Câu hỏi của cụ Tứ Vô Lượng, tôi cũng đã ngẫm nghĩ 1 thời gian. Ở các vùng làng quê Bắc Bộ, rất nhiều dòng họ đặc biệt là các dòng họ lớn, khi truy nguyên nguồn gốc thì đều có 1 ông tổ nào đó di cư từ Phương Bắc sang. Vậy mà người VN, năng lực làm kinh tế thua xa người Trung quốc. Tại sao như vậy?
Sau khi quan sát tìm hiểu 1 thời gian, tôi cho rằng lý do chủ yếu là khả năng đồng hóa quá mạnh của văn hóa làng xã Bắc Bộ.
Làng xã Bắc Bộ Việt nam có 1 thiết chế tập tục và văn hóa mạnh kinh khủng. Nếu cư trú trong đó, chỉ cần chừng chục năm là bị "mài nhẵn" theo phong tục tập quán làng xã, bất biết lúc trước anh thế nào.
Đặc điểm của văn hóa làng xã là sản xuất tiểu nông, tư tưởng gia đình họ tộc, anh hùng nhất khoảnh, không cần phát triển ra bên ngoài. Dù có chí lớn bao nhiêu, khi chấp nhận cư trú trong làng xã là 1 thời gian sau anh sẽ bị cùn mòn đi, tầm mắt ngắn lại chỉ cần đủ oai trong phạm vi lũy tre làng là thỏa mãn.
Điểm tích cực của làng xã là sự cố kết cực kỳ mạnh, cho nên cả ngàn năm Bắc thuộc vẫn không đồng hóa nổi là như vậy. Thậm chí làng quê Bắc Bộ còn làm được kỳ tích là "đồng hóa" được người Hoa. Tuy nhiên nhược điểm thì như các cụ thấy, nó không khuyến khích kinh tế hàng hóa, thương mại vv Khi kinh tế hàng hóa phát triển, thiết chế làng xã yếu dần nhường bước cho thiết chế đô thị, và trong phạm vi đô thị thì người Hoa giữ được là chính mình và phát huy được năng lực kinh tế vốn có.
Như vậy, thiết chế làng xã chính là yếu tố cơ bản làm cho Việt nam không bị Hán hóa như các bộ tộc Bách Việt khác, nhưng cũng chính là lý do người Việt không có năng lực kinh tế mạnh như người Hoa, mặc dù có nhiều tương đồng về gen. Cái gì cũng có điểm cộng và điểm trừ,