À, cụ nói cái xứ tụng kinh gõ mõ không ai nghe đâu nên em nói thêm chút thôi, còn như em nói đó là một nhận định, sau khi thái đi tìm đạo thì giao lại cho vợ, sau rồi vợ giao cho con trai mà, biết đâu mạng lưới đó suy yếu khi Rahula không còn do mất sớm. Ngoài ra, không có gì là mãi mãi, nên việc ngài Thích Ca ba lần trực tiếp đi ngăn cản sự diệt vong của dòng họ cũng là chút nỗ lực cuối cho trọn nghĩa thôi ạ. Mà tất cả là nhận định, không có gì kiểm chứng nên em tôn trọng ý kiến của cụ ạ.
Dạ không. Những câu chuyện kiểu vậy thì đúng là ko có kiểm chứng nhưng câu chuyện này thì chắc chắn sai bởi nó ko hề logic tí nào. Mấy cái 3 sao 7 bản thì đầy nhưng cái này là phải làm rõ vì nó quá vô lý. Cụ tư duy chút là ra:
Cái mấu chốt ở đây là con trai Rahula của Thích Ca nhập tăng đoàn khi mới 7 tuổi. Thích Ca đã giác ngộ được vài năm. Rõ ràng thằng nhỏ tầm này thì chả quản lý gì rồi, ok?
Sau đó vài năm Rahula đi theo Thích Ca làm 1 trong 10 môn đệ xuất chúng nhất. Giả định vì Rahula thông minh nên 1x tuổi đã nắm mạng lưới này, ok? Như vậy sẽ phát sinh 2 mâu thuẫn:
1. Vì Thái tử đi tìm đạo nên giao cho vợ, rồi vợ giao cho Rahula? Thế Rahula đi nhập đạo làm gì?
- Nếu Rahula nhập đạo 7 tuổi là ý nguyện cá nhân. Tức là ko có nhu cầu tiếp nhận mạng lưới => Vô lý.
- Nếu Rahula nhập đạo vẫn quản lý mạng lưới => đi tu ko có lq gì cả. Vậy đẻ ra câu hỏi tại sao Thích Ca ko trực tiếp nhận lại mạng lưới từ vợ mà lại giao cho con sau 1x năm, trong khi con lại đi theo mình? Thế này là chồng chéo về quản lý.
2. Nếu Thích Ca vì đi tìm đạo nên ko quản lý đc mạng lưới, phải giao vợ. Vậy thì Rahula quản lý kiểu gì khi cùng cha đi truyền đạo? Khúc mắc ở đây chính là Rahula lại luôn đi cùng Thích Ca. Tức là bất kì lý do gì Thích Ca từ bỏ mạng lưới cũng sẽ là lý do Rahula ko quản lý được. Ngược lại, nếu Rahula quản lý đc thì cũng ko có lý gì Thích Ca lại ko nhận lại mạng lưới mà giao vợ, xong mình nuôi con, con lớn lại để vợ giao cho con.
Đây là 1 câu chuyện "giả" mà người nghĩ ra nó chỉ thuận miệng chém ra (hoặc hóng của ai đó kể lại) vì vậy nó đầy lỗ hổng và xâu chuỗi lại chút là sẽ thấy rất nhiều điểm vô lý mà một người tư duy bình thường sẽ không bao giờ làm như vậy.
Câu chuyện "giả" này sẽ hợp lý hơn hẳn nếu Rahula ko đi tu (lớn lên kế thừa lại hoàn toàn mạng lưới) hoặc đi tu riêng klq gì đến Thích Ca (như kiểu vỏ bọc). Sự hợp lý bị phá vỡ vì Rahula lại đi tu từ năm 7 tuổi và đi cùng Thích Ca từ nhỏ đến lớn.