MỘT TRUNG QUỐC "HƯỚNG VÀO TRONG", "TẬP TRUNG VÀO KINH TẾ NỘI ĐỊA" THÌ VIỆT NAM CÓ THỂ HƯỞNG LỢI GÌ?
Sáng nay mình dự 2 briefing chính sách về China thì mình rút ra:
1. Trung Quốc sẽ tăng thâm hụt ngân sách để chi tiêu hạ tầng, bơm tín dụng tiêu dùng, phá vỡ các rào cản truyền thống cho người tiêu dùng ở nông thôn tiếp cận vốn tiêu dùng cũng như dịch vụ tài chính đang giới hạn chủ yếu ở thành thị. Nôm na là giờ dân ở các thành phố xa sẽ được hỗ trợ tiền các loại, anh em học đại học ra mà chưa có job ở thành thị cũng được hỗ trợ.
2. Trung Quốc đang cân nhắc phát hành trái phiếu (nghĩa là vừa tăng thâm hụt ngân sách, tăng nợ công luôn) để gia tăng đầu tư hạ tầng, nâng cấp hạ tầng hiện tại lên tầm mới (ví dụ tăng tích hợp AI vào hạ tầng hiện có)
3. Tăng đầu tư dịch vụ công cho các thành phố để họ mở rộng phục vụ khu vực nông thôn gần đó, gia tăng đầu tư y tế, giao thông công cộng, nhà ở cho người già, mở rộng trợ giá giáo dục cho các gia đình,
Ước tính qui mô từ 31 đến trên 35 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng hơn 4,5 nghìn tỷ USD) có thể sẽ được bơm ra cho chi hạ tầng, dự kiến tăng gần 33 triệu người sẽ chuyển đến các thành phố vừa và nhỏ (tăng demand cho nhà ở tier 2 & tier 3 cities), biến 280 triệu người từ sống chật vật thành người có thu nhập dôi dư, trở thành lực lượng tiêu dùng chủ chốt.
Thừa nhận vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế sẽ dần thu hẹp, và Trung Quốc sẽ tập trung vào "Focus on doing our own work well".
Nói chung, Trung Quốc cược rằng họ có thể dùng tiền chi tiêu công và bơm trực tiếp tiền cho nền kinh tế qua dịch vụ công, hạ tầng, và trợ giá trực tiếp (thay vì bơm tín dụng) để kích thích lại một cách hữu cơ lực chi tiêu tiêu dùng của những người thu nhập thấp và trên thấp một chút (được tính toán là có 1 đồng chi 0,8 đồng), cũng như hi vọng kích thích một số ngành công nghiệp và công nghệ mũi nhọn (AI, công nghiệp bán dẫn nội địa, xây dựng, công nghệ sức khỏe, y sinh học và đại học tinh hoa), nâng cấp hạ tầng.
Kết quả là họ hi vọng dùng nó tạo ra số nhân về chi tiêu tiêu dùng và số nhân đầu tư hạ tầng để bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu (dự kiến bắt đầu tư cuối Q2).
Nói chung tham vọng này nó cũng quá to như cái tham vọng dùng thuế quan định hình lại thế giới của ông Trump.
Trong mắt ông Trump và cố vấn, nước Mỹ xưa này cung cấp dịch vụ công là đồng tiền dự trữ (đồng USD) và an ninh free cho thế giới, còn mua hàng của thế giới nhiều nữa, thì nay thế giới nên lại quả lại cho Mỹ.
Trong mắt ông Tập, Trung Quốc phải tự lực tự cường, lập một trật tự thế giới mới trong đó Trung Quốc biến từ người bán hàng chủ yếu sang người mua hàng chủ yếu về hàng tiêu dùng và xuất khẩu công nghệ cho các nước.
VIỆT NAM CÓ THỂ HƯỞNG LỢI GÌ?
Nếu ông Tập thành công chuyển đổi mô hình Trung Quốc sang tiêu dùng, thì VN ở ngay kế bên có một thị trường tiêu dùng khổng lồ cho nông sản, sản phẩm xanh, sạch mà người đô thị TQ ưa chuộng cũng như các dịch vụ giá rẻ.
Ngoài ra dân TQ có nhiều tiền sẽ nghĩ đến đi du lịch.
Thứ ba, sau khi đi du lịch tới VN, người TQ dư tiền sẽ nghĩ đến mua nhà ở VN rẻ hơn TQ.
Cuối cùng, khi China phát triển mạnh AI, công nghệ cao, họ cần nhân lực chất lượng từ VN.
Khi Mỹ bận đi đánh đập các đại học tinh hoa của mình, thì đại học tinh hoa của TQ đang muốn thu hút nhân tài từ VN.
RỦI RO CỦA VIỆT NAM
Trong ngắn hạn, thì DN TQ sẽ muốn nhanh chóng offload hàng tồn kho sản xuất và chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh thì sẽ nhanh chóng muốn đẩy hàng hiện có của họ sang VN và láng giềng để lấy vốn chơi cuộc chơi mới.
Sau đó, họ nhìn VN như một thị trường tiêu thụ China mở rộng.
Rủi ro hàng TQ giá rẻ tràn sang thị trường VN với qui mô kinh tế nội địa của họ gia tăng là sự thật. Họ có thêm 200 triệu người tiêu dùng thì qui mô sản xuất và chi phí sẽ giảm xuống, vì vậy sản xuất thêm hàng bán qua VN hoặc đẩy hàng tồn qua VN là một khả năng.
Các DN sản xuất hàng tiêu dùng của VN sẽ đối mặt với một cuộc chiến cam go hơn.
Ông Trump đang đánh thức một con beast, chuyển từ xuất khẩu level 10 sang tiêu dùng level 8 theo mô hình Ấn Độ, nhưng hơn cái là dân giàu hơn và xã hội ít phân chia đẳng cấp và xung đột hơn, hạ tầng tốt hơn.
Nếu TQ chuyển mình thành công, đó sẽ là một đối trọng ngang hàng với nước Mỹ mà các nước xuất khẩu cũng phải đi thương lượng 1 deal tốt để xuất hàng sang.
Nước cờ tiếp sau đó cũng đang hiện rõ, hút chất xám ở độ tuổi trẻ của các nước sang Trung Quốc, vừa giải quyết tình trạng già hóa dân số, vừa xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao mà Mỹ đang đuổi đi và phương Tây không còn khả năng giữ chân vì trì trệ trong đầu tư và lương bổng.
Sau trade war, có lẽ sẽ là talent war.
Hình minh họa: mình kêu con bot vẽ hình cái town Bourbon on the water đẹp gần Bristol theo style của một cái hình mình chụp bị xấu, ngược nắng. Đây là ví dụ về lực lượng sản xuất của tương lai, con người nghĩ ra idea, con người có trải nghiệm, con bot thi hành và làm đẹp lại trải nghiệm đó.
copy