[TT Hữu ích] Hoà Bình xưa

viet7500

Xe buýt
Biển số
OF-367244
Ngày cấp bằng
18/5/15
Số km
867
Động cơ
249,553 Mã lực
Sau thất bại này, tướng Giáp vẫn kiên quyết đưa ra cuộc tấn công sang rìa phía tây nam đồng bằng Bắc bộ. Ngày 29/5/1951 ông lệnh cho các đơn vị vượt sông Đáy với đại đoàn 304 đánh Phủ Lý, đại đoàn 308 đánh Ninh Bình, đại đoàn 320 đánh Phát Diệm. Tuy nhiên dưới địa hình trống trải thì Pháp sử dụng hỏa lực máy bay làm tan vỡ đội hình tiến quân. Các trung đàn cơ động Pháp thành công trong việc ngăn chặn quân của tường Giáp vượt quá đầu cầu phía Đông sông Đáy, và các hải đội ven biển Pháp cắt đứt đường tiếp viện bắt buộc tướng Giáp kết thúc chiến dịch và thu quân để cứu vãn những gì còn sót lại.
E đọc đâu đó thì con trai của Lattre de Tassigny, Bernard de Lattre de Tassigny, tử trận trong trận chiến này
 

hung521707

Xe tải
Biển số
OF-793828
Ngày cấp bằng
16/10/21
Số km
262
Động cơ
38,742 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Thành phố Ninh Bình
Trong cuốn "Chiến thắng bằng mọi giá" do Cecil B. Curey nghiên cứu về tướng Giáp thì tướng De Lattre de Tassigny đã đánh thắng tướng Giáp liên tiếp ở 3 chiến dịch Vĩnh Yên, Mạo Khê, và sông Đáy trong năm 1951.

Sau khi Pháp thua nặng ở chiến dịch biên giới tháng 10/1950, Tassigny thay Carpentier làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và cho xây dựng hệ thống đồn bốt, lô cốt bảo vệ vùng tam giác châu thổ sông Hồng, ra lệnh lính chiến phải túc trực thường xuyên trong các doanh trại, bác bỏ việc di tản phụ nữ và trẻ em thường dân Pháp theo quy định cũ của Carpenter với mục đích: "Chừng nào phụ nữ, trẻ em còn có mặt ở đây, đàn ông không dám bỏ rơi họ để lọt vào tay đối phương".

Tướng Giáp với tâm trạng lạc quan sau chiến thắng biên giới 1950, sự động viên của các cố vấn Trung Quốc, và viện trợ đem lại, ông cho rằng con đường tiến xuống đồng bằng (Hà Nội) đã rộng mở. Sau thời gian chuẩn bị ngày 17/1/1951 tướng Giáp ra lệnh cho hai đại đoàn 308 và 312 tấn công Vĩnh Yên. Đến trưa ngày 18/1, các đại đoàn quân của tướng Giáp không thể chọc thủng hệ thống phòng thủ Pháp và tường Giáp phải hạ lệnh thu quân. Sau trận đánh hai đại đoàn tổn thất 6000 quâni tử trận, 8000 bị thương.

Không nản lòng, ngày 23/3/1951, tướng Giáp huy động 3 sư đoàn quân tiến về Hải Phòng đánh vào Mạo Khê. Sau 8 ngày chiến đấu và cố gắng vô ích, tướng Giáp phải kết thúc chiến dịch với tổn thất thêm 3000 quân.

Sau thất bại này, tướng Giáp vẫn kiên quyết đưa ra cuộc tấn công sang rìa phía tây nam đồng bằng Bắc bộ. Ngày 29/5/1951 ông lệnh cho các đơn vị vượt sông Đáy với đại đoàn 304 đánh Phủ Lý, đại đoàn 308 đánh Ninh Bình, đại đoàn 320 đánh Phát Diệm. Tuy nhiên dưới địa hình trống trải thì Pháp sử dụng hỏa lực máy bay làm tan vỡ đội hình tiến quân. Các trung đàn cơ động Pháp thành công trong việc ngăn chặn quân của tường Giáp vượt quá đầu cầu phía Đông sông Đáy, và các hải đội ven biển Pháp cắt đứt đường tiếp viện bắt buộc tướng Giáp kết thúc chiến dịch và thu quân để cứu vãn những gì còn sót lại.

Ba chiến dịch liên tiếp đã khiến tường Giáp mấy 6000 quân ở Vĩnh Yên, 3000 quân ở Mạo Khê, và 10000 quân ở sông Đáy. Thừa nhận sai lầm trước Bộ chính trị, tường Giáp tiến hành một kế hoạch mới nhưng đối thủ của ông không còn là tường Tassigny nữa vì ông phải trở về nước và đem theo niềm hy vọng của Pháp.

Tướng Salan kế nhiệm tướng Tassigny đã lập tức thua ở chiến dịch Hòa Bình tháng 3 năm 1952, sau đó thua tiếp ở chiến dich Tây Bắc tháng 11/1952. Đến đầu năm 1953 thì Salan bị thay thế bởi Navarre. Rafford chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ đã xếp Salan vào loại "chờ thời nhút nhát".
tôi đọc thì thấy lão Tassigny này bị dính đạn chết chứ không phải là về nước bình thường
 

lamthanh210

Xe hơi
Biển số
OF-831504
Ngày cấp bằng
29/3/23
Số km
112
Động cơ
615 Mã lực
Tuổi
35
Đây là những bức ảnh màu nguyên bản do nhiếp ảnh gia Léon Busy chụp thời kỳ 1915-1917
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (259) Hoà Bình  .jpg

1916 - Chợ Bờ, tỉnh Hoà Bình. Bãi cát trước đập đá Sông Đà (nay nằm dưới lòng hồ thủy điện Hòa Bình, cách Hà Nội 100 km). Ảnh: Léon Busy
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (260).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (261).jpg
xem ảnh của cụ thích quá, bảo sao mà cụ nguyễn tuân miêu tả người lai đò sông đà vất vả thê nào mới vượt qua được dòng nước; trước e đi qua sông đà cứ thắc mắc nước êm thế này có gì mà khó đâu =))
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,566
Động cơ
655,997 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hòa Bình (30).jpg

28-12-1951, Quốc trưởng Báo Đại duyệt đội quân nhày dù tại Xuân Mai tham gia Chiến dịch Sông Đà
Bức hình này khá đặc biệt, Cụ Ngao5 hoặc cụ nào hiểu giải thích giúp em về Việc Bảo Đại tham gia giai đoạn này.
 

lamthanh210

Xe hơi
Biển số
OF-831504
Ngày cấp bằng
29/3/23
Số km
112
Động cơ
615 Mã lực
Tuổi
35
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (283).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (284).jpg

1916 – một làng và cánh đồng của người Mường ở tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Léon Busy
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (285).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (286).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (287).jpg
em ở HB từ lúc sinh ra tới giờ, gì chứ năm 2000-2005 đi nhiều nơi vẫn y như ảnh 100 năm trước, mà chỉ loanh quanh thành phố bán kính 10km thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Bức hình này khá đặc biệt, Cụ Ngao5 hoặc cụ nào hiểu giải thích giúp em về Việc Bảo Đại tham gia giai đoạn này.
Em hiểu rất rõ sự kiện này
Đó là Bảo Đại duyệt đội quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam tham dự Chiến dịch Sông Đà tháng12/1951. Chiến dịch Sông Đà do Thống chế de Lattre de Tassigny tổ chức
Nói thêm về Bảo Đại để các cụ hiểu thêm hoàn cảnh Việt Nam thời kỳ 1949-1951
Biết chắc Mao sẽ thắng Tưỏng Giới Thạch ở Trung Quốc, đầu năm 1949 người Mỹ ép người Pháp phải thành lập một Chính phủ người Việt tại Việt Nam để đương đầu với "Chính phủ VNDCCH" (cả hai bên đều gọi gọi là Việt Minh), chứ không để người Pháp chiến đấu với Việt Minh trong cái tên "Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương", nghe sặc mùi thực dân, kẻ cướp
Năm 1949 Pháp nhắm tới Bảo Đại đứng đầu cái Chính phủ sẽ thành lập
Nhưng cả hai bên không có tiếng nói chung, vì Bảo Đại yêu cầu rằng "trả lại độc lập cho Việt Nam" thì phải trả cả Nam Kỳ, không thì thôi
Người Pháp đâu dễ nhả Nam Kỳ dễ dàng thế và định chơi trò mèo chuột "nhả mà không nhả", nghĩa là hứa với Bảo Đại SẼ trả Nam Kỳ, nhưng tạm thời chưa trả.
Bảo Đại dừng cuộc chơi
Lúc đó chiến phí ở Việt Nam tăng lên, mà Pháp không có đủ vũ khí để chiến đấu với Việt Minh, nghĩa là sẽ mất toàn bộ Đông Dương
Khoảng giữa năm 1949, Pháp phải trả lại ĐỘC LẬP cho Chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu, chức danh Quốc trưởng
Đáp lại, người Mỹ cung cấp cho Pháp vũ khí dưới dạng Lend-Lease (thuê-mượn)
Người Mỹ yêu cầu rằng, Quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại), sẽ do người Mỹ cung cấp vũ khí 100%, kể cả quần áo. Pháp huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam, tiền huấn luyện trừ vào tiền vay mượn của Mỹ.
Do vậy Quân đội Quốc gia Việt Nam và Lực lượng Viễn chinh Pháp tạm thời là ngang bằng trong cái gọi là Quân đội Liên hiệp Pháp. Người Pháp có thể điều động quân đội Quốc gia Việt Nam tham gia, nhưng phải có sự đồng ý của phía Chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại)
Cho nên cuối năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam tham gia Chiến dịch Sông Đà và có cuộc duyệt binh ra quân ở Xuân Mai như bức ảnh trên
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,566
Động cơ
655,997 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hiểu rất rõ sự kiện này
Đó là Bảo Đại duyệt đội quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam tham dự Chiến dịch Sông Đà tháng12/1951. Chiến dịch Sông Đà do Thống chế de Lattre de Tassigny tổ chức
Nói thêm về Bảo Đại để các cụ hiểu thêm hoàn cảnh Việt Nam thời kỳ 1949-1951
Biết chắc Mao sẽ thắng Tưỏng Giới Thạch ở Trung Quốc, đầu năm 1949 người Mỹ ép người Pháp phải thành lập một Chính phủ người Việt tại Việt Nam để đương đầu với "Chính phủ VNDCCH" (cả hai bên đều gọi gọi là Việt Minh), chứ không để người Pháp chiến đấu với Việt Minh trong cái tên "Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương", nghe sặc mùi thực dân, kẻ cướp
Năm 1949 Pháp nhắm tới Bảo Đại đứng đầu cái Chính phủ sẽ thành lập
Nhưng cả hai bên không có tiếng nói chung, vì Bảo Đại yêu cầu rằng "trả lại độc lập cho Việt Nam" thì phải trả cả Nam Kỳ, không thì thôi
Người Pháp đâu dễ nhả Nam Kỳ dễ dàng thế và định chơi trò mèo chuột "nhả mà không nhả", nghĩa là hứa với Bảo Đại SẼ trả Nam Kỳ, nhưng tạm thời chưa trả.
Bảo Đại dừng cuộc chơi
Lúc đó chiến phí ở Việt Nam tăng lên, mà Pháp không có đủ vũ khí để chiến đấu với Việt Minh, nghĩa là sẽ mất toàn bộ Đông Dương
Khoảng giữa năm 1949, Pháp phải trả lại ĐỘC LẬP cho Chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu, chức danh Quốc trưởng
Đáp lại, người Mỹ cung cấp cho Pháp vũ khí dưới dạng Lend-Lease (thuê-mượn)
Người Mỹ yêu cầu rằng, Quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại), sẽ do người Mỹ cung cấp vũ khí 100%, kể cả quần áo. Pháp huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam, tiền huấn luyện trừ vào tiền vay mượn của Mỹ.
Do vậy Quân đội Quốc gia Việt Nam và Lực lượng Viễn chinh Pháp tạm thời là ngang bằng trong cái gọi là Quân đội Liên hiệp Pháp. Người Pháp có thể điều động quân đội Quốc gia Việt Nam tham gia, nhưng phải có sự đồng ý của phía Chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại)
Cho nên cuối năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam tham gia Chiến dịch Sông Đà và có cuộc duyệt binh ra quân ở Xuân Mai như bức ảnh trên
Cảm ơn cụ. Quả thực nhờ cụ em biết nhiều hơn về lịch sử. Kính cụ 1 ly. Chúc cụ mạnh khỏe.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,547
Động cơ
223,768 Mã lực
cụ Ngao5 có nhiều tư liệu quá, như nhà sử học, chúc cụ mạnh khỏe!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top