Đã nói Cao Biền thì phải có Cao Biền.
Mấy người Mã Viện - Tô Định - Cao Biền - Sĩ Nhiếp được nhắc đến nhiều trong sử Tàu lẫn sử ta vì vai trò và công quả từng người,đáng để ý là ông họ Mã với vai trò bình định Giao Chỉ với câu chuyện cột đồng " Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" mà sứ thần Giang Văn Minh đáp lại bằng "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng".Tiếp là ngài Sĩ Nhiếp,được giới nho thần An Nam thờ như vị Tổ nghề Gõ đầu trẻ vì có công truyền bá chữ Hán và Nho học vào An Nam.So với hai vị trên,Cao Biền không có những vai trò đặc sắc thế,ông này thời kỳ được phong An Nam đô hộ thì đảm nhận việc kẻ vẽ địa đồ chí lục,quyển "Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự" chính là một dạng dữ liệu bá cáo về địa hình địa dạng gửi về nhà Đường để biên soạn phần ngoại vực của tổng soạn bản đồ Trung Hoa đế quốc.Tuy nhiên,có một tình tiết quan trọng là khi họ Cao nhậm lĩnh quyền đô hộ,phải giải quyết được vấn đề xung đột giữa tín ngưỡng bản địa Giao Chỉ vẫn còn đang ở thời kỳ thờ các nhiên thần với tín ngưỡng Tam Giáo từ Trung Hoa chính quốc đưa sang.Xin lưu ý là ngay tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu,các nhà truyền giáo Ấn Độ cũng phải đưa ra các giải pháp thỏa hiệp với tín ngưỡng nhiên thần bản địa thông qua câu chuyện về Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Điện.
Vai trò của họ Cao là cai trị và kiến thiết,tất phải quy hoạch xây dựng và giải phóng mặt bằng,đương nhiên phải xử lý được mâu thuẫn tín ngưỡng thì mới giành được những vị trí,địa điểm đẹp để mà cơi nới xây dựng,thế là phải nhòm ngó đến những nơi mà người Giao Chỉ đang có cơ sở thờ cúng.Nói như bây giờ gọi là tranh chấp đất đai.Họ Cao không làm theo lối định giá đền bù hay huy động quần chúng giải phóng mặt bằng.Ở vai trò của mình,họ Cao đã rất tài tình khi sử dụng chiêu bài tâm linh.Thoạt kỳ thủy là Nhân hóa dần dần các Nhiên thần bản địa,cách này vừa làm cho đại chúng thấy hài lòng vì đối tượng tín ngưỡng của họ nay đã được mang một dung mạo người-quyền năng uy thế tăng lên thêm mà vẫn không bị hay có vẻ bị hiểu là hàng Tàu nhập khẩu.Thế là ông Thần sông Tô Lịch ra đời,được phong làm Thành Hoàng của đất Thăng Long.Lưu ý khái niệm Thành Hoàng là một khái niệm Trung Quốc.Việc còn lại đơn giản hơn với họ Cao,đó là chỉ cần đạt được thỏa hiệp với ông Thành Hoàng thì đương nhiên có thể sử dụng hay tôn tạo hay làm dự án với những cơ sở thờ cúng trong hệ thống của ông ấy trên đất Đại La và xa hơn nữa.
Việc này họ Cao lảm giỏi đến nỗi,vài trăm năm sau vào đời nhà Lý,người ta còn cho ném hai vợ chồng xuống sông Tô Lịch hiến tế Thần đễ chữa bệnh về mắt cho nhà Vua,chứng tỏ là truyền tích thời họ Cao dựng lên đã ăn sâu bén rễ đến thế nào trong dân gian và cả trong tâm thức những người chủ về sau của đất Đại La.