Giá trên trời hay không là do cung cầu, cầu lớn thì giá cao, tour Sơn Đoòng 3000$ là đắt hay rẻ?
Cụ nhìn ngoài vào thì có thể thấy họ nghèo, quan trọng là bản thân họ nhận thấy thế nào? Họ có đủ ăn không? Con cái họ có được đi học miễn phí không? Bị ốm có được chữa miễn phí không? Ra đường có nơm nớp lo sợ gặp tai nạn giao thông không? Đi ngủ có phải khóa cửa nẻo cẩn thận đề phòng mất cắp không?
Còn nhìn họ không có nhà to, không tivi, không tủ lạnh, không oto, toàn ăn chay chứ không được ăn thịt bò Mỹ... mà bảo họ nghèo thì chỉ là cái nhìn phiến diện của những kẻ sống trong xã hội tiêu dùng không có hồi kết mà thôi.
Thực tế muốn biết giá cả như vậy hợp lý hay không thì phải xem lượng khách du lịch quay lại lần 2, lần 3 là chính xác nhất. Còn hầu hết mọi nơi trên TG người ta đến là vì tò mò, hoặc nghe quảng cáo có vẻ hấp dẫn thì tới thôi, chấp nhận chi phí cao. VD cái hang Sơn Đồng mà người ta chỉ đi 1 lần xong không quay lại thì chắc chắn là rất đắt, nhưng năm nào cũng đảo qua thì 3k ấy quá rẻ, cần tăng giá thêm
Chữ đỏ: Cụ ảo tưởng về lối sống này quá. Nếu trả lời theo các câu hỏi của cụ thì đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên chắc chắn là giống hệt Bhutan. Nhưng chưa bao giờ nhà nước ta dám mở miệng khoe dân những vùng này hạnh phúc nhất thế giới cả
: Bản thân họ thấy thoải mái và "ổn", hằng ngày chăm chỉ trồng lúa, vào rừng kiếm sản vật, đói giáp hạt có nhà nước hỗ trợ gạo. Cơ bản là luôn đủ ăn, không lo đói. Con cái ko những đc học miễn phí mà gv còn phải đến tận nhà van xin chúng nó đi học nữa cơ
. Bị ốm thì quân y vào tận nhà chữa, bệnh nặng thì bộ đội, biên phòng cùng dân khiêng ra tận trạm xá. Toàn cuốc bộ, nhà nào khá lòi ra con xe máy rởm, xăng dầu hiếm, chắc chắn là TNGT ko phải nơm nớp lo sợ rồi. Nhà cũng chả có cái gì, làm gì có khóa? Có mỗi cái then cửa đề phòng thú dữ, chuột rắn thôi
Xem mấy kênh của các bạn trẻ làm về các vùng này người dân với bọn trẻ lúc nào chả cười phớ lớ
Thế mà có thấy VN quảng cáo nơi đây hạnh phúc nhất TG rồi mở tour 250$ đâu
Còn dân Bhutan nghèo hay giàu phải do người ngoài nhìn vào. Ở bên trong ai cũng như ai thì lấy gì ra mà so sánh giàu nghèo? Giống VN thời bao cấp vậy, người ta biết mình nghèo là do có một bộ phận lén làm kinh tế tự nhân, hoặc những cán bộ, nhân viên nhà nước xà xẻo nọ kia ăn riêng. Chứ cứ nghiêm túc làm đúng đường lối của ảng thì sẽ ko ai nghĩ mình nghèo (vì chẳng có ai giàu) và cũng ko có lý do để đổi mới luôn.
P/S: Mà nhiều khi giá trên trời được là do con người sĩ diện nữa. Kiểu bỏ đống tiền ra đi hưởng dịch vụ ko ra gì nhưng éo dám nói, nói ra sợ bị cười là ngu, ném tiền qua cửa sổ, "bình thường dịch vụ xứng với giá lắm mà, hay anh thế nào nên người ta mới thế" hoặc "đừng dìm hàng cho người ta còn làm ăn". Kiểu này trong ngành hay gặp, các em gái giá thì vkl phục vụ thì công nghiệp, sử dụng dịch vụ xong chỉ biết ôm cục tức rồi nhủ "thôi lần sau chừa con này ra"
Không biết Bhutan có chơi chiến thuật như vậy ko nữa