Khái niệm căn bản nhất của toán học là ĐẾM, nôm na liên hệ với khái niệm SỐ LƯỢNG.
Các khái niệm ĐẾM, SỐ LƯỢNG còn cơ bản hơn cả những khái niệm như Điểm, đường thằng,... nữa. Vì Điểm hay Đường thẳng vẫn cần xác định chính nó thông qua số lượng đếm: 1 đường thẳng hay nhiều đường thẳng, 1 điểm hay 3 điểm hay nhiều điểm,...v.v....
Vậy mà, người tiền sử chưa có khái niệm về ĐẾM, SỐ LƯỢNG, họ vẫn có được cách thức khác để quản lý SÔ LƯỢNG cừu của mình. Vì chưa biết đếm, nhưng họ muốn kiểm tra xem đàn cừu của mình có bị mất con nào không (do chó sói ăn thịt chẳng hạn), họ làm như sau:
Các con cừu sống trong chuồng tung tăng chạy nhảy, nhưng trước khi cho ra ngoài gặm cỏ, họ lùa đàn cừu vào một cái chuồng phụ, được làm bằng hàng rào quây kín. Đàn cừu được nèn đầy chặt trong hàng rào quây kín đó, dường như không có khoảng trống, các con cừu thậm chí còn khó cựa quậy. Sau đó họ thả cừu ra ngoài gặm cỏ. Đến chiều tối, họ lại lùa đàn cừu vào cái chuồng phụ, nếu đàn cừu cũng được nèn chặt cái chuồng phụ, họ quan sát không thấy khoảng trống nào, họ yên tâm thả đàn cừu vào chuồng. Nếu họ phát hiện có khoảng trống, tức là có sự hao hụt cừu, họ sẽ biết rằng cần phải đi tìm cừu lạc hoặc chấp nhận rằng mình bị mất cừu, và họ lại quây cái chuồng phụ hẹp lại cho vừa khít với đàn cừu, để bắt đầu lại từ đầu.
Đó là cách người nguyên thuỷ quản lý cừu khi chưa có khái niệm về ĐẾM, SỐ LƯỢNG. Như vậy, các khái niệm căn bản nhất trong toán học cũng có thể được chuyển hoá sang những hình thức vận động khác (như ví dụ trên là quan sát khe hở hay khoảng trống để rút ra suy luận về sự mất cừu). Toán học thực ra cũng là siêu hình, như là ý niệm về Thượng Đế, Chúa Trời, Thánh Ala,.... (nhưng không có Phật nhé, vì Đức Phật là một nhân vật lịch sử), do đó các nhà toán học là những nhà duy tâm bất đắc dĩ, dù họ luôn nghĩ mình là duy vật.