- Biển số
- OF-143470
- Ngày cấp bằng
- 26/5/12
- Số km
- 5,078
- Động cơ
- 410,300 Mã lực
Cụ tập trung vào chuyên môn đê,em đang chờ Cụ kể tiếp về Cao Biền đớiChuyên môn của em là chặt gạch mờ cụ!
Cụ tập trung vào chuyên môn đê,em đang chờ Cụ kể tiếp về Cao Biền đớiChuyên môn của em là chặt gạch mờ cụ!
http://lichsuhuyenbivietnam.blogspot.com/2012/11/bi-mat-cao-bien-tap-5-mat-ma-trau-vang.htmlEm sợt thử thì ko thấy cái thớt đó đâu, có cụ nào có link cái thớt của cụ 3C ko cho cháu xin cháu giết thời gian với ạ
Em nghĩ chính xác nhất, thực tế nhất vẫn là thằng xăng, gas, điện nó yểm chết mệ đến nơi rồi
Cụ 3C đúng là làm cháu mở mang đầu ócNếu tính tại thời điểm đấy ở mình, Hồ Gươm vẫn đấu thông với sông hồng. Dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Gươm chỉ là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Gươm hiện nay. Ngay cả cái tên hồ Hoàm Kiếm hay hồ Gươm cũng hình thành sau khi Cao Biền rời Việt Nam về tầu. Nên thời đấy Cao Biền cũng không biết Hồ Gươm là hồ nào mà chỉ biết khúc sông bị lõm vào lúc đấy. Mà lúc đấy tháp rùa chưa có nên cụ nào bảo CB yểm bằng cách xây tháp rùa thì hơi vô lý.
cao biền là thầy địa lý tù thòi kỳ nhà đuòng bên TQ mà cụ chủ. tháp rùa nhà mềnh xây tù thòi nào mà có cả cao biền vào đây thế. cụ chủ là thành viên của hội gió bão àĐợt này em có làm việc với một số thầy phong thủy cao tay cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, các bác ý nhắc nhiều về cái Hồ Gươm nhà mình quá. Các thầy đều nói một vấn đề gần chung đó là : Hồ Gươm nhà chúng ta đã bị thằng Cao Biên nó yểm, nếu để ý sẽ thấy cái tháp rùa nó tượng trưng như một thanh kiếm đâm vào xuyên xuống hồ nước, hình Hồ Gươm nhìn từ trên cao xuống như một cái hồ lô kiểu như chúng ta hiểu là ao tù nước đọng không luân chuyển dòng nước được. Vì ngày xưa tên Cao Biên ko cho nước Việt ta xưng Đế xưng Vương nên nó đã yểm như thế. Thực tình chuyện này em đã nghe từ lâu lắm rồi giờ thấy các thấy nhắc lại làm em lại nhớ đến kỳ án đền Quán Đôi nơi có dòng sông Tô Lịch bị tên Cao Biên trấn yểm. Có cụ nào được nghe như em ? quan điểm của các cụ là gì ? nếu đúng sự thật thì mình có thể mời pháp sư cao tay thay đổi được đại cục vấn đề này chăng ?
Cụ làm em giật thộtkhông ít lần,trong trường hợp khác em đã tự phụ như vầyMọi người mí hỏi,thế không có lửa tại sao có khói,ít ra Cao Biền cũng phải có phép thần thông gì chứ?Xin lỗi!Đấy là cái lối tự phụ của những con bò ca tụng một cách căm hờn thằng chủ chăn để lý giải cho sự cam chịu từ trong căn kiếp dưới làn roi của hắn.
Vì sao Cao Biền thần thông thế?Vì Cao Biền là người Tàu.
Vì sao những người Tàu thần thông?Vì phải thần thông thế thì mới cai trị được người nước ta tới 1000 năm.Mà người nước ta vốn giỏi bỏ cụ ra ý chứ!Lại còn quật cường quật khởi nữa.Chẳng qua do chúng nó dùng phép.Thế thôi!
Em có mạo phạm cái gì,mong các cụ đại xá.Còn ối chuyện để chém.
Cụ làm thớt hồ tây hay ba vì vì trấn cho nó trọn bộ, bảo sao nhân tài toàn miền Trung, miền bác bói mãi k ra.Cụ làm em giật thộtkhông ít lần,trong trường hợp khác em đã tự phụ như vầy
Về họ Cao ở An Nam,thực chỉ có cái công tích là tạo dựng cho một hệ thống thần linh bản địa Giao Chỉ trở nên có bộ mặt con người,có nhân cách và cân đai mũ áo,bởi là trở thành nhân thần nên các vị ấy cũng cần tuân thủ các phép tắc,mà phép tắc của các Thần thì sẵn có trong ...sách Tàu rồi.Sau độ đôi trăm năm,khi quốc gia phong kiến Đại Việt ra đời học theo mô hình Nhà nước phong kiến thế tục Trung Cuốc thì cái hệ thống được yểm sẵn ấy nhất loạt khởi động.Thoạt đầu là các sắc phong Thần của Thiên tử Nhà Lý,sau rồi đến hệ thống các thần linh làng xã Đại Viêt cùng với hệ thống Đình-Trạm-Chùa-Quán với đủ bộ máy hương chức lý dịch thời nhà Trần mà cho đến tận bây giờ vẫn còn "hiển linh" trong vai trò ông Tổ trưởng Dân phố mà hôm nọ có cụ nào than vãn đây thây.Cụ tập trung vào chuyên môn đê,em đang chờ Cụ kể tiếp về Cao Biền đới
Cụ quả là thông thái, em cũng nghĩ đây chỉ là chiêu trò chính trị thôi .Đã nói Cao Biền thì phải có Cao Biền.
Mấy người Mã Viện - Tô Định - Cao Biền - Sĩ Nhiếp được nhắc đến nhiều trong sử Tàu lẫn sử ta vì vai trò và công quả từng người,đáng để ý là ông họ Mã với vai trò bình định Giao Chỉ với câu chuyện cột đồng " Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" mà sứ thần Giang Văn Minh đáp lại bằng "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng".Tiếp là ngài Sĩ Nhiếp,được giới nho thần An Nam thờ như vị Tổ nghề Gõ đầu trẻ vì có công truyền bá chữ Hán và Nho học vào An Nam.So với hai vị trên,Cao Biền không có những vai trò đặc sắc thế,ông này thời kỳ được phong An Nam đô hộ thì đảm nhận việc kẻ vẽ địa đồ chí lục,quyển "Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự" chính là một dạng dữ liệu bá cáo về địa hình địa dạng gửi về nhà Đường để biên soạn phần ngoại vực của tổng soạn bản đồ Trung Hoa đế quốc.Tuy nhiên,có một tình tiết quan trọng là khi họ Cao nhậm lĩnh quyền đô hộ,phải giải quyết được vấn đề xung đột giữa tín ngưỡng bản địa Giao Chỉ vẫn còn đang ở thời kỳ thờ các nhiên thần với tín ngưỡng Tam Giáo từ Trung Hoa chính quốc đưa sang.Xin lưu ý là ngay tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu,các nhà truyền giáo Ấn Độ cũng phải đưa ra các giải pháp thỏa hiệp với tín ngưỡng nhiên thần bản địa thông qua câu chuyện về Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Điện.
Vai trò của họ Cao là cai trị và kiến thiết,tất phải quy hoạch xây dựng và giải phóng mặt bằng,đương nhiên phải xử lý được mâu thuẫn tín ngưỡng thì mới giành được những vị trí,địa điểm đẹp để mà cơi nới xây dựng,thế là phải nhòm ngó đến những nơi mà người Giao Chỉ đang có cơ sở thờ cúng.Nói như bây giờ gọi là tranh chấp đất đai.Họ Cao không làm theo lối định giá đền bù hay huy động quần chúng giải phóng mặt bằng.Ở vai trò của mình,họ Cao đã rất tài tình khi sử dụng chiêu bài tâm linh.Thoạt kỳ thủy là Nhân hóa dần dần các Nhiên thần bản địa,cách này vừa làm cho đại chúng thấy hài lòng vì đối tượng tín ngưỡng của họ nay đã được mang một dung mạo người-quyền năng uy thế tăng lên thêm mà vẫn không bị hay có vẻ bị hiểu là hàng Tàu nhập khẩu.Thế là ông Thần sông Tô Lịch ra đời,được phong làm Thành Hoàng của đất Thăng Long.Lưu ý khái niệm Thành Hoàng là một khái niệm Trung Quốc.Việc còn lại đơn giản hơn với họ Cao,đó là chỉ cần đạt được thỏa hiệp với ông Thành Hoàng thì đương nhiên có thể sử dụng hay tôn tạo hay làm dự án với những cơ sở thờ cúng trong hệ thống của ông ấy trên đất Đại La và xa hơn nữa.
Việc này họ Cao lảm giỏi đến nỗi,vài trăm năm sau vào đời nhà Lý,người ta còn cho ném hai vợ chồng xuống sông Tô Lịch hiến tế Thần đễ chữa bệnh về mắt cho nhà Vua,chứng tỏ là truyền tích thời họ Cao dựng lên đã ăn sâu bén rễ đến thế nào trong dân gian và cả trong tâm thức những người chủ về sau của đất Đại La.
Cái này là do nghìn năm để lại, cụ bj đi hỏi các cụ ông cao tuổi ở khắp đinh làng, ngõ xóm ở ngay HN này thì khi nói về Cao Biền hoành lắm. Dân gian ta k đấu lại được bọn áp bức nhiều khi ca ngợi nhưng thực chất là để chửi đấy.Em thật thấy ngạc nhiên là sao dân gian mình cứ thần thoại hóa một thằng khựa sang xâm lược mình là Cao Biền nhỉ. Nó mà giỏi thế nó đã làm hoàng đế tàu rồi.
cụ XPO cao thủ thật, cháu hóng tiếp ợVề họ Cao ở An Nam,thực chỉ có cái công tích là tạo dựng cho một hệ thống thần linh bản địa Giao Chỉ trở nên có bộ mặt con người,có nhân cách và cân đai mũ áo,bởi là trở thành nhân thần nên các vị ấy cũng cần tuân thủ các phép tắc,mà phép tắc của các Thần thì sẵn có trong ...sách Tàu rồi.Sau độ đôi trăm năm,khi quốc gia phong kiến Đại Việt ra đời học theo mô hình Nhà nước phong kiến thế tục Trung Cuốc thì cái hệ thống được yểm sẵn ấy nhất loạt khởi động.Thoạt đầu là các sắc phong Thần của Thiên tử Nhà Lý,sau rồi đến hệ thống các thần linh làng xã Đại Viêt cùng với hệ thống Đình-Trạm-Chùa-Quán với đủ bộ máy hương chức lý dịch thời nhà Trần mà cho đến tận bây giờ vẫn còn "hiển linh" trong vai trò ông Tổ trưởng Dân phố mà hôm nọ có cụ nào than vãn đây thây.
Còn về món địa lý phong thủy,họ Cao thực chỉ là anh vẽ bản đồ.Những sự bùa bả trấn yểm nọ kia là bởi do bọn dân gian mình nhiều anh lấy nghề tìm đất chọn mả kiếm ăn thì cứ gọi là "định hướng dư luận" thôi.Các triều đại phong kiến Việt Nam,điển hình là nhà Nguyễn có những quy định rất hà khắc về quy hoạch phong thủy địa lý.Hàng năm căn cứ vào bá cáo của các quan lại về triều đình,viện Khâm Thiên giám hay đại loại về Địa đạc bản đổ sẽ trình vua phê chuẩn những khu vực nào cấm dân thường đến xây dựng công trình hoặc để mả xây lăng ở đất ấy.Nó cũng bình thường như sự quản lý trật tự đô thị và xây dựng hiện nay,nhưng có vài anh thầy cúng thầy địa lý thì tranh thủ vào đấy kiếm ăn,bèn xui nhà người ta đang đêm đem cốt cha ông mình táng vào để hòng kiếm suất mần quan hoặc thi cử đỗ đạt.Thường táng trộm thế thì coi như mất dấu mồ mả,mất cả hương hỏa coi sóc.Thế cũng chưa thấy trong lịch sử quan nha Đại Việt có ông nào đỗ đạt hiển vinh nhờ vào cái nắm cốt cha ông táng trộm vào nơi cấm địa cả.
Lại cũng nói về những nơi người Tàu giấu của,thầy Nguyễn Lân Cường là chuyên gia và có vài lần phát biểu cũng như viết báo về các mộ Hán phát hiện được trên vùng trung châu Bắc bộ niên đại từ cách giờ hơn nghìn năm,chắc chắn thuộc thời Bắc thuộc,đều của tầng lớp quan lại hoặc thân thích người Hán sang An Nam cai trị-đương nhiên là giàu có,hiểu biết và văn minh hơn dân bản địa chúng mình.Họ có cả mộ dạng vòm mà người ta nghi là dấu tích tín ngưỡng thờ thần Mặt Giời,các mộ Hán đối với người An Nam kiết xác thì là cả một kho báu.Riêng về gỗ lim và gạch nó đã là một núi của rồi.Chưa kể đồ tùy táng kim khí hay đá ngọc.Không thấy nói đến việc người Hán khi chết thì dùng đá ngọc để nhét vào cửu khiếu như một cách ướp thi hài lâu hủy hoại.Ngọc ấy được bọn trộm mả moi ra đem bán cho bọn lang băm,trộm từ mộ cũ vài trăm năm thì gọi là ngọc cựu khanh,trộm từ mả mới độ chục năm thì gọi là ngọc tân khanh,bọn lang băm nghiền ra để làm thuốc.
Đấy là thứ gọi chung cho những cái có tên "kho báu Cao Biền",vì nếu tay ý mờ vơ vét được nhiều thế thật,tiểu sử của hắn chắc cũng sẽ phải đổi ít nhiều chứ khôgn như bây giờ trên uích ky dẫn chứng.
Em thích các comment của cụ. Em cũng hay quan tâm tìm hiểu lịch sử nhưng cách nhìn của cụ thật đáng để suy nghĩ.Về họ Cao ở An Nam,thực chỉ có cái công tích là tạo dựng cho một hệ thống thần linh bản địa Giao Chỉ trở nên có bộ mặt con người,có nhân cách và cân đai mũ áo,bởi là trở thành nhân thần nên các vị ấy cũng cần tuân thủ các phép tắc,mà phép tắc của các Thần thì sẵn có trong ...sách Tàu rồi.Sau độ đôi trăm năm,khi quốc gia phong kiến Đại Việt ra đời học theo mô hình Nhà nước phong kiến thế tục Trung Cuốc thì cái hệ thống được yểm sẵn ấy nhất loạt khởi động.Thoạt đầu là các sắc phong Thần của Thiên tử Nhà Lý,sau rồi đến hệ thống các thần linh làng xã Đại Viêt cùng với hệ thống Đình-Trạm-Chùa-Quán với đủ bộ máy hương chức lý dịch thời nhà Trần mà cho đến tận bây giờ vẫn còn "hiển linh" trong vai trò ông Tổ trưởng Dân phố mà hôm nọ có cụ nào than vãn đây thây.
Còn về món địa lý phong thủy,họ Cao thực chỉ là anh vẽ bản đồ.Những sự bùa bả trấn yểm nọ kia là bởi do bọn dân gian mình nhiều anh lấy nghề tìm đất chọn mả kiếm ăn thì cứ gọi là "định hướng dư luận" thôi.Các triều đại phong kiến Việt Nam,điển hình là nhà Nguyễn có những quy định rất hà khắc về quy hoạch phong thủy địa lý.Hàng năm căn cứ vào bá cáo của các quan lại về triều đình,viện Khâm Thiên giám hay đại loại về Địa đạc bản đổ sẽ trình vua phê chuẩn những khu vực nào cấm dân thường đến xây dựng công trình hoặc để mả xây lăng ở đất ấy.Nó cũng bình thường như sự quản lý trật tự đô thị và xây dựng hiện nay,nhưng có vài anh thầy cúng thầy địa lý thì tranh thủ vào đấy kiếm ăn,bèn xui nhà người ta đang đêm đem cốt cha ông mình táng vào để hòng kiếm suất mần quan hoặc thi cử đỗ đạt.Thường táng trộm thế thì coi như mất dấu mồ mả,mất cả hương hỏa coi sóc.Thế cũng chưa thấy trong lịch sử quan nha Đại Việt có ông nào đỗ đạt hiển vinh nhờ vào cái nắm cốt cha ông táng trộm vào nơi cấm địa cả.
Lại cũng nói về những nơi người Tàu giấu của,thầy Nguyễn Lân Cường là chuyên gia và có vài lần phát biểu cũng như viết báo về các mộ Hán phát hiện được trên vùng trung châu Bắc bộ niên đại từ cách giờ hơn nghìn năm,chắc chắn thuộc thời Bắc thuộc,đều của tầng lớp quan lại hoặc thân thích người Hán sang An Nam cai trị-đương nhiên là giàu có,hiểu biết và văn minh hơn dân bản địa chúng mình.Họ có cả mộ dạng vòm mà người ta nghi là dấu tích tín ngưỡng thờ thần Mặt Giời,các mộ Hán đối với người An Nam kiết xác thì là cả một kho báu.Riêng về gỗ lim và gạch nó đã là một núi của rồi.Chưa kể đồ tùy táng kim khí hay đá ngọc.Không thấy nói đến việc người Hán khi chết thì dùng đá ngọc để nhét vào cửu khiếu như một cách ướp thi hài lâu hủy hoại.Ngọc ấy được bọn trộm mả moi ra đem bán cho bọn lang băm,trộm từ mộ cũ vài trăm năm thì gọi là ngọc cựu khanh,trộm từ mả mới độ chục năm thì gọi là ngọc tân khanh,bọn lang băm nghiền ra để làm thuốc.
Đấy là thứ gọi chung cho những cái có tên "kho báu Cao Biền",vì nếu tay ý mờ vơ vét được nhiều thế thật,tiểu sử của hắn chắc cũng sẽ phải đổi ít nhiều chứ khôgn như bây giờ trên uích ky dẫn chứng.