Ấy bác dạy chí phải!Người Pháp mang tâm thế thực dân đi khai sáng,nhưng với niềm tin vào sự vĩnh cửu của đế quốc của họ,họ đặt ra những tầm nhìn phát triển thuộc địa cũng sâu sắc và lâu dài tương ứng với sự bền vững của đế quốc cai trị.Người Pháp nghiên cứu kỹ các quan niệm phong thủy,địa lý trong văn hóa bản địa.Người Pháp hiểu về Khổng Nho,về Tam Giáo còn hơn người Việt mình,thậm chí hơn người Tàu vì họ nhìn với cái nhìn phê phán chứ không nhìn với cái nhìn tùy phục.Họ thấy cả cái hay cái dở,điểm mạnh điểm yếu,và cộng với năng lực khoa học tốt hơn,họ đưa được phương Tây với phương Đông tiếp cận với nhau một cách mỹ mãn.Có thế, cụ đã vào là xôm rồi. Em xin hầu cụ mấy món cho vui. Theo em cái bản chất về việc nhận định đâu là sử thật, sử đểu rất khó. Thậm trí chỉ như kiểu đọc báo nghe đài. nên mấy ông viết sử, dịch sử mà không mò xuống đất, lượn như tàu lượn thì khó mà có cái để rõ ràng. Ví dụ luôn cho cụ, Theo cụ cái thằng phăng se nó làm cái quy hoạch có dựa trên kiến thức á đông về phong thủy không? Hay chỉ theo suy nghĩ của nó? Hay theo cách lập luận về quy hoạch của nó? Cái đấy nếu cụ nào quản lý về tài liệu lưu trữ vào chém mới xôm, mấy món này mấy ông tây mũi lõ, trước khi làm đều căn cứ các tài liệu của Á Đông để làm cụ ạ. Như bản vẽ quy hoạch Hà Nội thủa sơ khai, tài liệu đấy nó còn dựa trên những bản vẽ từ thời các cụ nhà mình định hướng. Nó không dám phá vỡ cái tổng thể. Nhưng nó chọn cái điểm yếu để làm. Bằng chứng rõ ràng cho cái này nếu em không nhầm là cái phố Điện Biên Phủ bây giờ. Do nói về cái món này nó dài, nên em xin không nói nhiều. Nhưng ngay cả các kiến thức về quy hoạch đô thị của tây lông, nó đều dựa chủ yếu cách thức vận dụng của văn hóa địa phương thuộc địa mà nó đến. Chứ nó hoàn toàn không nghĩ ra. Nên em chả dám nói nó là tài giỏi mà chỉ nói nó biết tôn trọng giá trị văn hóa lịch sử ở bản địa nơi nó đến
Còn chủ ý quy hoạch của Tây Lông cho HN thì đương nhiên như em đã trình bày,chỉ cần là một cái thành phố xinh xắn và lịch lãm của nước Pháp ở Đông Dương là OK rồi.