[Funland] Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nếu nói về tiềm lực kinh tế được ngoại bang giúp đỡ thì VN cộng hòa còn được buff nhiều hơn cả Nguyễn Ánh đấy, Bắc VN đc lòng dân mới thắng được chứ đọ kinh tế thì thua trắng bụng. Nên cụ đừng liệt kê mấy bọn chủ buôn chủ thuyền Trung Hoa hay Thái Lan làm j nó ko phải là nguyên nhân chính đâu.
Không tự nhiên có thảm sát cù lao Phố đâu, có vẻ đó là cú xoá hậu phương hỗ trợ của một bên tham chiến, tôi cho là Nguyễn Lữ.
Kinh tế thời chiến thì đừng nói đến ngụy, cái bọn mà... thôi không động đến thì hơn.
P.S: xem ra có mùi rải đinh, he he.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Chán ông chúa Trịnh nhắm. Buôn bán với đông ấn Hà Lan đang ngon trớn thì trên rải thảm dưới rải đinh. Đến nỗi đông ấn Hà Lan rút thương điếm năm 1700. Kinh tế Đàng Ngoài lụn bại.

Sau vài năm lưu trú tại Phố Hiến (Hưng Yên), người Hà Lan chuyển lên định cư buôn bán ở Kẻ Chợ từ đầu thập niên 1640 đến năm 1700. Số lượng nhân viên thường trực tại thương điếm Kẻ Chợ dao động trong khoảng 9 người, tăng lên 14 người khi thương điếm được nâng cấp lên hàng thường trực. Hoạt động xuất-nhập khẩu của VOC tác động đáng kể đến nền kinh tế phong kiến Đàng Ngoài. Sự thăng trầm trong hoạt động xuất khẩu của VOC cũng chi phối đáng kể số lượng nhân công tham gia sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp như tơ lụa và gốm sứ.

1700:
Trong thư gửi Chúa Trịnh Căn, Toàn quyền Willem van Outhoorn than phiền rằng Công ty buộc phải đóng cửa tạm thời thương điếm Kẻ Chợ bởi tình trạng buôn bán thua lỗ và sự ngược đãi ngày càng thậm tệ mà nhân viên Công ty đang phải chịu đựng. Tuy nhiên, trong thư gửi viên giám đốc Van Loo, Toàn quyền chỉ thị rằng nếu Chúa Trịnh yêu cầu Công ty tiếp tục duy trì thương điếm, Van Loo phải đồng ý với điều kiện Chúa hứa từ nay sẽ hậu thuẫn hoạt động buôn bán của Công ty.

Trái với dự đoán của Toàn quyền, Phủ Chúa không mảy may bận tâm về ý định rút lui của người Hà Lan. Mùa xuân năm 1700, không tiệc tùng chia tay, người Hà Lan lặng lẽ rời Đàng Ngoài. Trong bức thông thư cuối cùng gửi Toàn quyền, sau khi đã trách móc sự thiếu trung thực của nhân viên Công ty trong giao dịch, Chúa Trịnh nói lấp lửng rằng “không phản đối kế hoạch đình chỉ thương điếm và triệu hồi nhân viên của Công ty nhưng hi vọng Toàn quyền sẽ thay đổi ý định”.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,323
Động cơ
367,202 Mã lực
Không phải "thời Nguyễn bế quan tỏa cảng" mà chính xác là "từ Minh Mạng trở về sau" cụ ạ.

Minh Mạng thừa hưởng 1 di sản hoàn chỉnh chưa từng có từ vua cha Gia Long, nhưng sau khi lên ngôi ông ta đã chọn con đường sai lầm nhất là triệt để học theo Trung hoa mặc dù nhà Thanh lúc đó đã vào lúc suy tàn. Bế quan tỏa cảng là lựa chọn chủ động của Minh Mạng chứ không vì bất cứ một lý do nào khác.

Có điều đáng buồn là các chúa Nguyễn đều ít nhiều có năng lực hoặc con mắt làm kinh tế, nhưng con cháu từ thời Minh Mạng trở đi thì năng lực làm kinh tế gần như bằng 0, cứ tự bế quan tỏa cảng như đà điểu rúc đầu vào cát. Vì thế mà kinh tế, xã hội, quân sự... ngày càng lụn bại và ngu ngốc, đến lúc Pháp đánh thì cả vua lẫn quan biến thành 1 đám lơ ngơ không biết làm gì ngoài cắt đất cầu hòa.
Chắc tai các quan cận thần xúi: bọn tây Pháp vào VN truyền đạo ghê lắm, để chúng truyền đạo lâu, dân Nam (gốc chăm, dân tàu) lên thuyền theo Pháp hết lấy gì thu thuế. Bọn bắc thì không phục các chúa Nguyễn (phép vua còn thua lệ làng). Danh nghĩa thì các tỉnh Bắc Kỳ là một tỉnh trực thuộc nhưng tỉnh trưởng Bắc Kỳ khác nào chục ông vua con, dự triều nộp tiền thuế lấy lệ. Nên là cứ đuổi sạch quan thày Pháp về nước cho lành. Chưa kể các "quan thày Anh" ở cty Đông Ấn, tuyên truyền + đút lót làm loạn cả nước lớn Ấn Độ, đến độ các nước Ân + Miến Điện + Parkistan đập nhau tóe khói, nên để quan thày Pháp lộng hành lâu ngày ở đất Đàng Trong rất là nguy hiểm.......
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,323
Động cơ
367,202 Mã lực
Cái vụ vua Quang Trung mất đột ngột nó liên quan đến phong thuỷ và phước phận nhà Tây sơn ... cũng rất huyền bí ... trước khi mất hình như Vua Quang Trung đã chứng ngộ?

Do phước đức các cụ Nguyễn Kim Nguyễn Hoàng còn lớn ...

mà thôi chắc em không nên nói tiếp ...
Hic nó lại phù hợp với thuyết nhân quả. Lúc sống vua Quang Trung đã sát hại quá nhiều sinh linh nên mạng yểu.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,873
Động cơ
273,109 Mã lực
Phước đức j, được lòng dân thì thắng, mất lòng dân thì bại. Chiến tranh liên miên ko lo kinh tế lấy lực đâu mà đánh. Nguyễn Huệ chỉ giỏi đánh nhau ngoài ra chả giỏi j, Làm vua đâu cần giỏi đánh nhau. Nếu solo thì chắc Nguyễn Huệ chấp 10 Nguyễn Ánh :D.
Ba anh em nhà họ Nguyễn xuất thân là dân buôn và buôn lậu đấy cụ ạ. Thế nên họ đã có đầu óc dùng tiền sử dụng cướp biển làm lính đánh thuê ăn lương tháng, 😁😁😁
Do thiếu đoàn kết nội bộ nên vận khí mất thôi
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,742 Mã lực
Ba anh em nhà họ Nguyễn xuất thân là dân buôn và buôn lậu đấy cụ ạ. Thế nên họ đã có đầu óc dùng tiền sử dụng cướp biển làm lính đánh thuê ăn lương tháng, 😁😁😁
Do thiếu đoàn kết nội bộ nên vận khí mất thôi
Có cụ Nguyễn Nhạc sinh thời buôn trầu thôi. Trầu có phải hàng quốc cấm đâu mà phải buôn lậu cụ?
 

minhphuc9

Xe tải
Biển số
OF-842128
Ngày cấp bằng
21/10/23
Số km
267
Động cơ
7,126 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E phải đánh dấu và đọc thớt này dần, thẩm từng câu chữ, nội dung. Khâm phục các cụ thật, sao lại biết nhiều về lịch sử thế. E ngoài lịch sử học ở trường ko biết gì thêm.
 

minhphuc9

Xe tải
Biển số
OF-842128
Ngày cấp bằng
21/10/23
Số km
267
Động cơ
7,126 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ mở thớt và tất cả các cụ vì thớt bổ ích này.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,873
Động cơ
273,109 Mã lực
Có cụ Nguyễn Nhạc sinh thời buôn trầu thôi. Trầu có phải hàng quốc cấm đâu mà phải buôn lậu cụ?
hồi mới ra trường , em có đọc ở thư viện Hn, cuốn Tây Sơn ký truyện, có nhớ ba anh em họ buôn trầu không, gấm, muối , kỳ nam hình như muối và ký nam ko đc buôn 2 chiều giữa dân miền xuôi và dân miền ngược, cũng như buôn sang bên kia biên giới, em đọc đc cũng khá lâu chỉ nhớ vậy
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Thực ra chúa Trịnh và đông ấn Hà Lan VOC cũng đã tính liên minh úp Đàng Trong rồi. Chúa Trịnh còn hứa nhượng địa Quảng Nam cho VOC.

1641-1643 (14 năm sau khi xảy ra trận chiến Trịnh Nguyễn đầu tiên) VOC đã tấn công một số địa điểm Đàng Trong nhưng phối hợp với chúa Trịnh không nhịp nhàng nên bị Đàng Trong úp sọt. Phải nói các chúa Nguyễn rất gấu, đánh thắng cả đông ấn Hà Lan.

Thư chúa Trịnh gửi VOC: Một số người hung bạo (tức họ Nguyễn) đã thiết lập 1 chính quyền tách biệt tại biên giới phía Nam của Bản quốc. Chúng dựa vào vị trí phòng thủ vững chắc của chúng để chống lại triều đình [của nhà Lê tại Thăng Long]. Bản quốc chưa làm gì chúng vì e ngại rằng có một cái gì đó không đoán trước được có thể xảy ra trên biển. Vì quý Quốc vương có thiện chí với Bản quốc. Quý Quốc vương có thể cho Bản Quốc 2 hoặc 3 tàu, hoặc 200 lính bắn giỏi được không, như 1 bằng chứng về sự tốt bụng của quý Quốc vương. Những người lính đó có thể giúp bản Quốc bắn đại bác. Ngoài ra, xin hãy gửi cho Bản quốc 50 thuyền chiến với binh lính chọn lọc và đại bác có sức công phá mạnh, và Bản quốc sẽ gởi một số binh lính đáng tin cậy để dẫn các thuyền chiến của quý Quốc vương đến Quảng Nam làm tăng quân viện. Cùng lúc, Bản quốc sẽ tấn công Thuận Hóa. Sau khi chiến thắng, Bản quốc sẽ tặng cho binh lính quý quốc 2 đến 3 vạn lạng bạc. Còn về phần quý Quốc Vương, bản Quốc sẽ trao cho quý Quốc vương xứ Quảng Nam để trị vì. Quý Quốc vương có thể chọn binh lính để xây dựng và bảo vệ nó. Bản quốc sẽ ra lệnh cho dân tại đó nộp cống cho quý Quốc vương. Quý Quốc vương sẽ lựa chọn những sản vật của vùng và cho Bản quốc 1 phần để 2 bên cùng có lợi. Trời sẽ trừng phạt Bản quốc nếu những đều trên là không thật

Ghi chép của cụ Alexndre de Rhodes về trận Hà Lan - Đàng Trong:

Chúa Đàng Ngoài tấn công chúa Đàng Trong, như tôi sẽ nói sau, ba lần đem quân đi đánh nhưng đều thất bại. Chúa liền cầu cứu với thương gia người Hoà Lan chiếm đóng bến tàu Java Cả, gọi là Jaquetra hay Tân Hoà Lan. Chúa phái người đem lễ vật tới xin cung cấp cho mấy chiếc tàu tròn của họ, để nhờ đó chúa quyết định phá huỷ hạm đội người Đàng Trong. Người Hoà Lan nhận lời ngay vì biết là để tấn công chúa Đàng Trong đã công khai từ mấy năm nay tự xưng thù địch với nước mình.

Họ liền phái tới chúa Đàng Ngoài ba chiếc tàu tròn trang bị đầy đủ và có mấy khẩu súng. Đoàn tàu vô ý tới gần một hải cảng Đàng Trong vì bị gió đánh dạt, đúng lúc tình cờ chúa đang có mặt với mấy thuyền chiến. Chúa nhận thấy đây là viện trợ người Hoà Lan gởi chúa Đàng Ngoài để gây chiến. Cơn giận nổi lên (như thể chúng dám táo bạo thách thức ở biên giới), chúa liền bàn xem có nên cho thuyền đuổi theo. Chúa hỏi ý kiến một người Hoà Lan mấy năm nay sống sót sau cơn bão biển và ở lại phục vụ chúa lo việc binh đao. Tên lính này kiêu căng và khinh thị đáp rằng đoàn tàu này chỉ sợ có thế lực và thịnh nộ võ khí của ông Trời. Tức giận vì thái độ hỗn xược, chúa không thèm đáp, nhưng ra lệnh cho các thuyền trưởng lập tức cho nhổ neo rời bến và tấn công đoàn tàu Hoà Lan trông rõ ngoài khơi. Nhờ lúc này biển lặng, chỉ có gió nhẹ thổi, nên việc tấn công mang lại kết quả: chỉ có chiếc tàu nhỏ hơn cả của người Hoà Lan nhờ gió nhẹ thổi mà chạy thoát, còn chiếc kia muốn chạy trốn đoàn thuyền rượt theo, mất hướng đụng phải cồn vỡ tan và chìm dưới làn sóng. Chiếc thứ ba lớn hơn hết dĩ nhiên nặng nề hơn cả, gió không đẩy nổi, liền bị bốn thuyền chiến bao vây và chiếm giữ, sau khi hết sức chống cự và bắn vô hiệu vào đoàn thuyền chiến rất thấp đã tới sát nách. Tay lái và cột buồm bị phá. Trong cơn nguy khốn cùng cực, thuyền trưởng và lính Hoà Lan mất hết hy vọng cứu thoát giữa biển khơi, liền châm lửa vào kho thuốc súng đốt chiếc tàu cùng thủy thủ, tất cả chừng hai trăm, trừ bảy người tránh ngọn lửa nhảy xuống biển trôi theo làn sóng, được thuyền chiến Đàng Trong vớt và đem đi trình chúa ở trên bến đang đợi đoàn tàu chiến thắng trở về.

Chúa thấy bảy người Hoà Lan thoát hoả tai và đắm tàu chiến quỳ phục dưới chân, liền quay về phía người Hoà Lan xấc xược đã khoe tàu nước họ vô địch và chế giễu hắn: "Này ngươi, hãy hỏi xem lính nước ngươi ở đâu mà đến?"

Xấu hổ, hắn lý nhí trong miệng và run sợ thưa: "Chúng thoát nạn do tàu chiến của Chúa đánh bại tàu người Hoà Lan."

Chúa tiếp: "Thế thì chẳng phải đợi thế lực võ trang của Trời để thắng, vì đoàn thuyền chiến của ta đủ để phá vỡ".

Rồi Chúa truyền cho binh sĩ của Chúa:
"Bớ ba quân, bây giờ hãy chặt đầu tên kiêu căng và gỡ cho thế giới thoát khỏi loài sâu bọ không đáng sống này".
Tức thì lệnh được thi hành. Chúa còn cho cắt đầu mũi không những của tám tên lính sẽ đem đi chém đầu mà còn của tất cả những tên khác bị cháy hay đắm tàu, bỏ vào một thúng gửi ra biếu chúa Đàng Ngoài kèm theo vài lời chua chát, đắng cay tương tự như: xin nhận một phần đạo binh chúa đã chuẩn bị để tấn công và xin lần sau chuẩn bị một viện binh khá hơn. Việc này làm cho chúa Đàng Ngoài rất xúc động đến nỗi chúa chẳng còn muốn đón tiếp chiếc tàu thứ nhất của người Hoà Lan chạy trốn theo chiều gió, chúa cũng chẳng thèm cung cấp lương thực cần để sống, chiếc tàu này đành phải về tới Trung Quốc tìm lương thực, xa chừng sáu trăm dặm.
Hai chiếc thuyền đầu tiên của người Hà Lan tới Hội An năm 1601 là Haarlem và Leiden dưới sự chỉ huy của Gaspar van Groesbergen. Thương nhân Jeronimus Wonderaer là người đầu tiên đặt chân lên Hội An trên thuyền Haarlem.

Người Hà Lan đầu tiên đến Đàng Ngoài là Carel Hartsinck, nhân danh Nicolaas Koeckebacker - thương nhân trưởng tại chi nhánh Nhật Bản của VOC. Ông này đi từ Hirado (Nagasaki) vào tháng 1/1637 qua Đài Viên (nay là An Bình, Đài Nam, Đài Loan) trên thuyền Grol. Cuối năm 1637 ông này đến Thăng Long lần 2 trên thuyền Zandvoort. Cuối năm 1638 đến lần 3 trên thuyền buồm Rijp và ở lại tới năm 1641 trong vai trò thương nhân trưởng chi nhánh Tonkin. Năm 1640 Nicolaes Koeckebacker đàm phán với Đàng Ngoài về liên minh quân sự chống lại Đàng Trong (người Hà Lan gọi ĐT là Quinam). Các công việc này đều tiến hành dưới thời toàn quyền Antonio van Diemen (1636-1645) của Đông Ấn Hà Lan. Nhưng chỉ sau khi Paulus Traudenius, tổng trấn Đài Loan của Đông Ấn Hà Lan đích thân tới Thăng Long năm 1641 thì chúa Trịnh Tráng mới tin vào ý đồ của người Hà Lan.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
IMG_0952.jpeg


Đoàn thương thuyền của Pierre Poivre (đông ấn Pháp) gặp đại diện của chúa Nguyễn bên bờ vịnh Đà Nẵng năm 1749
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
IMG_0954.jpeg


"Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” là bức họa của thương gia Chaya Shinroku miêu tả chuyến hải trình vượt biển của một thương thuyền Nhật Bản đi từ Nagasaki cập bến Hội An vào thế kỷ 17
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,307
Động cơ
55,947 Mã lực
Tuổi
24
Có cụ Nguyễn Nhạc sinh thời buôn trầu thôi. Trầu có phải hàng quốc cấm đâu mà phải buôn lậu cụ?
Phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN, bác ạ.
Trốn Lách tức là buôn lậu rồi, dù là với trầu hay đồ cuốc cấm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,363
Động cơ
351,403 Mã lực
Giữa Tây Ban Nha (TBN) và Bồ Đào Nha (BĐN) là hiệp ước Tordesillas năm 1494 (Giáo hoàng Julius II phê chuẩn năm 1506), chia đôi toàn thế giới giữa hai đế quốc này, theo đó quy định từ kinh tuyến đi qua 370 hải lý ở phía tây quần đảo Cape Verde kéo dài về phía đông thuộc quyền "cai quản/khai hóa" của BĐN, kéo dài về phía tây thuộc quyền "cai quản/khai hóa" của TBN. Năm 1529 hiệp ước Zaragosa định ra kinh tuyến đối cực để xác định giới hạn quyền chiếm đóng/phân chia thế giới của hai đế quốc này ở bán cầu Đông. Từ năm 1580 tới năm 1640 thì hai đế quốc này nằm trong Liên minh Iberia (vua TBN cũng là vua BĐN) nên những gì nằm trong vùng "cai quản/khai hóa" của BĐN thì TBN sẽ không xâm phạm và ngược lại. Sau năm 1640 thì liên minh này tan rã, BĐN và TBN trở thành kẻ thù của nhau.
Tuy nhiên, người Hà Lan, Anh, Pháp - những kẻ chậm chân hơn - đời nào công nhận hiệp ước này. Chiến tranh Hà Lan - BĐN (1598-1663) trên biển là một phần của Chiến tranh 80 năm (1568-1648) giữa Cộng hòa Hà Lan và đế quốc TBN/Liên minh Iberia. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) với đế quốc BĐN đánh nhau liên miên từ Mozambique tới eo biển Hormuz, Ấn Độ, Ceylon, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan nhằm giành quyền kiểm soát con đường buôn bán gia vị trên biển cũng như kiểm soát buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản. Khi đó BĐN có 4 cứ điểm quan trọng là Goa, Bombay, Malacca và Ma Cao. Năm 1619 người Hà Lan chiếm Batavia (Jakarta) làm căn cứ để duy trì cuộc chiến với người BĐN. Năm 1622 Hà Lan định cướp Ma Cao từ tay BĐN nhưng bất thành. Năm 1641 Hà Lan cướp được Malacca từ tay Bồ Đào Nha, cắt đứt trục quan trong nối Ma Cao với Goa/Bombay của BĐN. Cũng trong giai đoạn 1620-1680 xung đột giữa VOC với nhà Minh cũng diễn ra trong khu vực Phúc Kiến, Đài Loan nhằm kiểm soát con đường buôn bán với Nhật Bản nhưng VOC thất bại. Năm 1646 VOC cũng chiến với Tân Tây Ban Nha tại vịnh Manila nhưng cũng nhận thất bại.
Như vậy, có thể thấy do cuộc chiến giữa họ với nhau mà cả BĐN, TBN lẫn Hà Lan đều không đủ lực để có thể đánh chiếm những vùng ít then chốt trên tuyến đường buôn bán Đông - Tây bằng đường biển mà tại đó lực lượng quân sự của các vương quốc có thể đủ mạnh để có thể đập tan ý đồ chiếm đóng của họ.
Chính vì có hiệp ước phân chia giữa TBN và BĐN thế nên phần lớn các nước châu Mỹ là do TBN khai phá làm thuộc địa sau này nói tiếng TBN. Tuy vậy lại lòi ra ông Brazil nói tiếng BĐN vì hình như mấy ông thám hiểm định đi khám phá châu Phi mà lại lạc sang Nam Mỹ đến Brazil :D
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
513
Động cơ
15,761 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Phước đức j, được lòng dân thì thắng, mất lòng dân thì bại. Chiến tranh liên miên ko lo kinh tế lấy lực đâu mà đánh. Nguyễn Huệ chỉ giỏi đánh nhau ngoài ra chả giỏi j, Làm vua đâu cần giỏi đánh nhau. Nếu solo thì chắc Nguyễn Huệ chấp 10 Nguyễn Ánh :D.
So sánh thì so 1:1 như là anh hùng vs tiểu nhân chứ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Chính vì có hiệp ước phân chia giữa TBN và BĐN thế nên phần lớn các nước châu Mỹ là do TBN khai phá làm thuộc địa sau này nói tiếng TBN. Tuy vậy lại lòi ra ông Brazil nói tiếng BĐN vì hình như mấy ông thám hiểm định đi khám phá châu Phi mà lại lạc sang Nam Mỹ đến Brazil :D
Tôi không nói rõ là hiệp ước này loại trừ vùng Brazil là thuộc Bồ. Trường hợp Philippines thì Tây Ban Nha đem 500 quân từ Mexico tới chiếm năm 1565. Vùng đất này thuộc quyền Bồ Đào Nha cai quản theo hiệp ước nên 3 năm sau (1568) đã xảy ra xung đột TBN-BDN, nhưng Bồ thua
 
Chỉnh sửa cuối:

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
513
Động cơ
15,761 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Ba anh em nhà họ Nguyễn xuất thân là dân buôn và buôn lậu đấy cụ ạ. Thế nên họ đã có đầu óc dùng tiền sử dụng cướp biển làm lính đánh thuê ăn lương tháng, 😁😁😁
Do thiếu đoàn kết nội bộ nên vận khí mất thôi
Nói nhăng nói cuội còn icon cười nhe răng, thời loạn lạc ai là chủ quản mà bảo buôn lậu? Nói về thoả hiệp thì N.A có thoả hiệp với mấy nhà truyền giáo đấy, xong lật lọng bắt bớ nên Pháp có lý do đánh vào Đà Nẵng. Hình ảnh cõng rắn là có lý do cả thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top