Theo sách thì cái "đồng trụ" ấy nó là cái cột mốc biên giới thôi ạ. Họ Mã dựng cái đồng trụ ấy làm dấu phân định Hán với Giao Chỉ, về sau cũng làm thêm mấy cái nữa phân định mình với các đất phía nam. Nó là cái cột mốc thôi, và tâm tư của Mã Viện là làm sao bỏ cái cột ấy đi, để đất Giao Chỉ thuộc luôn về Hán.
Còn về việc tại sao lại dựng các cái trụ đấy để phân định đất này đất kia, nó lại từ cái tục thờ đá, cột đá cổ xưa. Ở những nơi biên viễn, dân cư còn tục thờ thần đá, đầu tiên là cử một hòn đá lên làm đá thiêng, sau rồi ai đi qua cũng mang thêm một viên con xếp vào. Lâu dần thành cái trụ đá to. Tây Tạng bây giờ vẫn thờ. Cái trụ đó, vô tình trở thành một cột mốc nhân tạo, được chọn để đánh dấu đất cát. Về sau cải tiến dùng đồng cho nó sang, thì thành đồng trụ.
Úi dà, cái này ngày nay vẫn có nhen cụ!
Quê em có 1 con ngòi, xưa kia các cụ bắc cầu khỉ, có vài người chết đuối, dân làng bảo thiêng lắm, bao truyền thuyết, nhất là những năm 196x xây cầu mãi mới xong, bị sập mấy lần, chắc do nền móng yếu mà hồi đó kỹ thuật cùi quá. Đặc biệt cạnh đấy có mấy cái mạch dội nước lạnh ngắt, hồi bé bọn em tắm ì ùm mát rượi
Năm 199x có người đi qua bị sét uýnh chết, sau đấy gia đình đặt 1 bát hương, dân chạy chợ đi qua mỗi người 1 hòn gạch, hòn đá, dần dà chưa đầy 10 niên đã thành cái gò gạch nhỏ, lấn cả đường đi. Người qua đường nhìn hốt phết vì có cái gò tướng với bát hương đầy hự!
Năm 200x, có dự án làm đường qua, làm lại cả cầu. Đội thi công mang máy đến, mấy vàng vẩu ra can vì sợ động chạm này nọ. CA huyện về giải tán xong, đội thi công bốc gò gạch cỡ 5~7 khối đó đi, khoan cọc nhồi ì ùm rồi làm cầu, đường. Đến giờ tầm 10 niên rồi chửa thấy động làng hay hỏng cầu gì cả.
Mắt thấy, tai nghe mới biết chứ nếu người thiên hạ đi qua, thấy gò gạch với bát hương nghi ngút thì cũng hoảng thật!