.... Từ cuối 2024, Trung Quốc đã cấm bán sang Mỹ 2 trong số 17 loại đất hiếm là gallium và germanium, dùng để sản xuất chíp điện tư, hệ thống radar và vệ tinh. Hôm 04/04/2025 Bắc Kinh hạn chế cấp giấy phép cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc cung cấp 7 mặt hàng trong đó có những chất như samarium, gadolinium, terbium hay yttrium… thuộc dòng « kim loại nặng ». Washington khó tìm nguồn thay thế.
...........
Không rõ cụ dịch bài từ đâu, nhưng có một vài vấn đề cần làm rõ. Gallium và germanium không phải là đất hiếm.
Gallium (số nguyên tử 31) có tính chất tương tự nhôm (13) và indium (49), được tìm thấy với hàm lượng nhỏ trong trong quặng bôxit, quặng kẽm sulfua và trong than. Gallium kim loại chủ yếu được sản xuất khi chế biến bôxit thành nhôm. Khoảng 80-95% gallium được sản xuất tại Trung Quốc.
Germanium (32) có tính chất trung gian giữa silicon (14) và thiếc (50). Quặng germanium rất hiếm. Hầu hết germanium là phụ phẩm của sản xuất kẽm và từ tro bay than. Trung Quốc sản xuất khoảng 60-70% germanium, phần còn lại đến từ Canada, Phần Lan, Nga và Hoa Kỳ.
17 kim loại đã và đang được coi là nguyên tố đất hiếm bao gồm: scandium (21, hiện nay hiếm khi coi nó là nguyên tố đất hiếm) + yttrium (39) + các nguyên tố từ lanthanum (57) tới lutetium (71).
Có nhiều kiểu phân chia nhóm kim loại đất hiếm; như phân chia thành:
a) Nhóm cerium (57-62) + nhóm terbium (63-65) + nhóm yttrium (21 + 39 + 66 - 71);
b) Nhóm nhẹ (LREE) + nhóm vừa (MREE) + nhóm nặng (HREE). Cách phân chia thành nhóm từ nhẹ tới nặng là phổ biến hiện nay.
Trung Quốc coi LREE = 57 - 60, MREE = 61 - 64, HREE = 39 + 65 - 71.
Mỹ coi LREE = 57 - 64, HREE = 39 + 65 - 71.
Samarium (62), gadolinium (64), terbium (65) hay yttrium (39) thì chỉ có terbium và yttrium được coi là thuộc HREE thôi.
Đất hiếm Đông Pao chứa nhiều nguyên tố nhóm nhẹ như La + Ce; nhưng hàm lượng Y (39) + Pr (59) + Nd (60) cũng tương đối lớn. Neodymium (60) là kim loại thiết yếu trong sản xuất nam châm vĩnh cửu.