gộp vào thì là trường ca đổ lỗi, không giải quyết gì.
1. Cụ bảo vệ người nghèo, tốt thôi. Thế ai trả tiền cho người nghèo học. Cụ nhé?!
2. Cụ đòi hỏi chất lượng đào tạo, cũng tốt luôn. Tốt sống, kém chết mà muốn tốt sống thì lấy gì so sánh tốt xấu nếu không bằng học phí.
....
Em nhắc lại, không có giáo dục miễn phí. Ai đó đã trả tiền cho cụ học đại học mà không phải bố mẹ cụ thôi.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Bằng ngân sách thì đương nhiên bản thân người học không phải bỏ tiền túi ra nhiều rồi. Cụ định tính theo kiểu thuế của dân vào, các nguồn thư từ dầu khí, khai thác tài nguyên,... à? ;))
Nó là như thế đấy cụ. Ai đó đã trả tiền khi giáo dục còn miễn phí trên danh nghĩa.
 

thichdonhat

Xe buýt
Biển số
OF-361501
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
841
Động cơ
120,042 Mã lực
Dạ em thấy nhiều bạn chỗ em học giỏi mà giờ CV cũng không ổn định , em bức xúc quá mong cụ thông cảm ạ
Chỗ bôi đỏ chỉ là điều kiện cần cụ ạ. Chỗ màu xanh chứng tỏ các bạn ấy năng động đấy chứ, chỉ kiêm trì chắc chắn sẽ thành công (nhưng tỉ lệ không bao giờ là tuyệt đối)
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,183
Động cơ
127,014 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ thích đóng tiền kệ cụ, nhà em cũng thuộc hàng trung lưu, tiền học phí hiện nay cũng chỉ ngang mấy cái cuối tuần đi chơi. Nhưng em vẫn nhớ về cái quá khứ bố mẹ em làm công nhân lương 3 cọc 3 đồng mà nhờ được học đh, có bằng đh (đc xh công nhận bước đầu về năng lực) thì em mới có cơ hội như ngày nay. Nên có lẽ vì một phần quá khứ đó nên em bảo vệ những người giống em, đi lên từ cái nghèo.
Còn đứng ở trên góc độ quốc gia, một đất nước muốn phát triển thì phải nói đến dân trí. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển chứ không phải mặt hàng tiêu dùng như siêu xe, du thuyền, bộ vest được. Việc của quốc gia, nhà nc đại sự mà ném cho dân tự sinh tự diệt thì khác gì tự hạ thấp vai trò nhà nước.
Đứng trên góc độ đầu tư hiệu quả thì anh phải trình đề án anh mới được đầu tư. Kêu thu hutd đàu tư cho gd thông qua xã hội hoá mà không trình dự án đầy đủ thì quá là vô trách nhiệm với “cổ đông nhân dân”. Nhiều trường đh (công lẫn tư) chuyên môn ngang trường nghề, quy mô nhân sự thì không có thì chuyển đổi, giải thể, sáp nhập thu gọn để tăng hiệu quả đầu tư. Cái đó thì các anh bộ gd né không làm. Chỉnh đốn hệ thống để cái bằng đh xứng đáng với trình độ đh(dh là học thuật nghiên cứu), trả đh nghề về với cái tên trường nghề thì cũng không làm, thậm chí rác hoá bằng thạc sĩ tiến sĩ giáo sư.
Chuẩn luôn cụ. Giáo dục nếu ngân sách có thể kham đc thì vẫn nên hộ trợ để những người sinh ra ở gia đình nghèo có năng lực vẫn có thể theo học đc. thực ra đây như 1 khoản đầu tư của nhà nước thì đúng hơn vì những người này đc đào tạo sau này làm việc sẽ có giá trị lao động cao, thu nhập cao sẽ đóng thuế cho nhà nước. Việc cần làm là nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐH hiện tại, là trường ĐH thì nên có điều kiện là số công trình khoa học nghiên cứu hàng năm chứ ko thể chỉ giảng dạy lý thuyết xuông đc. ĐH ở mình nhiều trường cũng rác lắm, tự hạ thấp chương trình giảng dạy và tạo điều kiện để sv có bằng khá giỏi nhưng kiến thức thì nghèo nàn
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Cụ nên tách từng vấn đề đừng gộp vào, gộp vào thì là trường ca đổ lỗi, không giải quyết gì.
1. Cụ bảo vệ người nghèo, tốt thôi. Thế ai trả tiền cho người nghèo học. Cụ nhé?!
2. Cụ đòi hỏi chất lượng đào tạo, cũng tốt luôn. Tốt sống, kém chết mà muốn tốt sống thì lấy gì so sánh tốt xấu nếu không bằng học phí.
....
Em nhắc lại, không có giáo dục miễn phí. Ai đó đã trả tiền cho cụ học đại học mà không phải bố mẹ cụ thôi.
Không dùng tư duy ai trả để nói được, đấy là tư duy con buôn. Nhà nước mà tư duy con buôn thì đừng làm nhà nước nữa. Nhà nước nói về lợi ích tổng thể. Chẳng lẽ đường xá thì dân nghèo đi đường nhỏ nhà giàu đi đường to. Chính sách công có tái phân phối lại thu nhập, NN chi cho giáo dục, y tế cũng là 1 dạng tái pp. Góc nhìn đầu tư thì chi phí dạy người dân đi đúng phần đường, đúng tốc độ rẻ hơn so với chi phí cho việc giám sát tuân thủ. Giáo dục để tạo ra nhân tài, tìm nhân tài, nâng cao trình độ người dân, trình độ tăng thì năng lực sx tăng gdp tăng lại có tiền để tái đầu tư mở rộng.
Trong kinh tế có hệ số hiệu quả tài chính tức nói về chi ít hiệu quả cao, cũng đồng nghĩa không có quan niệm 1 chiều là cứ chi tiêu nhiều tự nhiên sẽ có hiệu quả. Hiệu quả chỉ đến khi sử dụng đồng tiền đúng nơi đúng chỗ, nó chỉ có khi đặt vào tay người có đức có tài. Giờ nâng đầu tư cho gd cũng ok thôi, tăng đầu tư cho nghiên cứu thì rất sẵn sàng vì nghiên cứu (nghĩa rộng) là nền tảng của trg đh mạnh chứ không phải điều hoà, quán cafe check in trong khuôn viên với giáo trình tạp nham. Đừng biến hệ thống gd đh thành cái chợ aka đh cộng đồng ở bên mẽo.
 

hello.world

Xe hơi
Biển số
OF-364260
Ngày cấp bằng
23/4/15
Số km
104
Động cơ
257,806 Mã lực
Con em mới qua cửa ải cấp 3, lại chuẩn bị tiếp đến cửa Đại Học.
Cơ mà mấy năm nay thấy giáo dục loạn quá ko biết bao giờ mới yên ổn
 

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,033
Động cơ
330,286 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Năm 94 em thi đh khó vcd, mơ ktqd nhưng không được, f1 làm thay ba nó , em đóng đâu đó 24.5tr/năm, cháu vừa tốt nghiệp rồi ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,604 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy đặt câu hỏi ngược lại:
Ngày xưa học phí thấp thậm chí được bao cấp tại sao lứa đó thế hệ đó học vẫn ngon, chất vẫn cực ổn?
Chủ yếu vẫn do ý thức và tư duy học tập quyết định nhiều thôi.
Học phí cao mà thầy tồi, trò dốt thì kết quả đầu ra vẫn như hạch.
Cụ đọc các bài trước mà em post đi.
Làm phép so sánh thì cụ phải đưa ra cùng hoàn cảnh chứ, thế hệ thời chiến tranh- bao cấp - mở cửa- kinh tế phát triển vì hoàn cảnh sống khác nhau thì tư duy, ý thức cũng khác nhau.Tỉ lệ được học hành, biết chữ thì thế hệ sau cao hơn thế hệ trước nhưng người thành công vang dội thì thế hệ nào cũng có nhé cụ. GG miễn phí.
Tôi nói là nói về thế hệ giáo viên sau này, chúng ta k thể đòi hỏi thế hệ sau có ý thức tư duy bằng hoặc tốt hơn thế hệ trước được cụ, đấy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.

Quay về chuyện học phí:
- Khi học phí cao thì trả lương cao để tuyển các thầy cô giáo giỏi về, thầy cô giáo giỏi đóng vai trò quan trọng không kém ngoài ý thức và tư duy học tập của sinh viên.
- Học phí cao để các bạn sinh viên nhìn vào đó mà học hành nghiêm túc hơn(. Trượt, thi lại, học lại, đuổi học nó đều có thể xảy ra nếu học hành không nghiêm túc, còn đầu vào dễ quá mà lúc học quá kém cũng cần bị đào thải.
Học phí thấp nên nhà nào cũng cố cho con đi học mà chẳng cần biết con mình có năng lực hay không ( đa số SV cũng k có định hướng rõ ràng khi chọn trường dù cứ ra rả hướng nghiệp, hướng dẫn tuyển sinh, chọn trường) vì họ nghĩ có bằng DH là oai, là thoát nghèo,....
Thầy cô lương thấp quá, lại vướng chỉ tiêu của Bộ GD nên nhiều cái nhắm mắt cho qua, k sàng lọc dẫn tới đầu ra kém. SV thì thời gian học thì ít mà chơi games với làm thêm thì nhiều nhưng giáo viên vẫn cho qua, thi lại học lại vẫn rẻ nên SV cũng kệ. Thử cho học lại 5tr/ môn, học lại 2 lần không qua cho trượt luôn xem các bạn ấy có học nghiêm túc hơn không.
Con tôi hồi nhỏ, nhiều lúc lười muốn nghỉ, tôi bảo nó buổi học này 500k muốn nghỉ thì cũng được, trả lại cho bố mẹ 500k là nó cũng tiếc tiền mà đi học, bởi nó kiếm tiền từ các việc bố mẹ giao cho không hề dễ để có được 500k.
 

basi

Xe máy
Biển số
OF-814815
Ngày cấp bằng
25/6/22
Số km
95
Động cơ
1,019 Mã lực
Vậy quốc gia nào miễn phí y tế, giáo dục thì nền giáo dục, y tế ở đó có kém ko
 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,173
Động cơ
473,216 Mã lực
hình như tăng nhưng vẫn rẻ hơn.... mầm non tư :))
nên với con nhà nghèo thì phải nỗ lực học, học bổng, hay làm thêm, nn có chính sách hỗ trợ vay bank cho hs chứ ko thể giữ mãi cái học phí rẻ mạt, rẻ quá thành ra ăn cơm bao năm chả học đc chữ mẹ nào ra hồn.
như thời em ngày xưa, tốt nghiệp Đh dốt hơn lúc ... mới vào=))
Muốn thày cô có đạo đức thì nên tăng học phí. Họ sẽ chuyên tâm, và bỏ cộng điểm và ưu tiên.
Em dự tăng học phí và các vấn đề các cụ nêu ra Nguyễn Y Vân.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
....
Con em đang đi học, ai cũng thích thứ vừa tốt vừa miễn phí nhưng chuyện đó là không thể.
Lý luận sắc bén thì mọi thứ có thể, bác nhá.
Sắp được "hưởng theo nhu cầu rồi", cái gì cũng vừa tốt vừa miễn phí cả, bác ạ.

So sánh với tây thì không ổn, nhưng tôi vẫn đưa ra:
Tụi Đức được đi học và đào tạo miễn phí.
Lên đại học - hoặc học nghề, tụi nó được vay nhà nước, lãi suất cực ưu đãi.
Trả nợ khi có thu nhập chịu thuế.

Vì thế, nên tụi nó trưởng thành và đi học nghề là chuồn ra khỏi nhà bố mẹ ngay, dù chỉ để thuê nhà ở tầng trên.

PS: Hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo của chúng nó cao, hôm trước tôi nghe 1 doanh nghiệp kinh doanh cái này kể là, tới 80% lao động là có nghề.
Tỷ lệ này trước kia chỉ là 50%.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,145
Động cơ
69,568 Mã lực
Lý luận sắc bén thì mọi thứ có thể, bác nhá.
Sắp được "hưởng theo nhu cầu rồi", cái gì cũng vừa tốt vừa miễn phí cả, bác ạ.

So sánh với tây thì không ổn, nhưng tôi vẫn đưa ra:
Tụi Đức được đi học và đào tạo miễn phí.
Lên đại học - hoặc học nghề, tụi nó được vay nhà nước, lãi suất cực ưu đãi.
Trả nợ khi có thu nhập chịu thuế.

Vì thế, nên tụi nó trưởng thành và đi học nghề là chuồn ra khỏi nhà bố mẹ ngay, dù chỉ để thuê nhà ở tầng trên.

PS: Hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo của chúng nó cao, hôm trước tôi nghe 1 doanh nghiệp kinh doanh cái này kể là, tới 80% lao động là có nghề.
Tỷ lệ này trước kia chỉ là 50%.
Bố mẹ chúng nó đóng thuế thu nhập (có thể lên đến 40%) với thu nhập gần như là thu nhập thực. Bố mẹ Việt Nam thì :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top