[Funland] Hồ Gươm bị trấn yểm đã cụ nào đã từng nghe ?

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,361
Động cơ
552,337 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Truyện này em cũng đã nghe, tuy nhiên thì đã được hóa giải rồi ạ.
Nếu cụ nào đã từng đến đền Ngọc Sơn, thì phía bên ngoài của tháp Bút có 1 cái bia, trên bia ghi chữ sau: " Thái Sơn thạch cảm đương " bằng tiến Hán. Bia này do trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt để hóa giải ạ
Em xin có ý này với bác.

Vốn người Tàu đặt ra phép này để phục vụ tín ngưỡng của họ,có thuyết nói là "Thái Sơn Thạch Cảm Đương" là một nhân thần,theo đó 5 chữ trên có nghĩa là "Thạch Cảm Đương ở Núi Thái Sơn" ý như bây giờ thì gọi là nhà tao có ông anh xã hội nọ kia đang ở đây,chúng bay hẵng liệu.
Mới gần đây,bên Tàu có cách giải thích khác,nghĩa 5 chữ này là Viên đá núi Thái Sơn có thể đương đầu tất cả mọi thứ.Đây là cách nỏi rằng bên Tàu cũng có tục thờ cột đá thiêng,hay còn gọi là ngẫu tượng.Ở Việt Nam,thời cổ đại chúng ta cũng thấy tục thờ cột đá,ví như cột đá trên đỉnh núi nơi ông Gióng bay về giời,hay bản thân tên hiệu của Đức Thánh Ngài là Phù Đổng hay Pu Đống hay ông Đống.Có liên hệ cả với tên hiệu Cao Sơn Đại Vương nữa.Cái tục này chung cả thế giới cổ đại,từ bên châu Mỹ châu Âu đến bên Tây Tạng Ấn độ đều có chứ chả riêng của ai.
Nhưng bên Tàu,muộn nhất đến khi Doanh Chính lên ngôi,sự thờ cúng những thứ nhiên thần như cây như đá đã bị cấm tiệt cả.Đến khi Nho giáo thịnh hành ở Việt Nam thì các vật thiêng của bên ta cũng theo đó mà ra hình người hết.
Bởi thế,có nhẽ đúng khi nói bên Tàu lẫn bên ta đều khởi đầu từ tín ngưỡng nhiên thần rồi sau quá trình phát triển dần văn minh lên thì bên Tàu tiến hóa trước,bên ta tiến hóa sau.Nhưng bên ta vì là hòa nhập chứ chưa hòa tan hết,thành ra như cây cột đá trên đền Sóc nơi ông Gióng về giời vẫn có hình dáng giống cái Linga (Theo như lời thầy Trần Quốc Vượng).Thường như ngày trước,nhà dân thường giồng con chó đá ở cửa cũng với hàm ý trấn trạch,bây giờ bọn thầy bà phát triển thì chơi chữ Gio khắc vào đá trấn ở cửa,em thật,nhìn kinh bỏ xừ,nom như cái bia ở mả.Mà nếu có ma thật,thà cứ để ông chó đá ông ý xua đi,chứ ma bây giờ cũng có đọc được chữ Gio đâu.Thế chả hóa ra cấm ma thời xưa chứ không dọa được ma lưu manh đời mới,vì cái chữ ấy ngay cả ma Tàu đời mới nó cũng chịu chả đọc được.Thế thì trấn cái gì?Hở Giời?:D:D:D:D:D:D:D:D
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
755
Động cơ
498,300 Mã lực
Nhân vật Cao Biền trong lịch sử là nhân vật có thật, lãnh chức Tiết chế Đô hộ Sứ, một tướng lãnh nhưng lại rất giỏi phong thủy, vậy nên vua Khựa mới giao cho trách nhiệm lập địa đồ đất Nam ta và nhân thể nghiên cứu luôn khả năng phát vương qua các huyệt mạch phong thủy( theo truyền kỳ thì thời đó vua Khựa nghe lời tiên tri sẽ có anh hùng nổi dậy ở Phương Nam)
Thực ra Cao Biền cũng đi khắp nơi vừa để phục vụ cho việc lập địa đồ, nhưng cũng trấn yểm hầu hết các huyệt đạo mà do đó nếu táng xương cốt cha mẹ vào con cái có thể phát Vương, phát Hầu.
Sau này trên quá trình kinh lý, thực ra là mắc bệnh do không quen thung thổ, nhưng dã sử nói là gẫy cánh con diều nên phải dừng lại, cơ bản các huyệt phát vương đã bị Cao Biền yểm hết chỉ còn lại vài huyệt xấu
Việc Thăng long trấn yểm thì không biết đấy là công của Cao Biền hay là thâm nho nữa, trong phong thủy bao giờ Long mạch cũng xuất phát từ Tổ sơn, rồi chạy đến Thiếu sơn, bên tay trái thì là Thanh long, bên tay phải thì là Bạch hổ, sau khi qua Thiếu sơn rồi sẽ tụ về nơi huyệt mạch quý.
Thường Long mạch thì chạy theo dòng nước, như sông Hồng, sông Hương là dòng chính, chia ra các dòng phụ ôm lấy huyệt mạch như là sông Tô lịch
Thời đó, khi xây dựng lại kinh thành Thăng long, đến đoạn sông Tô lịch chỗ khu vực sau này làm kè phát hiện ra trấn yểm thì cứ bị sụt lở hoài không xây nổi. Sau đó Cao Biền phải cho trấn yểm thì đất mới không động mà xây dựng tiếp được.
Nhưng để ôm lấy kinh thành Đại la thì nhánh bên Tả đó chính là Thanh long, bị yểm rồi thì long mạch không theo dòng Tô lịch mà chạy được nữa, vậy nên vùng đất ấy mới không phát triển được một thời gian dài đến tận thời hiện đại này, và cũng vì thế mà mạch lại phát về bên Bạch hổ là phía đối diện với Thanh long, chính thế những cơ quan chính trị, kinh tế rồi những công trình kiến trúc lớn đều nằm ở phía Đông Nam của Hà nội hết.
Cũng tương tự như thế, các cổng thành Đại la đều có trấn yểm, một là phục vụ mục đích tâm linh thời xưa cho xây dựng, hai là giữ cổng thành các thời để có một " Thăng long phi chiến địa" việc này phụ thuộc cả vào thế đất lẫn trấn yểm
Sau khi vô tình đào kè sông Tô lịch phá hết các bùa yểm thì mạch Thanh long được khơi dòng, ngày nay phía bên đó của Thành phố đã phát triển rất nhiều đường xá, cầu, khu dân cư, khu cn và sắp tới là các cơ quan đầu não chính trị
Về các Huyệt đạo trọng yếu của quốc gia, từ thời phong kiến các Vua chúa cũng thường giữ gìn rất nghiêm cẩn về mặt tâm linh, thường dùng những đền chùa lớn để trấn giữ và hương khói củng cố, và cũng không để cho các thế lực xấu xâm phạm.
Các huyệt đạo chính phải kể đến: Núi Tản Ba vì có đền thánh tản, Động Hương sơn, có chùa Hương, Núi Thầy, có chùa Thầy.... v v
Hồ Hoàn kiếm cũng là huyệt đạo quan trọng của Thăng long, trước đây thế phong thủy sông Hồng đến đây tạo thành thế rồng chín khúc, phía Tây có núi Tản, có hồ Tây là nơi Thủy tụ thế nên người ta mới nói Thăng long là thế rồng cuộn hổ ngồi.
Ở Hồ Hoàn kiếm huyệt đạo lớn nhất được Đền Ngọc sơn trấn giữ, trên bờ có chùa bà Đá cực linh thiêng, Nếu theo thế phong thủy thì Hồ hoàn kiếm là Rốn rồng, đầu rồng ở đằng Phú thượng, và đuôi rồng đằng đuôi cá
Đại để là thế các bác ạ, còn Cao Biền có yểm gì làm hại Thăng long không thì vẫn còn là một nghi án
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,697
Động cơ
422,620 Mã lực
Em có thằng bẹn thân,nó bẩu,đêm 30 tết nào các kụ nhà ta cũng bơi thuyền ra tháp rùa khẩn bái,xì xụp
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,604
Động cơ
627,165 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nhưng sao bên Nga nó lại vượng thế hả Cụ?
Năm 91 MG đã muốn đưa cụ ấy về với cát bụi nhưng bị hàng loạt cụ Cựu phản đối, mà những cụ Cựu vẫn muốn bám vào cái thời huy hoàng BC nên cố để. Còn ở VN, cụ H bị củ hành, suốt ngày bị mượn danh cho công tác TT: "cụ nói, cụ dạy...." mà chả biết cụ ấy có dạy, có nói không? Có những điều cụ nói người ta còn sửa chữa, xuyên tạc cho phù hợp với mục đích. Khi sống cụ H vất vả cả cuộc đời, chết vẫn không yên.

Đã nói Cao Biền thì phải có Cao Biền.
Mấy người Mã Viện - Tô Định - Cao Biền - Sĩ Nhiếp được nhắc đến nhiều trong sử Tàu lẫn sử ta vì vai trò và công quả từng người,đáng để ý là ông họ Mã với vai trò bình định Giao Chỉ với câu chuyện cột đồng " Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" mà sứ thần Giang Văn Minh đáp lại bằng "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng".Tiếp là ngài Sĩ Nhiếp,được giới nho thần An Nam thờ như vị Tổ nghề Gõ đầu trẻ vì có công truyền bá chữ Hán và Nho học vào An Nam.So với hai vị trên,Cao Biền không có những vai trò đặc sắc thế,ông này thời kỳ được phong An Nam đô hộ thì đảm nhận việc kẻ vẽ địa đồ chí lục,quyển "Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự" chính là một dạng dữ liệu bá cáo về địa hình địa dạng gửi về nhà Đường để biên soạn phần ngoại vực của tổng soạn bản đồ Trung Hoa đế quốc.Tuy nhiên,có một tình tiết quan trọng là khi họ Cao nhậm lĩnh quyền đô hộ,phải giải quyết được vấn đề xung đột giữa tín ngưỡng bản địa Giao Chỉ vẫn còn đang ở thời kỳ thờ các nhiên thần với tín ngưỡng Tam Giáo từ Trung Hoa chính quốc đưa sang.Xin lưu ý là ngay tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu,các nhà truyền giáo Ấn Độ cũng phải đưa ra các giải pháp thỏa hiệp với tín ngưỡng nhiên thần bản địa thông qua câu chuyện về Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Điện.
Vai trò của họ Cao là cai trị và kiến thiết,tất phải quy hoạch xây dựng và giải phóng mặt bằng,đương nhiên phải xử lý được mâu thuẫn tín ngưỡng thì mới giành được những vị trí,địa điểm đẹp để mà cơi nới xây dựng,thế là phải nhòm ngó đến những nơi mà người Giao Chỉ đang có cơ sở thờ cúng.Nói như bây giờ gọi là tranh chấp đất đai.Họ Cao không làm theo lối định giá đền bù hay huy động quần chúng giải phóng mặt bằng.Ở vai trò của mình,họ Cao đã rất tài tình khi sử dụng chiêu bài tâm linh.Thoạt kỳ thủy là Nhân hóa dần dần các Nhiên thần bản địa,cách này vừa làm cho đại chúng thấy hài lòng vì đối tượng tín ngưỡng của họ nay đã được mang một dung mạo người-quyền năng uy thế tăng lên thêm mà vẫn không bị hay có vẻ bị hiểu là hàng Tàu nhập khẩu.Thế là ông Thần sông Tô Lịch ra đời,được phong làm Thành Hoàng của đất Thăng Long.Lưu ý khái niệm Thành Hoàng là một khái niệm Trung Quốc.Việc còn lại đơn giản hơn với họ Cao,đó là chỉ cần đạt được thỏa hiệp với ông Thành Hoàng thì đương nhiên có thể sử dụng hay tôn tạo hay làm dự án với những cơ sở thờ cúng trong hệ thống của ông ấy trên đất Đại La và xa hơn nữa.
Việc này họ Cao lảm giỏi đến nỗi,vài trăm năm sau vào đời nhà Lý,người ta còn cho ném hai vợ chồng xuống sông Tô Lịch hiến tế Thần đễ chữa bệnh về mắt cho nhà Vua,chứng tỏ là truyền tích thời họ Cao dựng lên đã ăn sâu bén rễ đến thế nào trong dân gian và cả trong tâm thức những người chủ về sau của đất Đại La.
Ngôi miếu to nhất hiện thờ 2 cụ này là miều Vũ, ngay gần vp công ty em, thi thoảng lễ nhật em đến thắp nén hương cầu bình an. Câu chuyện các cụ kể lại như sau: "Vào năm đó, nhà Vua đau mắt chữa mãi không khỏi - em dự là đau mắt hột :D - thấy bói bảo phải đắp đập chặn cửa sông Tô, nhưng đập đắp lên rồi lại vỡ. Thầy bói lại bảo phải có người tự nguyện hiến thân cho thần linh sông mới đắp đập được. Sau có hai ông bà bán đèn dầu đi qua đó, không con cháu (nghe nói ông quê vùng Vĩnh Phúc, bà quê vùng Tây Hồ ngày nay), ông ck tự nguyện chết vì vua, bà thấy thế cũng theo ông. Trước khi chết nhà Vua hỏi ông bà muốn gì nhà Vua sẽ đáp ứng, ông chỉ muốn ăn thịt bò hấp, bà muốn ăn xôi trắng, gà mái ghẹ. Sau khi chết xác trôi đến vùng nào nơi đó dựng miếu thờ. Chính vì thế, bây giờ ven bờ sông Tô vùng Nghĩa Đô có một số miếu thờ. Ở Xuân Đỉnh người dân lập miếu do quê bà ở đó, và nghe đâu linh hồn hai ông bà thường hiển linh ở đó". Miếu Vũ tại thôn Nhang, Xuân Đỉnh được NN cấp bằng di tích cấp Quốc gia.
 

hoxuantu

Xe buýt
Biển số
OF-94423
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
664
Động cơ
408,190 Mã lực
Nhảm nhí, Cao Biền thời nào ? Tháp Rùa xây từ thời nào ?
 

ChuyenDaQua

Xe tăng
Biển số
OF-122090
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
1,621
Động cơ
233,376 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Đợt này em có làm việc với một số thầy phong thủy cao tay cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, các bác ý nhắc nhiều về cái Hồ Gươm nhà mình quá. Các thầy đều nói một vấn đề gần chung đó là : Hồ Gươm nhà chúng ta đã bị thằng Cao Biên nó yểm, nếu để ý sẽ thấy cái tháp rùa nó tượng trưng như một thanh kiếm đâm vào xuyên xuống hồ nước, hình Hồ Gươm nhìn từ trên cao xuống như một cái hồ lô kiểu như chúng ta hiểu là ao tù nước đọng không luân chuyển dòng nước được. Vì ngày xưa tên Cao Biên ko cho nước Việt ta xưng Đế xưng Vương nên nó đã yểm như thế. Thực tình chuyện này em đã nghe từ lâu lắm rồi giờ thấy các thấy nhắc lại làm em lại nhớ đến kỳ án đền Quán Đôi nơi có dòng sông Tô Lịch bị tên Cao Biên trấn yểm. Có cụ nào được nghe như em ? quan điểm của các cụ là gì ? nếu đúng sự thật thì mình có thể mời pháp sư cao tay thay đổi được đại cục vấn đề này chăng ?
Cụ xem lại trình độ của mấy ông Phong Thủy nhé.Kiểm chứng luôn kiến thức lịch sử của Cụ.
 

Captiva79

Xe hơi
Biển số
OF-201890
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
184
Động cơ
323,630 Mã lực
Trong sách phong thủy thường nói vận mệnh vẫn đứng đầu, thứ 3 mới là phong thủy. Nếu chỉ trấn yểm mà ảnh hưởng được nhiều đến vận mệnh đất nước, con người, dòng tộc thì nhà Thanh xưa cũng chôn kho báu với trấn yểm long mạch ở núi Lộc Đỉnh xong rồi thì cuối cùng nhà Thanh cũng tàn.

Hòa Thân xưa cũng yểm 1 con tỳ hưu trong hòn non bộ giữa nhà sau cũng chết, tịch thu gia sản.

Nếu quả thực trấn yểm có ảnh hưởng lớn như vậy thì phương tây, âu mỹ ko có trấn yểm như p. Đông tại sao vẫn thành công.

Theo em chủ yếu sao cho hòa với thiên nhiên, thuận với lòng người vậy là tốt.
cụ nói rất chuẩn ạ
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,101
Động cơ
667,084 Mã lực
Theo cháu VN mình tập chung các thầy phong thủy giỏi bí mật sang tàu yểm cjo chúng nó đừng bắt nạt ngư dân mình với trả lại HS cho mình.
Cháu cũng đã từng gặp một bác ở Phủ Lý bảo bác ấy thuộc biên chế của CP trông coi phần âm của mấy tỉnh. Đội của bác ấy có mấy chịc thầy. Lại còn đào tạo cả thế hệ kế tiếp nữa. Chém kinh quá.
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Dân tàu nó làm máy bay tàng hình, bom hạt nhân, .....dân mình vẫn loay hoay bàn chuyện trấn yểm lăng nhăng.
 

Yepi

Xe hơi
Biển số
OF-197633
Ngày cấp bằng
6/6/13
Số km
133
Động cơ
326,732 Mã lực
từ tối qua tới h vẫn hót hehe. Mỗi cụ lại góp thêm vài tích truyện, quan điểm cá nhân, mà tất cả e đọc đều thấy logic mới chết chứ. Em ủn lên để hóng tiếp ạ
 

quangtayho

Xe container
Biển số
OF-21672
Ngày cấp bằng
26/9/08
Số km
5,717
Động cơ
552,382 Mã lực
Em góp thêm mẩu truyện CB bị thần Long Đỗ oánh cho mất vía ở Đại La
Sử sách và cả truyện dân gian truyền miệng nói khá nhiều về viên Tiết độ sứ này. Xung quanh nhân vật này hiện lên những ánh hào quang lung linh thần thoại. Người ta truyền rằng, sau khi đã yên vị chức Tiết độ sứ ở An Nam, Cao Biền bèn cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” (chỗ đất tốt khi táng mồ mả ông bà vào đó thì con cháu sau này phát đế vương) thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được. Nào là chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, nào là việc trồng cây, đào hào để phá long mạch. Các câu chuyện cổ tích, thần thoại thì luôn luôn hấp dẫn về sự tài phép và luôn được người kể thêu dệt thêm cho nên lại càng lung linh huyền ảo.
Cao Biền tài phép là thế nhưng rồi y cũng phải bó tay chịu thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị nước ta. Trong sách Việt Điện U Linh có một giai thoại kể rằng: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng. Y rất là run sợ, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm. Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm thì thấy đồng sắt đều tan nát cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành. Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Nhân vật Cao Biền trong lịch sử là nhân vật có thật, lãnh chức Tiết chế Đô hộ Sứ, một tướng lãnh nhưng lại rất giỏi phong thủy, vậy nên vua Khựa mới giao cho trách nhiệm lập địa đồ đất Nam ta và nhân thể nghiên cứu luôn khả năng phát vương qua các huyệt mạch phong thủy( theo truyền kỳ thì thời đó vua Khựa nghe lời tiên tri sẽ có anh hùng nổi dậy ở Phương Nam)
Thực ra Cao Biền cũng đi khắp nơi vừa để phục vụ cho việc lập địa đồ, nhưng cũng trấn yểm hầu hết các huyệt đạo mà do đó nếu táng xương cốt cha mẹ vào con cái có thể phát Vương, phát Hầu.
Sau này trên quá trình kinh lý, thực ra là mắc bệnh do không quen thung thổ, nhưng dã sử nói là gẫy cánh con diều nên phải dừng lại, cơ bản các huyệt phát vương đã bị Cao Biền yểm hết chỉ còn lại vài huyệt xấu
Việc Thăng long trấn yểm thì không biết đấy là công của Cao Biền hay là thâm nho nữa, trong phong thủy bao giờ Long mạch cũng xuất phát từ Tổ sơn, rồi chạy đến Thiếu sơn, bên tay trái thì là Thanh long, bên tay phải thì là Bạch hổ, sau khi qua Thiếu sơn rồi sẽ tụ về nơi huyệt mạch quý.
Thường Long mạch thì chạy theo dòng nước, như sông Hồng, sông Hương là dòng chính, chia ra các dòng phụ ôm lấy huyệt mạch như là sông Tô lịch
Thời đó, khi xây dựng lại kinh thành Thăng long, đến đoạn sông Tô lịch chỗ khu vực sau này làm kè phát hiện ra trấn yểm thì cứ bị sụt lở hoài không xây nổi. Sau đó Cao Biền phải cho trấn yểm thì đất mới không động mà xây dựng tiếp được.
Nhưng để ôm lấy kinh thành Đại la thì nhánh bên Tả đó chính là Thanh long, bị yểm rồi thì long mạch không theo dòng Tô lịch mà chạy được nữa, vậy nên vùng đất ấy mới không phát triển được một thời gian dài đến tận thời hiện đại này, và cũng vì thế mà mạch lại phát về bên Bạch hổ là phía đối diện với Thanh long, chính thế những cơ quan chính trị, kinh tế rồi những công trình kiến trúc lớn đều nằm ở phía Đông Nam của Hà nội hết.
Cũng tương tự như thế, các cổng thành Đại la đều có trấn yểm, một là phục vụ mục đích tâm linh thời xưa cho xây dựng, hai là giữ cổng thành các thời để có một " Thăng long phi chiến địa" việc này phụ thuộc cả vào thế đất lẫn trấn yểm
Sau khi vô tình đào kè sông Tô lịch phá hết các bùa yểm thì mạch Thanh long được khơi dòng, ngày nay phía bên đó của Thành phố đã phát triển rất nhiều đường xá, cầu, khu dân cư, khu cn và sắp tới là các cơ quan đầu não chính trị
Về các Huyệt đạo trọng yếu của quốc gia, từ thời phong kiến các Vua chúa cũng thường giữ gìn rất nghiêm cẩn về mặt tâm linh, thường dùng những đền chùa lớn để trấn giữ và hương khói củng cố, và cũng không để cho các thế lực xấu xâm phạm.
Các huyệt đạo chính phải kể đến: Núi Tản Ba vì có đền thánh tản, Động Hương sơn, có chùa Hương, Núi Thầy, có chùa Thầy.... v v
Hồ Hoàn kiếm cũng là huyệt đạo quan trọng của Thăng long, trước đây thế phong thủy sông Hồng đến đây tạo thành thế rồng chín khúc, phía Tây có núi Tản, có hồ Tây là nơi Thủy tụ thế nên người ta mới nói Thăng long là thế rồng cuộn hổ ngồi.
Ở Hồ Hoàn kiếm huyệt đạo lớn nhất được Đền Ngọc sơn trấn giữ, trên bờ có chùa bà Đá cực linh thiêng, Nếu theo thế phong thủy thì Hồ hoàn kiếm là Rốn rồng, đầu rồng ở đằng Phú thượng, và đuôi rồng đằng đuôi cá
Đại để là thế các bác ạ, còn Cao Biền có yểm gì làm hại Thăng long không thì vẫn còn là một nghi án
Vầng , Kính Cụ một ly nước lọc ! Vì nhà cháu nghe cái giai thoại xây xong lại đổ nó giống với truyền thuyết : An Dương Vương xây thành ốc quá cơ !
Đại La lúc ý theo nhà cháu vẫn là ...Bạt ngàn lau lách ạ ! Vì truyền thuyết nó chỉ có một ít là sự thật mà một nửa sự thật chửa chắc đã là sự thật . Vì thế , từ xưa đã có câu này : Hòn đất mà biết nói năng , thì thầy phong thủy ( Tí quên Thầy địa lý ) Hàm răng chẳng còn !
 
Chỉnh sửa cuối:

lht306

Xe hơi
Biển số
OF-190946
Ngày cấp bằng
22/4/13
Số km
113
Động cơ
331,110 Mã lực
các báo đang nói ở VN chưa có 1 thầy phong thủy thực sự nào đâu.toàn thầy xem sách ní dựa



















































VỤ NÀY CHƯA NGHE, NHƯNG THẤY BẢO Ở VN CÓ ÔNG THẦY PHONG THỦY NÀO THỰC SỰ ĐÂU

+-
 

odaiba

Xe tăng
Biển số
OF-135029
Ngày cấp bằng
18/3/12
Số km
1,656
Động cơ
387,495 Mã lực
Nơi ở
Nippon

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,697
Động cơ
422,620 Mã lực
Đây là chương trình khuyến mại của mấy thằng ong ve ở UB Hà Nội dành cho mấy mụ vợ quan mới ở tỉnh về,xuất từ thời cô Pích phát tâm mê tín.Vậy thôi.Quan gì,bố thằng nào dám ra đấy cúng,ngày mai họp nó cho thăng ngay.Thánh cũng chả kíu được.
Em cũng ko rõ,hay để đêm hôm nào tối trời em bơi ra đấy xem có gì ko ạ.Chỉ sợ có cái bia đá đề "Đm thằng nào về nói với thằng nào!"
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
5,529
Động cơ
440,270 Mã lực
Em tạm tổng kết như thế này. :D:
1. Phàm các cụ càng bài tàu thì càng tinh thông văn hóa tàu, ưa dùng mưu tàu, thích đọc sách tàu.
2. Dù yêu, dù ghét thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận sự tồn tại của giá trị tàu trong văn hóa Việt sẽ còn lâu dài, khó có thể xóa bỏ.
3. Bản thân người Việt rất cầu thị trong việc tiếp thu kiến thức mặt khác cũng không thể phủ nhận sự hấp dẫn của văn hóa trung hoa đối với người Việt.

Tóm lại là Trung Hoa vẫn vĩ đại các cụ nhể.:))
 

Viethathanh

Xe buýt
Biển số
OF-180313
Ngày cấp bằng
10/2/13
Số km
817
Động cơ
344,700 Mã lực
Nơi ở
0 chín 0 tái 453345
Hôm nọ EVN tăng giá đã bị tướt chưa kịp khỏi. Nay lại đến trấn yểm, mụ mị. Té de kinh niên
 

Trần San

Xe máy
Biển số
OF-201702
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
79
Động cơ
322,790 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Biên hòa - đồng nai
Theo cháu VN mình tập chung các thầy phong thủy giỏi bí mật sang tàu yểm cjo chúng nó đừng bắt nạt ngư dân mình với trả lại HS cho mình.
Cháu cũng đã từng gặp một bác ở Phủ Lý bảo bác ấy thuộc biên chế của CP trông coi phần âm của mấy tỉnh. Đội của bác ấy có mấy chịc thầy. Lại còn đào tạo cả thế hệ kế tiếp nữa. Chém kinh quá.
ôi nghe mà khiếp vãi ra đấy cụ ^^
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top