[Funland] Hỏa thiêu tại ấn độ

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,355
Động cơ
286,401 Mã lực
Tới khu vực Varasani, hay dfi ngược lên mạn Bang Gaya thì thực sự là nhìn thấy rõ sự cách biệt về đẳng cấp.
Cái nhà trình tường, trát đất bé như cái chạn bát, tường đắp đầy phân bò khô, trong chỉ trải rơm lót để nằm mà lố nhố 5-7 cái đầu thò ra khi có người lại tới, em gặp một con bé 14 tuổi, gày như cái xác khô vậy mà đã bế theo đứa con 9 tháng tuổi cũng gầy trố cả hai mắt như nó. Cho nó ít tiền và đồ ăn xong phải lên xe oto chạy như chạy giặc vì cả một đám đông đang lao tới xin tiền và đồ ăn. Xe chạy xa dần, nhìn thấy đám đông vây quanh hai mẹ con nó không biết có cướp lại đồ ăn, tiền em cho nó không. Nhưng thực sự là hình ảnh đó cứ ám ảnh mãi.
em công nhận, em sang Ấn là đi làm dự án phát ttriển càng ra xa thành phố, xa đô thị người dân càng khổ. mà hình như phía Bắc khổ hơn phương Nam, phía Goa, Kerala có vẻ giàu hơn. Thương bọn trẻ con ở đó vô cùng, ko sách vở, ko nước sạch, ko quần áo tử tế, khí hậu lục địa ở phía Bắc thì vừa khô vừa nóng, trường học thì tạm bợ, hạn hán mất nước la chuyện quá bình thường.
hôm em đi tàu từ Jaipur về Delhi, ko ý thức được sự nghiệm trọng nên thay vì mua ghế điều hòa toa riêng của khách du lịch thì đi mua ghế giường cứng của local. Lên tàu ko sao, đi được vài ga có khoảng 20 người đã dồn lên toa của mình, ngồi hết lên giường xung quanh, bu gà mọi thứ đủ cả. Nhìn ai cũng khắc khổ, khô cằn.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,263
Động cơ
204,420 Mã lực
Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ chia xã hội ra thành bốn tầng lớp:
1) Bramin là tầng lớp cao nhất trong xã hội gồm thầy tu và những người trí thức. Tầng lớp này duy trì văn hóa và phong tục, dạy dỗ cho các tầng lớp khác.
2) Kshatriya là tầng lớp cai trị và bảo vệ lãnh thổ bao gồm những đấu sĩ, những người cai trị.
3) Vaishya là tầng lớp làm kinh tế trong xã hội như nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
4) Shudra là tầng lớp thấp kém nhất làm những công việc phục vụ người khác như người giúp việc, đầy tớ.
** Ngoài ra trong xã hội Hindu còn có tầng lớp thứ 5 là Dalit bị xem là nằm bên ngoài xã hội gồm những người vi phạm luật pháp, vi phạm chuẩn mực văn hóa, người quét rác,...
Xã hội Hindu kì thị những người ở đẳng cấp thấp đặc biệt là với những người ở tầng lớp Dalit. Người ở đẳng cấp cao tiếp xúc với những người ở tầng lớp Dalit có thể bị xem như làm bẩn, làm ô nhiễm tầng lớp cao hơn. Những người ở đẳng cấp cao thường không ăn hay uống với những người ở đẳng cấp thấp. Hôn nhân khác đẳng cấp cũng bị ngăn cấm.
Hệ thống đẳng cấp tạo ra nhiều sự phân biệt và bất công trong xã hội. Những người ở đẳng cấp cao được hưởng nhiều đặc quyền, còn những người ở đẳng cấp thấp bị xem thường và làm những công việc thấp kém. Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ mang tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi con người trong xã hội đều thuộc về một đẳng cấp nào đó và có vai trò của họ trong xã hội. Ngày nay nhiều người Ấn Độ chỉ trích hệ thống đẳng cấp tuy nhiên hệ thống đẳng cấp còn phổ biến ở trong xã hội Ấn Độ đặc biệt trong công việc và hệ thống giáo dục. Hôn nhân, ăn uống, thờ cúng tôn giáo là do đẳng cấp xã hội chi phối. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
Tại sao Ấn Độ lại chia xã hội ra nhiều tầng lớp? Có nhiều nguyên nhân.
Người Ấn Độ chủ yếu theo Hindu giáo tin vào đầu thai. Đầu thai là một quá trình trong đó linh hồn được tái sinh vào một cơ thể mới sau khi cơ thể cũ chết đi. Những linh hồn có thể đầu thai làm con người hay con vật. Người Hindu giáo tin rằng con vật cũng có linh hồn. Đây là một trong những lí do mà người Hindu giáo ăn chay. Đầu thai làm loại người nào hay con gì là do những việc làm hay lời nói ở kiếp trước quy định. Một người làm nhiều việc xấu ở kiếp trước thì kiếp sau có thể sẽ đầu thai làm con vật hoặc làm những con người có đẳng cấp thấp trong xã hội. Bất công trong xã hội được giải thích do kiếp trước. Nhiều người đẳng cấp thấp bị đối xử bất công, bị xem thường nhưng họ vẫn an phận mà không đấu tranh vì họ tin vào luật nhân quả một cách mù quáng như do kiếp trước họ làm nhiều việc xấu. Còn người làm nhiều việc tốt thì có thể đầu thai làm người có đẳng cấp cao trong xã hội.
Đầu thai, chuyển kiếp, luân hồi trong Phật giáo chính là tư tưởng của Hindu giáo. Phật là một người sinh ra trong một gia đình Hindu giáo.
Văn hóa của Ấn Độ lạc hậu vì chấp nhận bất công như một phần tất yếu của cuộc sống, sử dụng kiếp trước để bào chữa. Những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ thì khó phát triển và tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ thì xem con người bình đẳng với nhau, cần phải đấu tranh loại bỏ bất công trong xã hội.
Nó là một hệ thống được phát minh ra để ngăn cản con người đấu tranh mà thôi, để cai trị cho dễ.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
14,678
Động cơ
346,299 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Theo dõi trực tiếp cảnh này ám ảnh lắm các cụ ơi. Khi lửa cháy hồng, mùi cháy bắt đầu thơm thơm. Thời gian đầu, da rộp lên, vàng ươm. Răng nhăn ra đáng sợ lắm. Chỉ khi đủ lửa, đủ lâu đốt hết thành than mới đỡ ghê.
Em được một ông xxx chuyên đi làm thủ tục cho người nước ngoài chết ở VN kể là hình ảnh quan tài cháy khi hỏa thiêu dưới Văn Điển là pha-ke lòi. Hắn phải chứng kiến tận mắt nên kể trước khi thiêu quan tài, vải liệm sẽ bỏ ra hết, người cháy trong lửa sẽ cong lên như con tôm ấy ạ.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,263
Động cơ
204,420 Mã lực
Mình người nước ngoài, vậy quá Ấn nhìn dân họ mình có biết họ thuộc đẳng cấp nào không cụ? Phải có cách phân biệt chứ e thấy mấy người Ấn ở VN e cũng chẳng biết họ thuộc level nào ở ấn nữa
Nhìn chung màu da càng sáng, càng trắng thì đẳng cấp cao, càng ngăm đen là đẳng cấp thấp.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em được một ông xxx chuyên đi làm thủ tục cho người nước ngoài chết ở VN kể là hình ảnh quan tài cháy khi hỏa thiêu dưới Văn Điển là pha-ke lòi. Hắn phải chứng kiến tận mắt nên kể trước khi thiêu quan tài, vải liệm sẽ bỏ ra hết, người cháy trong lửa sẽ cong lên như con tôm ấy ạ.
Hắn nói phét đấy cụ. Không bao giờ có chuyện đó đâu.
Thứ nhất là về Tâm, những người làm việc ở đó họ còn cẩn thận hơn mình. Thứ hai là vải liệm, áo quan nếu như bỏ ra thì vứt đi đâu?
Thứ ba là công nghệ, đốt bằng gas, điện hay dầu đều vậy. Có cách cả!
Em xin không nói sâu nữa vì khá ám ảnh và nói chung là không nên biết sâu nhưng chắc chắn không có cảnh bỏ áo quan và vải liệm ra trước khk thiêu.
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,468
Động cơ
490,339 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
hội ấn này thì trước giờ vẫn vậy . đốt xác rồi thả sông
 

xuanha_ng

Xe container
Biển số
OF-93428
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
5,060
Động cơ
915,652 Mã lực
Em được một ông xxx chuyên đi làm thủ tục cho người nước ngoài chết ở VN kể là hình ảnh quan tài cháy khi hỏa thiêu dưới Văn Điển là pha-ke lòi. Hắn phải chứng kiến tận mắt nên kể trước khi thiêu quan tài, vải liệm sẽ bỏ ra hết, người cháy trong lửa sẽ cong lên như con tôm ấy ạ.
Ông đấy chem gió thôi hay vào thời gian năm 2000 đổ lại, vì em đặt vấn đề như này vì đốt cả áo quan nó tốn điện nên chắc gom vào chục ông đốt cho nhanh đỡ tốn. Bạn em nhà trước cổng VĐ có người nhà làm trong Nhà Tang lễ. Nó bảo phét đấy, vì thứ nhất vì tâm linh, thứ 2 hãy nhìn lượng áo quan tồn sẽ phải tuồn ra bán lại cho tư thương, mà nó ở đấy có thấy xe tải hay xe chở gỗ ngược ra đâu.
 

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
339
Động cơ
464,148 Mã lực
Hắn nói phét đấy cụ. Không bao giờ có chuyện đó đâu.
Thứ nhất là về Tâm, những người làm việc ở đó họ còn cẩn thận hơn mình. Thứ hai là vải liệm, áo quan nếu như bỏ ra thì vứt đi đâu?
Thứ ba là công nghệ, đốt bằng gas, điện hay dầu đều vậy. Có cách cả!
Em xin không nói sâu nữa vì khá ám ảnh và nói chung là không nên biết sâu nhưng chắc chắn không có cảnh bỏ áo quan và vải liệm ra trước khk thiêu.
Tôi đọc mấy truyện kinh dị Trung quốc (quên mất tên rồi để về tìm lại) cũng có truyện nói về điều tra vụ án người mất tích nghi là lấy nội tạng nhưng không thấy xác (nhưng sau phát hiện ra là trong đường dây có liên quan đến lò thiêu xác) khi công an đến lò thiêu mô tả là người chết nuy hết và đốt, thậm chí phải dùng cời đảo cho cháy đều. Về môi trường và tiết kiệm thì cũng hợp lý khi bỏ các đồ không liên quan ra (đặc biệt là quan tài) do nhiều lúc gia đình còn xin cốt phải nguyên xương thì thêm các đồ kia vào nhiệt độ đốt khó điều chỉnh để cháy cho chuẩn được. Trung Quốc thế thì chắc Việt Nam cũng vậy, còn truyện nữa là bên Trung Quốc làm rất chặt cấm lửa ở nghĩa trang chỉ cho thắp hương chung chứ không cho thắp riêng ở mộ hay đốt vàng mã.
Còn về tục đào sâu chôn chặt 1 lần tôi nghe mấy người hay đi chùa nói là đúng truyền thống của mình (giống các cụ ở Mai Dịch hay nhà Phật cũng thế) lệ 3 năm bốc mộ ý là ngày xưa khó khăn bố mẹ mất đột ngột phải cuốn chiếu hoặc mai táng tạm, đắp mô đất để nhớ. Sau vài năm con cái tích cóp dần mới làm được cái nhà mới (tiểu, quách...) mời bố mẹ sang ở gọi là cải táng sau lại thành phong tục.
 

Chíu ù

Xe tăng
Biển số
OF-572857
Ngày cấp bằng
7/6/18
Số km
1,271
Động cơ
154,839 Mã lực
Ông đấy chem gió thôi hay vào thời gian năm 2000 đổ lại, vì em đặt vấn đề như này vì đốt cả áo quan nó tốn điện nên chắc gom vào chục ông đốt cho nhanh đỡ tốn. Bạn em nhà trước cổng VĐ có người nhà làm trong Nhà Tang lễ. Nó bảo phét đấy, vì thứ nhất vì tâm linh, thứ 2 hãy nhìn lượng áo quan tồn sẽ phải tuồn ra bán lại cho tư thương, mà nó ở đấy có thấy xe tải hay xe chở gỗ ngược ra đâu.
Có đấy nhưng làm kín thôi.
Còn theo nguồn thạo tin thì chè rải trong quan tài được sấy lại và phục vụ 90% quán trà đá vỉa hè =))
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Mấy người đàn ông đào cái gì mà ngồi giữa rác và nước vậy hả các cụ. Xem hình e thấy toàn đàn ông đi tắm sông Hằng ghê quá.
Có vẻ những người này đang mót đồ kim loại quý, có thể là đồ trang sức, răng vàng của những người đã đc hỏa táng
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,939
Động cơ
502,135 Mã lực
Thì ra lời tiên đoán của bà Vanga về "biển lửa" là như vậy.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Có đấy nhưng làm kín thôi.
Còn theo nguồn thạo tin thì chè rải trong quan tài được sấy lại và phục vụ 90% quán trà đá vỉa hè =))
Trước còn có cụ ofer lập thớt e ngại việc có nhiều quán trà đá dùng đá khô ướp xác để bán trà đá chứ lị =))
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,295
Động cơ
135,272 Mã lực
Tuổi
42
Hắn nói phét đấy cụ. Không bao giờ có chuyện đó đâu.
Thứ nhất là về Tâm, những người làm việc ở đó họ còn cẩn thận hơn mình. Thứ hai là vải liệm, áo quan nếu như bỏ ra thì vứt đi đâu?
Thứ ba là công nghệ, đốt bằng gas, điện hay dầu đều vậy. Có cách cả!
Em xin không nói sâu nữa vì khá ám ảnh và nói chung là không nên biết sâu nhưng chắc chắn không có cảnh bỏ áo quan và vải liệm ra trước khk thiêu.
Thủa xa xưa, trong lò Bình hưng hoà thì người ta cũng vẫn đốt tất, nhưng để cháy nhanh, cháy đều hơn thì người ta phải dùng que cời thép đầu như cái móc. Khi áo quan cháy đến 1 mức độ thì người ta cời và giật nhẹ để nó bung ra cho dễ cháy. Và (hình như) cái xác người ta cũng cời như vậy.
Còn công nghệ bây giờ thì tự động 100%, 1 phát nó gia nhiệt lên đến 1000-1200 độ thì kim loại cũng cháy nói gì gỗ và xác thịt.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,823
Động cơ
174,726 Mã lực
Cụ đánh võng nó kém lắm.
Hoả thiêu, thủy táng, thiên táng, điểu táng, hay địa táng.
Mỗi dân tộc có một cách tư duy, văn hoá nó khác nhau. Đừng bì kiểu đấy.
Nó bần lắm.
Khú khú.
Cụ ấy nói rất bình thường,cớ sao cụ lại đả kích rất cá nhân như vậy?
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,857
Động cơ
296,709 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em cũng không biết cái bộ phận í nó chiếm tỉ lệ nhiều ko.

Qua phim ảnh, truyền thông em thấy Ấn nó cũng có nhiều thành phố giàu có văn minh. Trước em từng làm việc cùng với vài chuyên gia IT Ấn cả nam và nữ thấy nó cũng hiện đại và sạch sẽ, mỗi tội da đen gần như châu Phi và không đẹp như...phim Ấn độ :D

À, em nhớ nữa là bọn chuyên gia Ấn về ngoại hình giống hệt bọn chuyên gia Srilanka.
2 thằng cạnh nhau, cùng giống hay sao ý cụ. Nhưng chả hiểu lịch sử như nào mà Ấn với Srilanka ghét nhau kinh khủng.
Còn về độ đen và bẩn thì cũng na ná.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
Hắn nói phét đấy cụ. Không bao giờ có chuyện đó đâu.
Thứ nhất là về Tâm, những người làm việc ở đó họ còn cẩn thận hơn mình. Thứ hai là vải liệm, áo quan nếu như bỏ ra thì vứt đi đâu?
Thứ ba là công nghệ, đốt bằng gas, điện hay dầu đều vậy. Có cách cả!
Em xin không nói sâu nữa vì khá ám ảnh và nói chung là không nên biết sâu nhưng chắc chắn không có cảnh bỏ áo quan và vải liệm ra trước khk thiêu.
Cái này ở ta có thể là pha ke nhưng ở bển thì đúng :D
Em nghe nói bên Mẽo quan tài đẹp là của lò thiêu, người chết nằm trong một cái hòm đơn giản. Quan tài đẹp dùng để làm lễ thôi.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
2 thằng cạnh nhau, cùng giống hay sao ý cụ. Nhưng chả hiểu lịch sử như nào mà Ấn với Srilanka ghét nhau kinh khủng.
Còn về độ đen và bẩn thì cũng na ná.
Người Srilanka, đặc biệt nhóm theo phật, họ hiền và nhường nhịn nhau lắm. Còn đen xấu thì giống nhau
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,355
Động cơ
286,401 Mã lực
Làm phúc phải tội. Nhiều khi người ta đánh giết nhau vì những thứ của bố thí không đáng.

Hồi em xem phim Vụ khủng bố Mumbai. Phim do Ấn làm. Chẳng hiểu bôi bác hay mô tả chân thực mà bộ máy chính quyền Ấn cực kỳ lạc hậu và quan liêu. Có mấy thằng khủng bố mà loạn hết cả lên. Cảnh sát thì rất nghèo nàn phương tiện, súng thì thiếu đạn. Cả đất nước tỉ dân có mỗi 1 đv chống khủng bố ở tận Delhi phải mất vài ngày mới xuống đến nơi.

Trong khi phim tài liệu thì quân sự Ấn hoành tráng vcđ.
(Nguồn : Mini - idol của em Nguyễn Hữu Tuấn)
THỦ ĐÔ NƯỚC 1 TỈ 3 DÂN NÓ NHƯ THẾ NÀO?
Qutub Minar
Đất nước và con người ở đây thì các bạn biết rồi đấy. Dân Ấn Độ vừa ít vừa sạch sẽ hiền hòa, tuyệt nhiên không có điều tiếng gì trên trường quốc tế. May quá mình là đực nên đến Ấn Độ thấy cũng bình thường, không có vấn đề gì hết. Không thấy bạn nào ra gạ gẫm gì mình, chắc tại mình chưa đủ hấp dẫn chăng?


Một góc chợ sau lưng Jama Masjid
Jama Masjid
Đến Delhi không hề có cảm giác đến thủ đô của một cường quốc trên thế giới. Nói gì thì nói chứ Ấn Độ cũng có nền kinh tế thứ 6 trên thế giới, hắt hơi sổ mũi là cũng ối ông lao đao. Thế mà đặt chân xuống sân bay Dehli có một cảm giác gì đó rất thân quen. Nghĩ mãi không nhớ ra cảm giác gì, bước chân ra ngoài mới nhớ, đấy là cảm giác hít thở thật căng bầu không khí ô nhiễm. Thực sự là ô nhiễm ở Ấn Độ cũng không đến mức gì đó quá ghê gớm như mình tưởng, hơn Hà Nội có tí, một bầu một bí mà thôi. Mà giờ Hà Nội ghê rồi, nhiều khi độc chiếm đỉnh bảng xếp hạng chứ Delhi tuổi gì mà đòi so sánh.



Nhưng mà đúng là Ấn Độ danh bất hư truyền về khoản bẩn. Rác ở khắp mọi nơi. Đứng giữa phố, giả vờ bịt mắt, quay vòng vòng và chỉ tay theo hướng ngẫu nhiên chắc 90% vẫn chỉ đúng bãi rác. Đường phố thì đúng là một bản hòa ca của còi và khói bất tận. Các bạn Ấn Độ bấm còi nhiều kinh khủng, phụ họa thêm bằng tiếng la hét nhức hết cả đầu. Nhưng mà cũng đúng thôi, vốn dĩ đường ở đây không chỉ dành cho người và xe, mà còn cả bò, chó, khỉ, nên âm thanh đi trước, hình ảnh theo sau là lẽ thường tình. Hình ảnh những chú bò thong thả tản bộ giữa dòng đời tấp nập hay những bầy khỉ ngồi bới rác thật hiền hòa và đầy chất thơ.

Bò ăn rác trên đường
Dê nữa này
Khì này (ảnh này chụp ở Agra)
Ngay cả cái India Gate biểu tượng của Ấn Độ mà vẫn thấy lôm côm. Rác rưởi, hàng rong, người ngồi người đứng cứ lố nhố một khu.

Indian Gate
Người bán hàng rong ở India Gate
Đường phố thì đủ mùi, trong đó không thể loại trừ mùi xú uế. Kinh nhất là đi trên đường ngửi thấy mùi này nồng nặc, mà các bạn Ấn vẫn thong thả ngồi ăn và chém gió. Các bạn Ấn bạn nào có nhận thức về mùi cơ thể thì sẽ dùng các loại khử mùi tới mức nghẹt thở, còn bạn nào hơi ít khả năng nhận thức này thì cũng thôi rồi lượm ơi. Đi Metro mà giờ tan tầm thì sẽ ước gì không có khứu giác.

Theo bất kỳ định nghĩa nào thì mùi này cũng không thể gọi là thơm được
Nhưng Ấn Độ không chỉ có vừa bẩn, ồn, mùi mà còn đầy màu sắc. Nói gì thì nói, Ấn Độ cũng là một trong những nền văn minh lớn của thế giới, với những bản sắc rất riêng. Nhà cửa, đường phố, quần áo, gia vị… tất cả đều đậm sắc màu. Nhưng cái cuốn hút mình nhất vẫn là đồ ăn. Đồ ăn Ấn Độ vốn là một trong những loại đồ ăn ưa thích của mình. Ăn cả tháng thì chưa biết nhưng cả tuần thì mình đã thử và vẫn hoàn toàn thích thú với đồ ăn Ấn.

Đầu bếp Ấn Độ đây
Đồ ăn Ấn luôn sử dụng rất nhiều gia vị, mà toàn loại gia vị nặng. Mỗi món ăn Ấn Độ như kiểu một loại roller-coaster, khiến người ăn trải qua rất nhiều cung bậc vị giác. Ấn Độ lại là quốc gia đa văn hóa bậc nhất cái thế giới này, nên bản thân ẩm thực mỗi vùng miền của Ấn Độ đã là một thế giới riêng rồi. Chẳng hạn đồ ăn phía Bắc Ấn Độ sẽ dùng nhiều thịt, bơ, sữa chua hơn, còn phía Nam sẽ dùng nhiều rau củ hơn, đại loại thế. Mình không phải là chuyên gia nên không dám lạm bàn về ẩm thực ở đây. Ngon thì ăn, rất ngon thì ăn rất nhiều. Đơn giản vậy thôi.

Tuy vậy có một điều bất lợi về đồ ăn Ấn là nó hơi bị nhiều chất đạm, lại thêm dầu mỡ. Cái này nghe có vẻ không có lợi cho hệ bài tiết lắm. Tráng miệng thì ngọt thôi rồi. Cũng không khó hiểu lắm vì các bạn Ấn là các bạn đầu tiên trên thế giới làm ra đường mà. Ăn một bữa theo kiểu Ấn đảm bảo bụng phải to lên không ít. Thế nên các bạn Ấn có vòng eo tương đối phì nhiêu, nhiều bác nhìn như kiểu bầu mười tháng nhưng thực ra lại là đàn ông, râu ria lại rất xồm xoàm hẳn hoi.

Nói chung Ấn Độ không làm mình thất vọng. Đi cái nước cỡ này chắc phải mấy tháng mới may ra cảm nhận được phần nào, còn tính theo tuần như mình chưa đủ tuổi để phát biểu.

Thành Delhi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top