Nét mới ở Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông
by
baobinhdinh | posted: Tháng Hai 9, 2013
0 comment
Anh Bùi Bình Yên, Giám đốc Khu Bảo tồn trong trang phục ngành trên vai thẫm đẫm sương, nhớ lại cách đây vài năm, trước khi thành lập BQL Khu bảo tồn, tình trạng ngươì dân khai thác rừng tại đây có thể nói vô cùng nghiêm trọng. Cộng với việc đầu tư mở đường từ huyện Tân Lạc sang Lạc Sơn xuyên qua rừng càng làm cho rừng bị tàn phá. Cảnh gỗ rừng chất thành từng đống, ngổn ngang khắp các ngả đường. Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe máy tham gia vận chuyển gỗ trái phép ra khỏi rừng. Sau khi BQL được thành lập, cùng với quết tâm của cả hệ thống chính trị và nhận được sự đồng lòng của nhân dân trong vùng, đến nay, tình trạng chặt phá rừng vận chuyển gỗ đã gần như được đẩy lùi.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông có diện tích hơn 19.200 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 16.200 ha được chia ra thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã ở 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Khu BTTN còn là mắt xích quan trọng trong một tổ hợp bảo tồn thiên nhiên trải dài từ Vườn quốc gia Cúc Phương đến biên giới Việt – Lào.
Nhận rõ tầm quan trong trong việc bảo vệ, gìn giữ rừng, trong những năm qua, BQL khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã tích cực làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tuyên truyền, vận động đến hàng ngàn hộ gia đình trong khu vực khu bảo tồn nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Bình quân hàng năm, BQL đã phối hợp với UBND các xã mở hàng chục lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cộng đồng dân cư, thôn, bản về giá trị của tài nguyên rừng.
Mặt khác, xác định việc ngăn chặn, bắt giữ các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngay tận gốc luôn là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Bởi vậy, BQL đã thường xuyên chỉ đạo kiểm lâm điạ bàn đảm bảo 2/3 thời gian có mặt tại địa bàn. Đồng thời, thành lập nhiều chốt kiểm tra cơ động 24/24 h tại xã Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu với sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm rừng.
Đặc biệt, năm 2012, điểm mới đáng chú ý chính là công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng với các lực lượng chức năng như công an, quân đội, UBND xã có nhiều khởi sắc. Việc phân cấp bắt giữ, xử phạt hành vi vi phạm lâm luật đối với chính quyền xã phần nào tạo sự chủ động và trách nhiệm cao hơn. Cùng với đó, mô hình tham gia của người dân vào bảo vệ rừng đặc dụng cũng được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đến bảo vệ rừng từ gốc. Cũng trong năm, BQL đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông với sự tham gia của các ban, ngành liên quan hai huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, 15 xã trên địa bàn và vùng giáp ranh.
Tuy nhiên, cũng theo anh Bùi Bình Yên, hầu hết người dân trong vùng kinh tế còn khá nhiêù khó khăn. Trong khu bảo tồn hiện có gần 2.700 hộ với 13.500 nhân khẩu đang sống tại 51 xóm, trong khi đó, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.654 ha. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân tạo sức ép rất lớn đối với việc bảo vệ rừng. Để bảo vệ rừng bền vững, đời sống nhân dân phải từng bước được cải thiện. Chính vì vậy, Khu BTTN đã từng bước quan tâm giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập thông qua các hỗ trợ về trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng (Dự án 661). Ngoài ra, một số chương trình do các tổ chức quốc tế tài trợ đã phát huy hiệu quả tích cực đối với cộng đồng dân cư như Hội tình nguyện Nhật Bản phát triển nông thôn qua phát triển sinh kế…cũng phần nào có tác động tích cực đến đời sống của người dân.
[FONT="]Ngay như năm 2012, BQL khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã thực hiện dự án: Ngọc Sơn – Ngổ Luông có sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng (EU); chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững mà trọng tâm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo tồn đa sinh học và tập huấn nang cao năng lực cho cán bộ khu bảo tồn. Thông qua chương trình này, đến negative đã có 100 hộ dân được nhận khoán bảo vệ trên 962 ha rừng. Các diện tích giao khoán đã được nghiệm thu cơ sở và được đánh giá bảo vệ cây phát triển tốt. Mới đây, BQL khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã thành lập được Chi hội du lịch sinh thái tại xã Tự Do (Lạc Sơn). Đến negative đã có hàng trăm khách du lịch nước ngoài và trong nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đây được kỳ vọng là mô hình mới và giầu tiềm năng trong thúc đẩy KT – XH của người dân trong vùng.
Thật vui mừng khi đọc bài báo viết về Nết mới trong công tác bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Lương.
Nhưng thực tế cho thấy phía trong Khu bảo tồn mới cần tăng cường hơn công tác bảo vệ rừng, với góc độ nhãn quan nhìn nhận thì gỗ ngâm dưới ao...
Gỗ xếp bên đường
Canh tác mở rộng, gỗ đốn hạ, rừng thu hẹp dần
Rừng xanh???
Ngôi nhà mới bên rừng.
[/FONT]