Em không có năng khiếu môn này, chỉ quát là giỏi.
Điều đó vô nghĩa và có thể phản cảm, khi đã làm bố, mẹ chúng ta có đủ năng lực để đánh giá tốt xấu đúng sai rồi mà cụ.Chủ thớt có thể giới thiệu qua gia cảnh bản thân, con cái chủ thớt thế nào? Thành tích của các cháu ra sao để cccm ở đây còn có cơ sở phấn đấu.
Tôi viết từ những trải nghiệm bản thân , từ kinh nghiệm một đứa con hết phổ thông và một đứa nữa lớp 2. Chúng như thế nào thì tôi đã trả lời cụ bên trên ạ.Bài dài, chuẩn như SGK.
Điều quan trọng nhất là con mình thế nào thì chưa thấy nói đến.
Mời cụ theo dõi tiếp, hy vọng những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp cụ phần nào nỗi khổ đó ạ.E cũng đang đồng hành với F1 học lớp 1, cố gắng tạo không khí cho f1 là đang học cùng bạn nhưng nhiều khi cũng căng thẳng quát tháo ợ
Tôi chưa đọc trên mạng những gì giống thế này và thậm chí khi đi học chuyên ngành giáo dục người ta cũng ko nói, vì thế tôi mới bỏ công viết.Nếu copy paste ở trên mạng thì cụ thớt nên dừng thì hơn
Bạn nhà mợ có điểm giống em: tháo tung đồ ra sửa cho hỏng . Em thì chả biết sửa gì, em tháo ra xem vì tò mò thôi ạ . Từ nồi cơm điện, đèn học, ấm siêu tốc,...đến vợt muỗi .f1 nhà cụ giống f1 nhà em thế, có vẻ đối với cháu mọi thứ đều không quan trọng, nhưng nếu nói chuyện kỹ thì lại thấy cháu rất có tính tự lập luôn quyết định theo ý của mình.
Hồi lớp 3 em cho cháu đi học tiếng Anh, sau 1 khoá em hỏi học nữa không thì bảo không=> Vậy là nghỉ.
Học cờ vua nửa năm thì bảo chán lắm chả vận động gì hết=> Em lại cho nghỉ
Cho đi học bơi thì lại nói con sợ nước mới đểu.
Cả hồi cấp 1 cháu chỉ có đam mê duy nhất là đi chơi CN với bố mẹ. Sáng CN cả nhà đi ăn sáng, uống cà phê rồi đi chơi công viên hay bảo tàng.... Đây là hoạt động mà F1 nhà em thích nhất
Sang cấp 2 hình thành thêm 1 đam mê nữa là chơi điện tử. Được cái các trò minecraft cháu chơi ở Server ước ngoài nên bắt đầu tự học tiếng Anh để phục vụ chơi điện tử. Cùng thời gian này cháu bắt đầu có thêm ý thích tháo đồ ở nhà ra sửa cho hỏng, tất cả điện thoại, máy tính, đồ điện của nhà em đều bị cháu tháo tuốt tuồn tuột ra để nghiên cứu.
Năm lớp 9 cả học kỳ 1 vẫn mải chơi, đến 3 tháng cuối thì vắt chân lên cổ chạy đua với các bạn trong kỳ thi vào 10.
Ơn giời bây giờ đã biết cân đối và tự đặt mục tiêu cho mình.
Nên với các bạn như F1 nhà em và cụ chắc phải để hắn tự quyết định, mình chỉ hướng 1 cách khéo léo chứ không thể áp đặt cho con được. Nếu bị bố mẹ áp đặt có khi còn phản tác dụng ấy.
Ô, em xin lỗi cụ, còm trên của em quote còm mợ Tường Vi đó chứ cụ?Tôi viết từ những trải nghiệm bản thân , từ kinh nghiệm một đứa con hết phổ thông và một đứa nữa lớp 2. Chúng như thế nào thì tôi đã trả lời cụ bên trên ạ.
Như thế là sửa cho hỏng thêm mợ nhỉBạn nhà mợ có điểm giống em: tháo tung đồ ra sửa cho hỏng . Em thì chả biết sửa gì, em tháo ra xem vì tò mò thôi ạ . Từ nồi cơm điện, đèn học, ấm siêu tốc,...đến vợt muỗi .
Trộm vía là sau khi sửa lợn lành thành lợn què, lợn ốm thành lợn chết ạNhư thế là sửa cho hỏng thêm mợ nhỉ
Năm con lớn nhà tôi học lớp 1 cũng là năm có tiền xu, tôi đổi cho nó 1M tiền 1-2-5 ngàn và trò chơi mỗi ngày của nó là đếm tiền (bản chất là cộng) vì hàng ngày bố mẹ đều cho thêm vào hay lấy bớt đi. Và thế là hàng ngày nó ngồi cộng nhẩm hàng ngàn phép tính và ghi nhớ kết quả nên từ lớp 2 nó cộng nhẩm như máy tính luôn!học 4 phép tính em cứ lấy tiền ra minh họa, bọn nít học nhanh vãi
Những điều cụ nêu nó cần được giải quyết bằng kỹ năng sống, mà một đứa trẻ thông minh nó sẽ xử lý mọi vấn đề tối ưu cụ ạ.Cái quan trọng nhất là các cụ phải dạy F1 "sống chung với lũ".
Cái chúng học được ( học được chứ không phải được học nhé) ở trường không được như các cụ mong muốn. Nhiều khi là ngược lại. Mà mọi cái ở trường thì các cụ không biết được chứ đừng nói là can thiệp.
Ở nhà, các cụ dạy chúng không được nói tục, chửi bậy. Nhưng đến trường hoặc chỗ khác liệu có như thế được không.
Đèo chúng đi học, đi chơi, rất nhiều người vượt đèn đỏ. Các cụ vượt theo hay dạy chúng tuân thủ luật giao thông.
Và còn rất nhiều vấn đề khác nữa.
Có 1 điều rất quan trọng là nếu bố mẹ trái quan điểm với nhau, không bao giờ được thể hiện trước mặt con. Khi một người đã phát ngôn, người kia dù có tức đến mấy cũng không được nói gì, mà phải tránh đi chỗ khác. Khi chỉ có 2 vợ chồng thì trao đổi với nhau.
Thực tế, con nhóc lớn nhà tôi nó cũng gần như ko thích bất cứ cái gì, nhưng bù lại nó khám phá mọi thứ nên tất cả đều ổn: Nhạc, hoạ, thể thao và...học(!). Chính vì thế nên nó ko chú tâm hoàn toàn vào bất kì điều gì, học nó cũng học tất cả các môn với mức độ như nhau (trừ toán là môn nó quan tâm hơn một chút).Chính vì gần gũi em mới chắc chắn là bạn ấy hiện tại đang không thích cái gì cả, chứ không phải bạn ấy thích gì mà em không biết, vấn đề là chỗ đó, thế em mới lo. Đúng là có người lớn tướng rồi cũng chả biết mình thích gì, những người thế chán lắm. Mục tiêu của em là tạo ra một cái gì cho bạn ấy thích mà em chưa làm được mợ ạ.
Đây em không nghĩ là dạy trẻ thành thiên tài, mà là khéo léo dạy đứa trẻ những kiến thức cần thiết trong lúc chơi, nấu nướng, trc giờ ngủ... Hồi em bằng tuổi cháu, em cũng đc học và chơi trc giờ đi ngủ như thế , chả thấy khổ gì đâu vì mình ko hề ép đứa trẻ.Xác định học cùng với F1 tương lai F1 sẽ giỏi như bố nó. Hay nói cách khác muốn con khôn lớn phải để người khác dạy. Có rất nhiều người sai lầm giống chủ píc. Trẻ con cần kiểm tra, kiểm soát để tạo ý thức cho chúng. Mỗi người một quan điểm, với tôi mong trẻ nó bớt ngu chứ không dạy chúng thành thiên tài.